5 tháng đầu năm 22,2 ha rừng ở Quảng Sơn bị tàn phá

Rừng ở Quảng Sơn bị tàn phá
Rừng ở Quảng Sơn bị tàn phá
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thông tin này được Báo PLVN phản ánh về tình trạng phá rừng nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn xã Quảng Sơn, UBND huyện Đắk G’long (tỉnh Đắk Nông). Ngay sao đó, chính quyền địa phương đã đôn đốc các cơ quan chuyên môn vào cuộc kiểm tra, xác minh rõ.

Cụ thể, trước đó (ngày 7/6/2021) Báo PLVN có bài phản ánh “Đắk Nông chỉ đạo nóng 78 vụ phá rừng ở Quảng Sơn" với nội dung: Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2021, tại địa bàn xã Quảng Sơn đã xảy ra 78 vụ "Vi phạm về lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng", gây thiệt hại 22,2 ha rừng.

Trong đó, các tháng 1, 2 và 4, có số vụ vi phạm lâm luật nhiều nhất, với 52 vụ, gây thiệt hại gần 13ha rừng. Chỉ riêng tháng 5, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 8 vụ phá rừng tại lâm phần của Hợp tác xã Thương mại dịch vụ Hợp Tiến (HTX Hợp Tiến).

Qua kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên đánh giá: “Đây là sự việc nghiêm trọng, UBND tỉnh sẽ làm việc với UBND huyện Đắk G’long để xử lý tình trạng phá rừng tại HTX Hợp Tiến cũng như trên địa bàn xã Quảng Sơn”.

Nguyên nhân là các đối tượng phá rừng rất táo bạo, chúng lợi dụng thời điểm không có người trông coi để phá rừng, thậm chí sẵn sàng chống trả khi bị phát hiện.

Ngoài ra, lực lượng bảo vệ rừng rất mỏng, nên không thể kiểm soát một địa bàn rộng lớn. Trong khi đó, chủ rừng lại phát hiện muộn và không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh về tình trạng phá rừng tại lâm phần do HTX NN-DV-TM Hợp Tiến (HTX Hợp Tiến –PV) quản lý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên đã chỉ đạo các lực lượng chức năng cùng xuống hiện trường kiểm tra, làm rõ.

Tại thời điểm kiểm tra thực tế tại các tiểu khu 1644 và 1645 thuộc lâm phần của HTX Hợp Tiến, lực lượng chức năng ghi nhận nhiều cây rừng bị chặt hạ, nằm dọc hai bên đường, các thân gỗ lớn bị cắt thành khúc dài khoảng 2m.

UBND tỉnh Đắk Nông cũng đã chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền, kiểm tra, đánh giá hiện trạng rừng còn lại của HTX Hợp Tiến để thực hiện việc thu hồi dự án theo đúng quy định của pháp luật. Trước mắt, UBND tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh, chính quyền địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các trường hợp vi phạm lâm luật”.

Số liệu Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Glong tổng hợp 5 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn xã Quảng Sơn xảy ra tổng cộng 99 vụ vi phạm (trong đó: Phá rừng trái pháp luật 83 vụ/22,964 ha; Khai thác rừng trái pháp luật 07 vụ/15,917m3; Vận chuyển lâm sản trái pháp luật 06 vụ/4,144m3; Tàng trữ lâm sản trái pháp luật 02 vụ/1,353m3; Chế biến lâm sản trái pháp luật 01 vụ/1,352m3).

Để làm rõ nội dung phản ánh của Báo PLVN, UBND huyện Đắk G’long đã giao hạt Kiểm lâm huyện chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan kiểm tra, xác minh rõ nội dung trên.

Tại công văn 1679/UBND-KT phản hồi thông tin báo chí của UBND huyện Đắk G’long gửi Báo PLVN nêu rõ: “Theo báo cáo của UBND xã Quảng Sơn (Đắk Glong), trong 5 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn xã đã xảy ra 78 vụ “Vi phạm về lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, gây thiệt hại 22,2 ha rừng”.

Toàn bộ các vụ vi phạm trên đã được Hạt Kiểm lâm phối hợp chính quyền địa phương và chủ rừng phát hiện, lập hồ sơ và báo cáo cấp trên theo quy định.

Kết quả kiểm tra khẳng định: Thực tế tình trạng phá rừng trái pháp luật trên địa bàn xã Quảng Sơn vẫn đang diễn biến phức tạp. Hiện nay, HTX Hợp Tiến không tổ chức lực lượng quản lý bảo vệ rừng rừng chuyên trách, không có chuyên môn về Lâm nghiệp, không cắt cử lực lượng phối hợp cùng các cơ quan chức năng trong việc quản lý bảo vệ rừng, buông lỏng quản lý. Nội bộ mâu thuẫn, tranh chấp khiếu kiện, có sự bao che, tiếp tay. Tình trạng trên gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng.

Như vậy, việc Báo PLVN phản ánh nội dung nêu trên là đúng với thực tế đã và đang diễn ra trên địa bàn xã Quảng Sơn (huyện Đắk G’long)./.

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.