Ăn nấm mọc từ xác nhộng ve sầu, 6 người nhập viện cấp cứu

Hình ảnh nấm mọc từ ấu trùng ve sầu được người dân làm tưởng là đông trùng hạ thảo nên đào và nấu ăn dẫn đến ngộ độc.
Hình ảnh nấm mọc từ ấu trùng ve sầu được người dân làm tưởng là đông trùng hạ thảo nên đào và nấu ăn dẫn đến ngộ độc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau khi ăn loại nấm màu đỏ mọc từ xác ấu trùng ve sầu, 8 người ở Đắk Lắk nhập viện trong tình trạng bủn rủn chân tay, nôn ói, đau bụng,...

Chiều 3/6, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận điều trị cho 6 bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì ngộ độc do ăn nấm mọc từ xác nhộng ve sầu.

Các bệnh nhân nhập viện thành 2 đợt, mỗi đợt gồm 3 bệnh nhân có các dấu hiệu ngộ độc sau khi ăn nấm màu đỏ mọc từ xác ấu trùng ve sầu. Trong đó 5 bệnh nhân lớn tuổi được cấp cứu, điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, còn 1 bệnh nhi đang được điều trị tại Khoa Hồi sức Cấp cứu Nhi và Nhi sơ sinh.

Khi nhập viện, có 3/5 bệnh nhân người lớn có tình trạng lơ mơ, không tỉnh táo, rung giật cơ, rung giật nhãn cầu, tay chân yếu không cử động được. Các bệnh nhân còn lại có các biểu hiện nhẹ hơn, tiếp xúc tỉnh, nói chuyện được nhưng yếu tay chân.

Bệnh nhân C.C.R kể lại, mấy ngày vừa qua, tại địa phương có nhiều người đua nhau đi đào nấm mọc từ xác nhộng ve sầu để bán với giá 70 nghìn/kg vì lầm tưởng là thức ăn bổ dưỡng đông trùng hạ thảo, nhiều người còn đăng bán trên cả mạng xã hội.

Thấy vậy, người thân trong gia đình anh cũng đi đào được hơn mười cây nấm màu đỏ mọc từ xác ấu trùng ve sầu quanh nhà và nấu cho mọi người ăn. Cả nhà anh có 5 người ăn, nhưng sau khi ăn chừng 2 tiếng thì anh cùng 2 người trong gia đình có biểu hiện bủn rủn chân tay, nôn ói, đau bụng, đi cầu lỏng nên được người nhà đưa đi cấp cứu tại TTYT huyện Ea Súp và được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Theo bác sĩ Nguyễn Thiên Phúc - Bác sĩ điều trị Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, năm 2022, bệnh viện cũng đã từng tiếp nhận một nhóm bệnh nhân bị ngộ độc vì ăn nấm mọc từ xác ấu trùng ve sầu nhưng do mua từ ngoài bắc vào. "Loại nấm này đang được rao bán như một loại đông trùng hạ thảo, đây là điều hết sức nguy hiểm bởi đây là loại nấm chưa được cơ quan chức năng công nhận về chất lượng cũng như tác dụng có lợi và gây ngộ độc cho nhiều người", bác sĩ Phúc nói.

Để phòng, chống ngộ độc từ nấm và đặc biệt là nấm mọc từ ấu trùng ve sầu, bác sĩ Phúc khuyến cáo người dân không nên tự ý ăn các loại nấm không rõ nguồn gốc, các loại nấm có màu sắc sặc sỡ, không nên nhầm lẫn nấm mọc từ ấu trùng ve sầu là thức ăn bổ dưỡng đông trùng hạ thảo...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bất ngờ hoại tử chân sau 20 năm bị rắn cắn

Bác sĩ thăm khám lại cho bệnh nhân,
(PLVN) - Bị rắn cắn cách đây 20 năm nhưng chủ quan không đến viện vì nghĩ không phải là rắn độc. Chỉ đến khi có triệu chứng nhiễm trùng nặng ở cổ bàn chân, người đàn ông mới vội vàng viện để điều trị.

Phát động chiến dịch '24 giờ bên con'

Ngày 28/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế đã phát động chiến dịch truyền thông “24 giờ bên con”. Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Ngày 28/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế đã phát động chiến dịch truyền thông “24 giờ bên con” với mong muốn truyền tải thông điệp đến các bậc cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ “hãy luôn sẵn sàng đồng hành cùng con trong hành trình lớn khôn”.

Lần đầu tiên ghép gan bất đồng nhóm máu cho trẻ nhỏ

Lần đầu tiên Bệnh viện TWQĐ 108 triển khai ca ghép gan bất đồng nhóm máu ABO. Ảnh: BVCC
(PLVN) -  Bệnh viện TWQĐ 108 mới tiến hành ghép gan không cùng nhóm máu giữa người cho và người nhận gan (bà nội hiến gan cho cháu gái). Đây là lần đầu tiên tại Bệnh viện TWQĐ 108 triển khai kỹ thuật này cho trẻ nhỏ (bệnh nhân 15 tuổi).

Liên tiếp nhiều ca bị rắn độc cắn, bác sĩ chỉ cách sơ cứu ban đầu

Hình ảnh con rắn hổ mang đã cắn bệnh nhân ở Phú Thọ.
(PLVN) - Thời gian vừa qua, các bệnh viện trên cả nước liêp tiếp ghi nhận nhiều trường hợp bị rắn độc cắn. Đáng chú ý, do sơ cứu không đúng cách, nhiều bệnh nhân bị hoại tử tay chân, nhiễm trùng máu... Vì vậy, nhận biết rắn độc cắn và sơ cứu ban đầu đúng cách là vô cùng cần thiết.

Những quan niệm sai lầm về thuốc lá mới

Ths.Nguyễn Hạnh Nguyên – Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam.
(PLVN) - Theo Ths.Nguyễn Hạnh Nguyên – Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam, quan niệm thuốc lá điện tử an toàn hơn thuốc lá điếu truyền thống, thuốc lá điện tử là giải pháp giúp cai nghiện thuốc lá truyền thống… là hoàn toàn sai lầm, không có căn cứ bằng chứng xác thực.