Yếu tố quyết định sự thành công của 2 ca can thiệp bào thai đầu tiên tại Việt Nam

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế cùng lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nhi đồng 1 và ê-kíp thông tim can thiệp bào thai hội ý trước can thiệp cho thai phụ và bào thai ngày 12/1/2024.
PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế cùng lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nhi đồng 1 và ê-kíp thông tim can thiệp bào thai hội ý trước can thiệp cho thai phụ và bào thai ngày 12/1/2024.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Sở Y tế TP HCM, sự kết hợp của ít nhất 4 yếu tố đã quyết định thành công của 2 trường hợp thông tim can thiệp bào thai đầu tiên tại Việt Nam.

4 yếu tố quyết định sự thành công

Chỉ cách nhau 7 ngày, 2 bệnh viện tại TP HCM đã thực hiện thành công 2 ca thông tim can thiệp bào thai đầu tiên tại Việt Nam.

Sở Y tế TP HCM nhận định: "Việc thông tim can thiệp cho trẻ nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh vốn rất khó, khó hơn khi 2 trường hợp nêu trên lại là thông tim can thiệp cho bào thai đang mắc bệnh tim bẩm sinh nằm trong bụng mẹ ở độ tuổi 29 - 32 tuần. Tuy nhiên, 2 ca can thiệp này lại thành công ngoạn mục. Chính kỹ thuật chuyên sâu này đã ngăn chặn được diễn tiến xấu và nguy cơ gây tử vong khó tránh khỏi trong bụng mẹ hoặc ngay sau khi sinh ra do cả hai đều mắc phải 2 loại dị tật tim bẩm sinh rất nặng là hẹp van động mạch phổi - thiểu sản thất phải và hẹp van động mạch chủ - thiểu sản thất trái."

Đơn vị cho rằng, có 4 yếu tố quyết định sự thành công của 2 trường hợp thông tim can thiệp bào thai đầu tiên này là:

Thứ nhất là sự chính xác trong kỹ thuật siêu âm chẩn đoán tim bẩm sinh bào thai của các bác sĩ chuyên ngành Tim mạch Nhi của Bệnh viện Nhi đồng 1. Các bác sĩ đã chẩn đoán chính xác các tổn thương của tim bào thai, từ đó mới hướng dẫn cho can thiệp thông tim bào thai chính xác.

Thứ hai là trải nghiệm tay nghề ở mức chính xác tuyệt đối trong lĩnh vực can thiệp bào thai của các bác sĩ chuyên ngành can thiệp bào thai của các bác sĩ Sản khoa của Bệnh viện Từ Dũ.

Thứ ba là trải nghiệm tay nghề ở mức chính xác tuyệt đối trong lĩnh vực thông tim can thiệp của các bác sĩ chuyên ngành thông tim can thiệp trẻ em của Bệnh viện Nhi đồng 1.

Thứ tư là sự chủ động phối hợp, hợp tác tất cả vì người bệnh của các bệnh viện trên địa bàn TP HCM, cụ thể là phối hợp Sản – Nhi của Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1.

2 ca thông tim bào thai đầu tiên tại Việt Nam

Như Báo Pháp luật Việt Nam đã thông tin, sản phụ L (sinh năm 1996) lần đầu mang thai và được theo dõi thai kỳ tại Đà Nẵng được chuyển đến Bệnh viện Từ Dũ vì phát hiện thai có bất thường nặng về tim, một dị tật bẩm sinh không có lỗ van động mạch phổi, thiểu sản thất phải. Trong quá trình theo dõi tại Bệnh viện Từ Dũ, bất thường tim thai bắt đầu có dấu hiệu trở nặng, nguy cơ tử vong trong bụng mẹ hoặc ngay sau khi được sinh ra.

Bệnh viện Từ Dũ đã hội chẩn liên viện khẩn cấp với Bệnh viện Nhi Đồng và quyết định can thiệp bào thai bán khẩn nhằm cứu sống thai nhi còn trong bụng mẹ.

9h sáng 4/1, ê-kíp can thiệp của 2 bệnh viện bắt đầu tiến hành can thiệp tim thai trong bào thai. Sau can thiệp thông van tim cho bào thai, siêu âm kiểm tra thấy dòng chảy qua van động mạch phổi của thai nhi tốt, không tràn dịch màng ngoài tim.

Với sự thành công của ca can thiệp, Sở Y tế TP HCM nhận định, đây thực sự là một bước tiến mới về kỹ thuật chuyên sâu ngang tầm các nước phát triển trong khu vực.

7 ngày sau đó, Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 lại tiếp tục can thiệp thành công trường hợp bào thai mắc tim bẩm sinh rất nặng thứ hai, bào thai bị hẹp van động mạch chủ, thiểu sản thất trái với nguy cơ tử vong rất cao ngay khi thai nhi được sinh ra.

Trong quá trình khám thai, thai phụ N.P.P.A (27 tuổi) được phát hiện bào thai có bất thường về tim lúc thai 21 tuần với chẩn đoán là hẹp van động mạch chủ tiến triển, thai phụ đã được tiến hành chọc ối xét nghiệm di truyền Array...

Hội chẩn các chuyên gia bào thai và tim mạch trẻ em đều nhận định trường hợp này nếu không can thiệp bào thai khẩn hoặc can thiệp trễ sau 30 tuần tuổi thì khả năng thai sẽ mất trong bụng mẹ rất cao (tỉ lệ thai lưu > 50%) hoặc để lại di chứng.

9h15 ngày 12/1 ê-kíp chuyên khoa can thiệp bào thai và thông tim can thiệp trẻ em của Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi Đồng 1 bắt đầu thực hiện thông tim can thiệp xuyên tử cung cho thai phụ.

Cuộc phẫu thuật kết thúc lúc 11h và thành công tốt đẹp. Lãnh đạo Sở Y tế TP HCM đã trực tiếp đến chúc mừng ê-kíp can thiệp trường hợp đặc biệt này của 2 bệnh viện.

Bệnh tim bẩm sinh là một trong những loại dị tật bẩm sinh phổ biến nhất, xảy ra ở khoảng 6 trên 1000 trẻ sơ sinh còn sống. Đây là nguyên nhân số 1 gây tử vong ở trẻ sơ sinh do dị tật bẩm sinh ở hầu hết các nước phương Tây. Ngoài gánh nặng cho đứa trẻ và gia đình, gánh nặng tài chính cho y tế và xã hội còn rất cao. Tại Mỹ, chi phí liên quan đến bệnh tim bẩm sinh ước tính hơn 1,4 tỷ USD mỗi năm.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.