Yêu cầu thu hồi nộp ngân sách hơn 6,5 tỉ đồng từ sai phạm trong quản lý rừng ở Kiên Giang

Một số cán bộ của Sở NN&PTNT Kiên Giang có liên quan sai phạm tại BQL rừng Kiên Giang.
Một số cán bộ của Sở NN&PTNT Kiên Giang có liên quan sai phạm tại BQL rừng Kiên Giang.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thanh tra tỉnh Kiên Giang vừa chỉ ra hàng loạt sai phạm của Ban Quản lý rừng địa phương này trong quản lý, sử dụng tài chính ngân sách và quản lý, bảo vệ rừng, đất rừng trên địa bàn.

Ban quản lý (BQL) rừng Kiên Giang là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, được tổ chức lại trên cơ sở sáp nhập BQL rừng Hòn Đất - Kiên Hà và BQL rừng An Biên - An Minh vào năm 2019.

Kiểm tra việc quản lý tài chính ngân sách và các nguồn thu khác giai đoạn 2015 - 2020 của BQL rừng Kiên Giang, Thanh tra tỉnh Kiên Giang đã chỉ ra nhiều khuyết điểm, sai phạm. Cụ thể, Tại BQL rừng An Biên - An Minh đã xảy ra việc chi sai chế độ tiền cước phí điện thoại số tiền 8,8 triệu đồng. Thanh toán trùng số tiền hơn 13 triệu đồng. Chưa hạch toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời khoán thu, chi; không tổ chức bán đấu giá; không phối hợp công ty tổ chức đấu giá ban hành quyết định hủy kết quả trúng thầu…

Ngoài ra, đơn vị này đã không nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN) số tiền khai thác rừng tràm từ các tổ chức, doanh nghiệp nhận khoán bảo vệ rừng từ năm 2015 - 2019 số tiền hơn 2,7 tỷ đồng...

Trong khi đó, tại BQL rừng Hòn Đất - Kiên Hà đã chi không đúng mục đích nguồn kinh phí phòng cháy, chữa cháy số tiền hơn 186 triệu đồng. Chi thanh toán thừa khối lượng so với dự toán được duyệt gói thầu sử dụng kỹ thuật GIS để xây dựng bản đồ và trích lục hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng số tiền 125 triệu đồng.

Đáng chú ý, đơn vị này đã không nộp vào NSNN số tiền bỏ cọc của đơn vị trúng đấu giá khai thác gỗ số tiền hơn 136 triệu đồng và tiền nhận bồi thường hoa màu, vật kiến trúc số tiền hơn 665 triệu đồng; chi thanh toán thừa khối lượng khảo sát địa hình của 3 công trình đào kênh số tiền hơn 60 triệu đồng. Chi sai mục đích nguồn kinh phí quản lý bảo vệ rừng số tiền hơn 30 triệu đồng. Chưa thực hiện hạch toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời khoản thu, chi khai thác rừng tràm vào báo cáo của đơn vị…; thực hiện trình tự thủ tục cho giao khoán bảo vệ rừng chưa đúng quy định pháp luật đối với 6 UBND xã.

Tại BQL rừng Kiên Giang đã chi sai mục đích nguồn kinh phí phòng cháy, chữa cháy và quản lý bảo vệ rừng số tiền hơn 44 triệu đồng. Nghiêm trọng hơn, BQL rừng Kiên Giang đã lập dự toán, thẩm định, phê duyệt chi phí... làm tăng giá trị dự toán và giá của ba gói thầu hơn 2,5 tỉ đồng, khai tăng khối lượng để thanh toán hai dự án số tiền hơn 254 triệu đồng.

Ngoài ra, đối với Dự án khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2015 - 2020, việc lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế, lập dự toán không đủ năng lực thiết kế, dự toán các công trình lâm sinh…

Về quản lý, bảo vệ rừng, đất rừng, Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường - TN&MT) đã tham mưu cho UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) số K475718 không chính xác, là chưa thực hiện đúng theo quy định tại Điều 8, khoản 5 Điều 13 Luật Đất đai năm 1993.

Cũng theo cơ quan thanh tra, UBND huyện Kiên Hải ký Tờ trình số 24/TTr-UBND ngày 18/4/2011 chỉ nêu chung chung xin đưa ra 20 vị trí theo tọa độ cột mốc rừng là chưa có cơ sở xem xét, chưa đúng với quy định pháp luật về đất đai. BQL rừng Kiên Giang đã không lập thủ tục đề nghị cấp đổi hoặc điều chỉnh GCN đất rừng; bàn giao diện tích 324,05ha trong diện tích 396,82ha cho địa phương quản lý khi chưa có quyết định của UBND tỉnh là chưa đúng quy định pháp luật đất đai.

BQL rừng Kiên Giang cũng bị cáo buộc đã không ký lại hợp đồng giao khoán rừng đối với 92 hộ, là vi phạm Nghị định số 168/2016 của Chính phủ… Ngoài ra, UBND huyện Kiên Hải và UBND xã An Sơn, xã Lại Sơn quản lý đất rừng chưa chặt chẽ, xử lý chưa dứt điểm một số trường hợp vi phạm, là vi phạm Luật Đất đai.

Thanh tra tỉnh Kiên Giang xác định lãnh đạo BQL rừng Kiên Giang, BQL rừng An Biên - An Minh và BQL Hòn Đất - Kiên Hà (giai đoạn 2015-2019) chịu trách nhiệm về những sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng tài chính; quản lý dự án đầu tư xây dựng, đất đai.

Sở TN&MT tỉnh Kiên Giang chịu trách nhiệm trong việc tham mưu UBND tỉnh cấp GCN cho BQL rừng Kiên Giang không chính xác. UBND huyện Kiên Hải và UBND các xã An Sơn, Lại Sơn, Nam Du chịu trách nhiệm về những sai sót trong việc quản lý rừng, xử lý các hộ vi phạm, cấp GCN cho người dân trùng lắp lên diện tích đất rừng đã được UBND giao.

Về trách nhiệm cá nhân, Thanh tra tỉnh Kiên Giang đã kiến nghị xử lý kỷ luật từ rút kinh nghiệm tới cảnh cáo đối với nhiều cán bộ, trong đó có Giám đốc và hai Phó Giám đốc BQL rừng Kiên Giang; nguyên Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang (nay là Phó Bí thư Huyện ủy Tân Hiệp)... Thanh tra tỉnh Kiên Giang yêu cầu thu hồi nộp ngân sách hơn 6,5 tỉ đồng sai phạm. Hiện các đơn vị, cá nhân đã nộp khắc phục gần 5 tỉ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa: Ngọc Nga

Nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm cả nước

(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30/4, từ ngày 1-2/5 nắng nóng trên cả nước có khả năng giảm dần. Ngày mai (27/4) nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm các khu vực trên cả nước.

Đọc thêm

Đề phòng mưa dông khu vực Bắc Bộ

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo dự báo của Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, chiều tối và đêm nay (24/4) mưa rào và dông rải rác vẫn xuất hiện ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An...

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 23 và ngày 24/4, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm (mưa tập trung vào thời gian chiều tối và đêm).

Miền Trung chủ động ứng phó hạn nặng

Độ mặn nước sông tại cửa thu nước thô vào các Nhà máy nước ở Đà Nẵng đang vượt ngưỡng
(PLVN) - Các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 tại miền Trung dẫn đến nguy cơ thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất vụ Đông Xuân và Hè thu tới. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tích cực chủ động ứng phó…

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.