Yêu cầu các Bộ phối hợp chống gian lận trong thi tốt nghiệp THPT

Hình ảnh minh hoạ
Hình ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mới ký ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2023.

Chỉ thị nêu rõ, những năm qua, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (gọi tắt là kỳ thi) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp được tổ chức ngày càng nghiêm túc, khách quan, trung thực, an toàn, cơ bản đáp ứng mục tiêu đặt ra trong đánh giá kết quả giáo dục, năng lực học sinh và yêu cầu tuyển sinh.

Tuy nhiên, công tác tổ chức kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Một số địa phương, đơn vị chưa thật chủ động, quyết liệt, phối hợp thiếu nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả; công tác truyền thông còn hạn chế; tình trạng sử dụng công nghệ cao để gian lận trong kỳ thi ngày càng tinh vi, phức tạp.

Để tổ chức tốt kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức Kỳ thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Bảo đảm đề thi tuyệt đối an toàn, chính xác, đáp ứng yêu cầu của Kỳ thi và tuyển sinh; Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức Kỳ thi và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức Kỳ thi bảo đảm đúng quy định, chính xác, an toàn;

Đồng thời phối hợp với Bộ Công an, các địa phương phòng, chống hiệu quả việc sử dụng công nghệ cao để gian lận trong kỳ thi. Tập trung thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Kỳ thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương. Chủ động có phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, vật lực, các điều kiện cần thiết khác để tổ chức Kỳ thi, nhất là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bất thường.

Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe cho thí sinh theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, ăn, nghỉ cho thí sinh và người thân của thí sinh ở các điểm thi, nhất là thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và biên giới, hải đảo.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tuyển sinh các trình độ của giáo dục nghề nghiệp.

Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho kỳ thi; tăng cường phòng, chống hiệu quả việc sử dụng công nghệ cao để gian lận trong kỳ thi.

Bộ Y tế chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; chuẩn bị nhân lực, vật lực và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm khám chữa bệnh cho thí sinh và những người tham gia tổ chức kỳ thi.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác và bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin, bưu chính phục vụ Kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tích cực phối hợp, chủ động tham gia cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương triển khai tổ chức kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn và hỗ trợ thí sinh, người nhà thí sinh trong kỳ thi.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị viên chức, người lao động tại Trường THCS Xuân Hòa (huyện Nam Đàn). (Ảnh: Thiên Ý)

Nghệ An: Hơn 300 giáo viên bị truy thu gần 4,6 tỷ đồng tiền bảo hiểm xã hội

(PLVN) - Thời gian qua, hơn 300 giáo viên tại huyện Nam Đàn (Nghệ An) nhận được thông báo từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện này về việc truy thu gần 4,6 tỷ đồng tiền BHXH, trong đó tiền lãi chậm đóng hơn 2,6 tỷ đồng. Huyện đang chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát thật chính xác, sau đó sẽ báo cáo Huyện ủy và BHXH tỉnh rồi đề nghị UBND tỉnh có hướng giải quyết một cách hợp tình và hài hòa.

Đọc thêm

Trường Đại học VinUni và Đại học NTU (Singapore) ký kết hợp tác liên minh chiến lược

Trường Đại học VinUni và Đại học NTU (Singapore) ký kết hợp tác liên minh chiến lược
(PLVN) -  Trường Đại học VinUni và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU – Singapore) chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU) nhằm thiết lập liên minh chiến lược, toàn diện và dài hạn. Đây là bước tiến quan trọng trong mục tiêu đưa VinUni vào top 100 trường đại học hàng đầu thế giới, góp phần thúc đẩy Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Phấn đấu 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày

Đẩy mạnh phổ cập giáo dục, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới ký quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5/1/2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông đến năm 2030.

Công bố Quy hoạch giáo dục đại học và cơ sở giáo dục chuyên biệt

Họp báo công bố Quy hoạch cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục chuyên biệt của Bộ GD&ĐT. (Nguồn: MOET)
(PLVN) - Chiều 7/3/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố trước báo giới Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) và sư phạm, Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

An ninh phi truyền thống - Cơ hội mới cho người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự

An Ninh phi truyền thống đang là mối quan tâm của xã hội. (Ảnh Nhà trường cung cấp)
PLVN -  Viện An Ninh phi truyền thống – Đại học Quốc gia Hà Nội – vừa đưa thông tin tuyển dụng khóa học về Trợ lý an ninh phi truyền thống. Theo ban lãnh đạo của Viện, đây là một cơ hội tốt cho người muốn phát triển ngành nghề an ninh phi truyền thống, đặc biệt là những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân.

Lịch thi thử vào lớp 10 của 2 trường chuyên ở Hà Nội

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 của Trường THPT chuyên Ngoại ngữ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh THCS thi tuyển sinh vào các trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để giúp thí sinh làm quen, rèn luyện kĩ năng, trau dồi kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 diễn ra vào đầu tháng 6/2025, một số trường THPT chuyên tại Hà Nội đã bắt đầu khởi động các kỳ thi thử.

Xây lộ trình đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT khẳng định việc triển khai đề án “Từng bước tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học” là cơ hội lớn đối với ngành Giáo dục nói chung, người dạy và học tiếng Anh nói riêng. Do đó đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện đề án này.

Giáo dục thế hệ trẻ văn hóa sẻ chia, tình nghĩa đồng bào

Các em học sinh thuộc Dự án The Up Project mùa 7 có những hoạt động thiện nguyện ý nghĩa ở các bản làng vùng cao. (Nguồn: The Up Project)
(PLVN) - Hiện nay, bên cạnh việc dạy học các môn văn hóa, rất nhiều trường chú tâm rèn luyện đạo đức, “vun trồng” lòng nhân ái cho các em học sinh. Phù hợp với phương châm “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, học sinh được khuyến khích lan tỏa văn hóa sẻ chia. Sẻ chia ở đây là tình yêu thương, vốn kiến thức,... mà các em dành tặng cho những mảnh đời khó khăn hơn.