Yêu cầu Thanh tra Chính phủ xử lý nghiêm minh các vụ việc tham nhũng

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu tại hội nghị
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu tại hội nghị
(PLO) -Sáng 16/1, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác thanh tra năm 2018. Dự và chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Thanh tra Chính phủ tập trung phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng với tinh thần nghiêm minh, không khoan nhượng.

Tại Hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết ngành Thanh tra đã thực hiện cơ bản tốt các nhiệm vụ. Trong đó, đã tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng. Đồng thời, công khai, minh bạch ngày càng cụ thể, được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. “Số người nộp lại qùa tặng cho đơn vị là 29 người, với giá trị qùa tặng là 528 triệu đồng. Đã xử lý kỷ luật cán bộ cấp cao thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp” - Tổng Thanh tra nói.

Cũng trong năm 2017 đã phát hiện và xử lý 5 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập; xử lý 20 người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng, trong đó 2 người đã bị xử lý hình sự. 14 người bị xử lý kỷ luật hành chính bằng các hình thức như cảnh cáo, khiển trách, các trường hợp còn lại đang trong quá trình xử lý…

Thanh tra Chính phủ đánh giá, tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, tinh vi, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản và đầu tư công. Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hình thức, hiệu quả thấp…

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình ghi nhận những kết quả đạt được trong năm 2017 của ngành Thanh tra. Qua thanh tra, ngành đã phát hiện xử lý vi phạm gần 70 nghìn tỷ đồng, trên 17 nghìn ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính trên 2 nghìn tập thể, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 114 vụ việc… Bên cạnh đó, ngành tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là kê khai tài sản, thu nhập; đã phát hiện được 72 vụ việc có dấu hiệu tham nhũng qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo...

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, ngành Thanh tra vẫn còn có những tồn tại, yếu kém như ban hành chậm một số kết luận thanh tra; xử lý vi phạm chưa kịp thời, nghiêm minh, nhất là xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức vi phạm. Số vụ việc chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự còn ít. Kết quả phát hiện tham nhũng qua công tác thanh tra, kết quả xử lý sau thanh tra, thu hồi tiền và tài sản về cho Nhà nước còn hạn chế. “Trong một số trường hợp cụ thể còn có biểu hiện thiếu bản lĩnh, không dám đương đầu đấu tranh chống tham nhũng, chưa có giải pháp triệt để thu hồi tài sản tham nhũng về cho Nhà nước” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Ông nhận định việc phát hiện và xử lý tham nhũng ở các tỉnh có dự án đầu tư công lớn chưa có sự chuyển biến lớn. Các vụ tham nhũng lớn chủ yếu do đoàn của Thanh tra Chính phủ phát hiện. “Các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng xảy ra nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng lớn nhưng thanh tra ở địa phương hoạt động chưa hiệu quả” - ông nói.

Phó Thủ tướng cũng nhắc nhở, bộ máy ngành Thanh tra còn bất cập, chưa phát huy được chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Đặc biệt, có biểu hiện mâu thuẫn, thiếu thống nhất trong nội bộ; xuất hiện nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo trong nội bộ, nhưng việc giải quyết còn chậm, chưa dứt điểm, gây dư luận không tốt, ảnh hưởng tới uy tín của Thanh tra Chính phủ. “Đây là vấn đề cần nghiêm túc xem xét, giải quyết dứt điểm, xử lý nghiêm minh, không để tái diễn trong thời gian tới” - Phó Thủ tướng lưu ý.

Nhắc lại phương châm hành động của Chính phủ năm 2018 là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” với trọng tâm là phòng chống tham nhũng, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu ngành Thanh tra thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, gắn với thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm… Đồng thời, phải tập trung phát hiện và xử lý kịp thời, đúng pháp luật các vụ việc tham nhũng, với tinh thần xử lý nghiêm minh, không thể khoan nhượng, nhất là các vụ việc tham nhũng nghiêm trọng để thực hiện mục tiêu đẩy lùi tham nhũng.

Ông còn khẳng định, việc xây dựng lực lượng thanh tra cần phải lưu ý, đặc biệt là công tác cán bộ vì công tác cán bộ là cái gốc của mọi vấn đề. Theo đó, phải thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn, rèn luyện đạo đức, tác phong làm việc, ứng xử văn hóa; tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, xử lý nghiêm công chức có vi phạm, thực hiện nghiêm công tác phòng, chống tham nhũng trong chính ngành Thanh tra.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.