Yêu cầu theo dõi kỹ bò sữa được tiêm vaccine viêm da nổi cục tại Lâm Đồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các lực lượng bám sát địa bàn, theo dõi nắm chắc tình hình, diễn biến bò phát sinh bệnh tiêu chảy trên địa bàn các huyện, thành phố trọng điểm chăn nuôi bò sữa, đặc biệt là những nơi đã sử dụng vaccine tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục.
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu bám sát, theo dõi chặt chẽ sức khoẻ đàn bò sữa, nhất là bò được tiêm vaccine viêm da nổi cục.

UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu bám sát, theo dõi chặt chẽ sức khoẻ đàn bò sữa, nhất là bò được tiêm vaccine viêm da nổi cục.

Theo báo cáo mới nhất UBND tỉnh Lâm Đồng gửi Bộ NN&PTNT về tình hình bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa, trong ngày 14/8 phát sinh thêm 86 con bò nhiễm bệnh, địa bàn phát sinh mới là các xã Hiệp An (huyện Đức Trọng), Lạc Xuân (huyện Đơn Dương), Đinh Lạc (huyện Di Linh).

Số bò phát sinh bệnh trong ngày 14/8 giảm 128 con so với ngày 13/8, thêm 22 con bị chết. Trong ngày, số bò đã hồi phục sau điều trị là 51 con, số lượng bò có dấu hiệu hồi phục cơ bản được tăng tại các địa phương. Luỹ kế đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 5.650 con bò bị bệnh, 280 con bị chết, 556 con bò hồi phục, không còn các triệu chứng của bệnh.

Diễn biến bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa đến 16h ngày 14/8/2024.

Diễn biến bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa đến 16h ngày 14/8/2024.

Cũng theo UBND tỉnh Lâm Đồng, hiện nay, lượng vật tư, thuốc cơ bản đáp ứng nhu cầu điều trị bò bị bệnh hằng ngày. Riêng ngày 13/8, tỉnh đã tiếp nhận, cấp phát để hỗ trợ điều trị bò bị bệnh thêm được 11.600 lọ dịch truyền các loại, 2.600 kim truyền; 4.390 chai vitamin C và Bcomplex; 20 lọ thuốc kháng sinh do Công ty Navetco và Công ty cổ phần sữa Đà Lạt hỗ trợ.

Các doanh nghiệp hỗ trợ vật tư, thuốc men cho tỉnh Lâm Đồng điều trị bò sữa bị tiêu chảy.

Các doanh nghiệp hỗ trợ vật tư, thuốc men cho tỉnh Lâm Đồng điều trị bò sữa bị tiêu chảy.

Thời gian tới, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục chỉ đạo các lực lượng bám sát địa bàn, theo dõi nắm chắc tình hình, diễn biến bò phát sinh bệnh trên địa bàn các huyện, thành phố trọng điểm chăn nuôi bò sữa; đặc biệt là các huyện, thành phố đã sử dụng vắc xin tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục. Đồng thời tỉnh Lâm Đồng triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh, huy động tập trung nguồn nhân lực, vật lực, thuốc thú y để kịp thời điều trị bò bị bệnh theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Thú y, Bộ NN&PTNT.

Cán bộ thú y chích thuốc cứu chữa bò bị bệnh.

Cán bộ thú y chích thuốc cứu chữa bò bị bệnh.

Như Báo Pháp luật Việt Nam đã có các bài phản ánh, hơn 2 tuần qua, nhiều khu vực nuôi bò sữa thuộc 2 huyện Đức Trọng và Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) xuất hiện tình trạng bò sữa sau khi tiêm vắc xin viêm da nổi cục đã bỏ ăn, bị tiêu chảy rồi chết. Hiện tượng bò bị bệnh sau khi tiêm vaccine sau đó xuất hiện tại các huyện Di Linh, TP Bảo Lộc.

Vấn đề được người dân quan tâm hiện nay là kết quả kiểm nghiệm vật phẩm để xác định nguyên nhân khiến đàn bò sữa bị tiêu chảy dẫn đến chết để có phương án đền bù, hỗ trợ phù hợp.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến sau khi kiểm tra thực tế ở Lâm Đồng nói rằng việc tiêm vaccine viêm da nổi cục có ảnh hưởng tới sức khoẻ của bò sữa. Ngày 13/8, người đứng đầu Sở NN&PTNT Lâm Đồng là ông Hoàng Sỹ Bích khẳng định toàn bộ bò bị bệnh, bò chết đều nằm trong số được tiêm vaccine viêm da nổi cục: “Dự kiến trong tuần này sẽ có kết quả chính thức về nguyên nhân khiến bò sữa bị tiêu chảy dẫn tới chết… Nếu nguyên nhân do vaccine thì chúng tôi sẽ có văn bản đề nghị đơn vị cung cấp vaccine bồi thường cho người dân”, ông Bích nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.