Yêu cầu chấm dứt khai thác cá trái phép

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu trong 6 tháng tới trước khi Đoàn thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) tiếp tục sang Việt Nam kiểm tra, các bộ, ban, ngành liên quan và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển phải tiếp tục quán triệt, tập trung nguồn lực triển khai thực hiện các giải pháp toàn diện để chấm dứt vi phạm của tàu cá Việt Nam tại các vùng biển quốc tế.

Đoàn thanh tra EC ghi nhận nỗ lực của Việt Nam

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về chấm dứt tình trạng khai thác trái phép, không khai báo, không theo quy định (IUU) và tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 67 vừa diễn ra, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, Đoàn thanh tra EC vừa qua đã đánh giá cao và ghi nhận cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam trong việc chống khai thác IUU, khắc phục các khuyến nghị của EC, khẳng định Việt Nam đã có nhiều tiến bộ so với đợt kiểm tra vào tháng 5/2018 và đang đi đúng hướng.

Bên cạnh đó, Đoàn thanh tra EC chỉ ra những tồn tại, hạn chế mà Việt Nam cần tập trung khắc phục. Trong đó, quan trọng nhất là tình trạng vi phạm khai thác cá tại các vùng biển quốc tế, việc không lắp đặt hoặc không sử dụng các thiết bị giám sát hành trình, hạn chế trong kiểm soát tàu và thuỷ sản khai thác tại các tàu cá… còn diễn ra.

Đáng chú ý, Đoàn công tác EC cho rằng nhận thức của ngư dân, một số bộ phận của tổ chức, cá nhân đảm nhận nhiệm vụ chống khai thác IUU vẫn chưa có sự chuyển biến đáng kể.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, việc gỡ thẻ vàng của EC không chỉ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản, phát triển kinh tế đất nước mà đây còn là cơ hội để tái cấu trúc lĩnh vực thuỷ sản theo hướng bền vững, hiện đại; đồng thời giữ hình ảnh và uy tín của quốc gia trên trường quốc tế trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Toàn cảnh cuộc họp
 Toàn cảnh cuộc họp

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Phó Thủ tướng yêu cầu trong 6 tháng tới phải tiếp tục quán triệt, tập trung nguồn lực triển khai thực hiện các giải pháp toàn diện để chấm dứt vi phạm của tàu cá Việt Nam tại các vùng biển quốc tế.

Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ trì, nghiên cứu kỹ, tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc các khuyến nghị của Đoàn thanh tra EC để đẩy nhanh tiến độ thực hiện có hiệu quả các giải pháp chống khai thác IUU, đặc biệt là tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung khung pháp lý đảm bảo phù hợp với khuyến nghị của Đoàn thanh tra EC và tình hình thực tiễn của Việt Nam.

Bộ Quốc phòng chủ trì triển khai các giải pháp hiệu quả, kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài trong thời gian sớm nhất, trước thời điểm Đoàn thanh tra EC sang Việt Nam kiểm tra lần thứ ba.

Phía Bộ Công an khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm để làm gương đối với tổ chức, cá nhân môi giới đưa tàu cá và ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam, các tàu cá cố tình sử dụng biển số giả của nước ngoài để vi phạm vùng biển các nước.

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành và địa phương tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân về ranh giới hoạt động trên biển đảm bảo tàu cá Việt Nam được phép hoạt động khai thác hải sản hợp pháp. Đồng thời đẩy mạnh thông tin về những kết quả chống khai thác IUU mà Việt Nam đã triển khai; đề nghị các nước cung cấp chứng cứ tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nên bị bắt giữ, kịp thời cung cấp cho Bộ NN&PTNT và các địa phương để áp dụng biện pháp xử lý vi phạm; Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục tăng cường định hướng thông tin tuyên truyền; trong đó tập trung thông tin, truyền thông về các kết quả đã đạt được, các mặt tích cực, điển hình tiêu biểu trong triển khai chống khai thác IUU.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ được giao để thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, đặc biệt là trong công tác xử lý hành vi khai thác IUU; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền trong và ngoài nước về triển khai Luật Thủy sản và các nỗ lực của Việt Nam trong chống khai thác IUU, triển khai các khuyến nghị của EC; các lực lượng thực thi pháp luật tập trung thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Về lâu dài, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ NN&PTNT chủ trì, tiến hành tái cơ cấu ngành, nghề thuỷ sản. Trong đó chuyển đổi một cách hợp lý từ khai thác sang nuôi trồng, đặc biệt là nuôi biển.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.