Bám sát thực tiễn

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chính phủ xác định chủ đề là “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”.

Bám sát thực tiễn là vấn đề không mới. Các nhà lý luận kinh điển từ xưa đã đặt ra yêu cầu như vậy trong việc hoạch định chính sách. Cuộc sống luôn vận động, khó đoán định trước, do vậy bám sát thực tiễn luôn đặt ra, thậm chí rất mới. Đó cũng là một trong những yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.

Bằng mọi biện pháp giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, quyết liệt thúc đẩy phục hồi nhanh, phát triển bền vững, đây không chỉ là nhiệm vụ của tháng 4, mà cả năm 2022. Bởi năm 2022, Chính phủ xác định chủ đề là “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”.

Quý I/2022, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện “đa mục tiêu” gồm: kiểm soát dịch bệnh, rủi ro, giảm số ca chuyển nặng, tử vong, không để quá tải hệ thống y tế; thúc đẩy phục hồi kinh tế - xã hội, chăm lo an sinh xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trước các diễn biến phức tạp của tình hình thế giới… Để làm được điều này, lãnh đạo Chính phủ thường xuyên đi thực tế tại cơ sở, thăm, khảo sát, làm việc nhằm gỡ những nút thắt quan trọng, đưa ra các giải pháp mang tính đột phá. Nhờ đó, quý I khởi sắc trên tất cả lĩnh vực.

Tình hình dịch bệnh chưa cho phép chủ quan; giá vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trên thế giới, giá cước vận tải dự báo còn tăng cao; nhu cầu phục hồi và phát triển kinh tế đòi hỏi tăng sản lượng điện, trong khi đó những tác động bất lợi từ xung đột tại Ukraine... cho thấy phải có kịch bản linh hoạt.

Tình hình cho thấy, trong chỉ đạo, điều hành phải giữ vững đoàn kết, thống nhất, kỷ luật, kỷ cương hành chính, kiên định các vấn đề mang tính nguyên tắc nhưng linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, giải quyết các vấn đề cụ thể.

“Trên tinh thần tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, các luật, quy định phải tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, những vấn đề mới phát sinh nổi lên, những vấn đề chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng lạc hậu với tình hình”, đây là những vấn đề được Thủ tướng nhấn mạnh.

Cuộc sống đang đòi hỏi tiếp tục phải đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực thi và tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Những vụ việc thao túng thị trường chứng khoán đang được điều tra, những vụ án đang được xét xử ở Khánh Hòa, kết luận điều tra đã được công bố vụ việc ở Bình Dương cho thấy lơi lỏng kiểm tra giám sát là tiêu cực, tham nhũng.

Ngay cả việc xây dựng pháp luật cũng phải bám sát thực tiễn mới khả thi, mới bao quát được các đối tượng điều chỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Đọc thêm

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bán sang nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mua bán người hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi như lừa "việc nhẹ, lương cao" hoặc mai mối "lấy chồng ngoại quốc". Những hành vi lợi dụng lòng tin để lừa bán người ra nước ngoài sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với mức án có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.