Bài học quý từ 'cái tát' của con số

Thủ tướng trao Cờ thi đua của Chính phủ cho các đơn vị của ngành thống kê. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng trao Cờ thi đua của Chính phủ cho các đơn vị của ngành thống kê. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Khi quý I/2017 tăng trưởng chỉ đạt 5,15%, nhiều người có khuyến nghị Thủ tướng nên điều chỉnh chỉ tiêu để không mang tiếng là không hoàn thành kế hoạch. Cho rằng con số này như một “cái tát” đối với Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng đã yêu cầu Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cùng với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra các kịch bản tăng trưởng những quý tiếp theo...

Dự Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2018 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sáng nay, 22/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ rất quan tâm đến công tác thống kê, trân trọng sản phẩm mà ngành thống kê đã làm ra.

Ngành thống kê có vị trí quan trọng vì là nơi tập hợp kết quả đầu ra của cả nền kinh tế một cách khách quan, trung thực. Từ kết quả đầu ra về kinh tế - xã hội đất nước, đã giúp cho việc hoạch định về các chiến lược và công tác quy hoạch, kế hoạch của quốc gia, của ngành, địa phương. Từ đó, chúng ta hình thành nên những cơ chế, chính sách phát triển đất nước. Đặc biệt, qua số liệu, chúng ta có thể điều hành, chỉ đạo. Qua số liệu, để chỉ đạo những việc nổi cộm trong từng thời kỳ có cơ sở khoa học. Con số biết nói chính là chỗ đó, Thủ tướng nhìn nhận. “Anh không thể nói định tính được mà phải định lượng”.

“Năm 2017, nhiều lần Thủ tướng trực tiếp nghe Tổng cục Thống kê không chỉ dự hội nghị Chính phủ phát biểu ý kiến khách quan, độc lập mà làm việc trực tiếp với Tổng cục Thống kê để nghe tình hình đất nước qua số liệu các đồng chí thống kê” để từ đó Thủ tướng chỉ đạo, giao việc và làm rõ trách nhiệm cá nhân của các bộ trưởng, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, “vì sao anh không đạt kế hoạch, vì sao con số của anh có nhiều vấn đề bất cập như vậy”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng đánh giá cao kết quả thầm lặng, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống thống kê. Nhìn lại năm 2017, lần đầu tiên chúng ta có kịch bản tăng trưởng hàng quý. Kể về những thời điểm khó khăn trong năm qua, Thủ tướng cho biết, khi quý I/2017 tăng trưởng chỉ đạt thấp, 5,15%, nhiều người có khuyến nghị Thủ tướng nên điều chỉnh chỉ tiêu để không mang tiếng là không hoàn thành kế hoạch.

Khi đó, cho rằng con số này như một “cái tát” đối với Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng đã yêu cầu Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cùng với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra các kịch bản tăng trưởng của quý II, III và IV, làm rõ các sản phẩm chủ lực, các lĩnh vực cần tăng trưởng để chỉ đạo. Từ đó, quy trách nhiệm cá nhân của các bộ trưởng, trưởng các đơn vị, các địa phương về đóng góp cho tăng trưởng, bởi vì, mặc dù chúng ta không chạy theo số lượng, nhưng số lượng của tăng trưởng ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu chất lượng khác như việc làm, thu ngân sách, giải quyết vấn đề lao động cũng như nhiều vấn đề khác.

Thủ tướng cho rằng, đây là bài học kinh nghiệm quý của ngành thống kê. “Các đồng chí trực tiếp làm việc, đôn đốc, theo dõi các bộ, ngành, địa phương, nhất là các ngành sản xuất và kịp thời kiến nghị với Thủ tướng chỉ đạo cụ thể với từng ngành, từng sản phẩm để bảo đảm tăng trưởng”, Thủ tướng nêu rõ. Hằng tháng, Tổng cục Thống kê có báo cáo cụ thể số liệu, tình hình kinh tế xã hội chính xác từng lĩnh vực, sản phẩm chủ đạo, qua đó, giúp Thủ tướng đánh giá được thực chất hoạt động của từng ngành, có chỉ đạo cụ thể với từng bộ trưởng, trưởng ngành tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Với số liệu đầu vào như thế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo sát sao, chính xác đối với từng thành viên Chính phủ, chứ không phải nói chung chung.

Báo cáo do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm trình bày tại Hội nghị cho biết trong năm 2017, toàn ngành đã thực hiện 1 cuộc tổng điều tra và 28 cuộc điều tra thống kê lớn, quan trọng trong kế hoạch, trong đó có cuộc tổng điều tra kinh tế. Tổng điều tra kinh tế năm 2017 lần đầu tiên thu thập thông tin về hoạt động gia công hàng hóa cho nước ngoài của các doanh nghiệp, của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Tổng cục Thống kê đã xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế từng quý năm 2017 và đề xuất các giải pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ làm căn cứ để chỉ đạo, điều hành.

Các chương trình phần mềm tin học chuyên ngành về nhập tin, xử lý các cuộc điều tra được cập nhật thường xuyên và sử dụng tương đối hiệu quả. Năm 2017, Tổng cục Thống kê áp dụng công nghệ nhận dạng ký tự thông minh trong xử lý kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 nên đã hạn chế được sai sót do người nhập tin và rút ngắn thời gian xử lý so với cách nhập tin truyền thống.

Trong năm 2017, công tác phân tích và dự báo được quan tâm và đẩy mạnh, nhất là các phân tích chuyên sâu, chuyên đề.

Tổng cục Thống kê đã thành lập Tổ công tác thực hiện biên soạn GRDP; đã xây dựng, cài đặt và triển khai phần mềm biên soạn số liệu GDP toàn quốc và GRDP cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đúng kế hoạch.

Năm 2018, Tổng cục Thống kê sẽ tiếp tục nghiên cứu và cải tiến các phương án điều tra phù hợp với tình hình thực tế, tập trung vào nghiên cứu cải tiến phương án điều tra doanh nghiệp theo hướng tăng cường sử dụng dữ liệu thuế. Nghiên cứu phương pháp luận và chuẩn bị cho việc chuyển đổi năm gốc so sánh từ năm 2010 sang năm 2020.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...