Yêu cầu dừng hoạt động các trạm cân thu mua nông sản không phép tại Kon Tum

Một trạm cân không phép nằm trên trục đường lộ 675 thuộc xã Sa Bình, huyện Sa Thầy.
Một trạm cân không phép nằm trên trục đường lộ 675 thuộc xã Sa Bình, huyện Sa Thầy.
(PLVN) - UBND tỉnh Kon Tum có nhiều văn bản chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tạm dừng hoạt động đối với tất cả các trạm cân thu mua nông sản của tổ chức, hộ gia đình cá nhân khi chưa đủ các điều kiện hoạt động theo quy định.

Trong những năm gần đây, việc xây dựng các trạm cân nông sản tại tỉnh Kon Tum tăng đáng kể, tuy nhiên nhiều trạm cân được xây dựng không tuân thủ thực hiện theo quy định, chính quyền địa phương khó xử lý.

Huyện Sa Thầy đã kiểm tra, ghi nhận có 16 trạm cân thu mua nông sản trên địa bàn. Trong đó có 4 trạm cân có phép, được xây dựng đúng quy định trên đất đã chuyển đổi qua đất thương mại - dịch vụ. 12 trạm cân nông sản xây dựng trái phép, chưa chuyển đổi đất theo quy định. Nhiều trạm cân còn bất chấp xây dựng trên đất nông nghiệp và hoạt động khi chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý trong một thời gian dài.

Đoàn kiểm tra huyện Sa Thầy phát hiện nhiều trạm cân thu mua nông sản xây dựng không phép.

Đoàn kiểm tra huyện Sa Thầy phát hiện nhiều trạm cân thu mua nông sản xây dựng không phép.

Theo lãnh đạo UBND xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, trên địa bàn có 2 trạm cân thu mua nông sản, trong đó, 1 trạm cân đầy đủ giấy phép hoạt động đúng quy định, còn 1 trạm cân khác chỉ có 1 giấy phép được miễn xây dựng do Sở Xây dựng cấp, và đang đặt trạm cân trên đất ở nông thôn.

Tương tự, ở xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, có 4 trạm cân nông sản nhưng chỉ có 1 trạm cân có phép. Thời gian qua, xã đã vận động 1 trạm cân xây trái phép tháo dỡ; 1 trạm cân dừng hoạt động và trạm cân còn lại đang xin tạm dừng để tháo dỡ theo quy định.

Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Văn Hào, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Sa Thầy cho biết, có 2 trạm cân nông sản xây dựng trái phép được người dân tự nguyện tháo dỡ, còn các trạm cân chưa đủ thủ tục theo quy định, đoàn đã lập biên bản và yêu cầu tạm dừng. Các trạm cân này đã cam kết thực hiện bổ sung thủ tục pháp lý trong vòng 60 ngày. Nếu không tuân thủ, sẽ bị buộc cưỡng chế và phải tháo dỡ trả lại hiện trạng ban đầu theo quy định.

Các trạm cân nông sản xây dựng trái phép dễ phát sinh những vấn đề đáng lo ngại đối với hạ tầng giao thông và cuộc sống hàng ngày của người dân khu vực huyện Sa Thầy. Không ít tuyến đường liên xã và tỉnh lộ ở nhiều khu vực đã bị hỏng và tắc nghẽn giao thông do hàng chục chuyến xe chở nông sản qua lại hàng ngày. Bên cạnh đó là việc cạnh tranh bất bình đẳng, tranh mua tranh bán, các trạm cân không phép liên kết để ép giá người dân, cũng như khó khăn trong kiểm soát các hành vi gian lận thương mại gây thiệt hại cho người nông dân...

Trạm cân tại xã Mô Rai xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tồn tại nhiều năm.

Trạm cân tại xã Mô Rai xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tồn tại nhiều năm.

Toàn tỉnh Kon Tum có 140 trạm cân thu mua nông sản. Trong đó 30 trạm cân của tổ chức, doanh nghiệp và 110 trạm cân của hộ gia đình, cá nhân. Các trạm cân phần lớn ở vị trí không phù hợp quy hoạch xây dựng hoặc ở nơi chưa có quy hoạch xây dựng được phê duyệt; không phù hợp quy hoạch, kế hoạch, mục đích sử dụng đất; không phù hợp với quy hoạch đấu nối giao thông.

Có 83/140 trạm không phù hợp quy hoạch, 43 trạm/140 trạm xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch xây dựng. Có 104/140 trạm không phù hợp mục đích sử dụng đất và 71/140 trạm không phù hợp quy hoạch đấu nối giao thông.

Trước tình trạng trên, UBND tỉnh Kon Tum ngày 11/9/2023 có văn bản yêu cầu tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động các trạm cân thu mua nông sản trên địa bàn. UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố rà soát, kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đồng thời, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu tư, xây dựng các trạm cân thu mua nông sản trên địa bàn quản lý. Không được đùn đẩy, né tránh trách nhiệm cho cấp trên và các cơ quan khác. Địa phương nào để xảy ra tình trạng vi phạm mới, không xử lý dứt điểm vi phạm cũ phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.