Yên Bái tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án đổi mới công tác tổ chức thi hành pháp luật.

(PLVN) - Sáng ngày 6/9/2019, tại trụ sở UBND tỉnh Yên Bái, Đoàn kiểm tra của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh làm Trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Yên Bái về việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật (theo Nghị định số 59/2012/NĐ-CP) và thực hiện Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về “Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn 2018 – 2022.

Làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Chiến Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đại diện Lãnh đạo các cơ quan: Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Văn phòng  Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh; Lãnh đạo Sở Tư pháp; Đại diện Lãnh đạo UBND và Trưởng phòng Tư pháp các huyện: Trấn Yên, Yên Bình, thành phố Yên Bái.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị UBND tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án "đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018-2022"
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị UBND tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án "đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018-2022" 
Tại buổi làm việc Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, hoạt động của Đoàn kiểm tra nhằm đánh giá thực trạng triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và tình hình triển khai thực hiện “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn 2018 - 2022 (Đề án) tại các các địa phương nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. Đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế. Qua đó kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực theo dõi tình hình thi hành pháp luật cũng như góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật.Phát hiện và kịp thời chấn chỉnh những sai sót, hạn chế trong lĩnh vực quản lý nhà nước trong quá trình thựchiện.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Lâm, Phó Giám đốc Sở Tư pháp đã báo cáo những kết quả đã thực hiện về “công tác theo dõi thi hành pháp luật” tại địa phương. Cụ thể từ 01/10/2017 đến 31/8/2019 UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành 03 Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Sở Tư pháp đã ban hành và tổ chức thực hiện 05 kế hoạch theo dõi THTHPL thuộc lĩnh vực tư pháp và để cụ thể hóa thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về theo dõi THTHPL thuộc lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN. Hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đều thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật để tiến hành kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.  

Ông Nguyễn Ngọc Lâm, Phó Giám đốc Sở Tư pháp báo cáo những kết quả đã thực hiện về “công tác theo dõi thi hành pháp luật” tại địa phương
Ông Nguyễn Ngọc Lâm, Phó Giám đốc Sở Tư pháp báo cáo những kết quả đã thực hiện về “công tác theo dõi thi hành pháp luật” tại địa phương
 Tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật theo kế hoạch ( Năm 2017: tổ chức thực hiện khảo sát thu thập thông tin THTHPL về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đối vớ 173 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.Năm 2019: Khảo sát THTHPL về hòa giải ở cơ sở và thực hiện chính sách về HBXH, BHYT, BHTN cho người lao động ). 

Về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp luật: Các văn bản quy định chi tiết thi hành VBQPPL được HĐND, UBND các cấp ban hành cơ bản bảo đảm tính kịp thời, đầy đủ (Từ ngày 01/10/2017 đến 15/8/2019, tỉnh Yên Bái ban hành 24 nghị quyết; 65 quyết định). 

Công tác phổ biến, tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật đã được tỉnh quan tâm (tại Sở Tư pháp, từ 01/01/2017 đến 15/8/2019, đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức chủ trì , phối hợp tổ chức 25 cuộc tập huấn, gồm 11 cuộc tập huấn về pháp luật, 14 cuộc tập huấn nghiệp vụ chuyên môn thực hiện quy định của pháp luật. Tổ chức 7.414 cuộc tuyên truyền cho hơn 636.000 lượt người; phát hành miễn phí 104.826 loại tài liệu tuyên truyền; phát sóng 4.854 lượt trên đài truyền thanh cấp xã; đăng tải 3.237 tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng v.v.)

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc

 Về triển khai Đề án 242 UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2018 về thực hiện “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018 – 2022” trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Có 14/20 cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh và 08/09 huyện, thị xã, thành phố ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch. Tham gia ý kiến vào dự thảo Tờ trình và dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP. Ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái và Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2019 về nâng cao hiệu quả công tác Tư pháp trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Yên Bái ban hành Báo cáo số 563-BC/BCSĐ ngày 25 tháng 7 năm 2019 về việc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. Tại Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi tình hình THPL và Kế hoạch về phát triển kinh tế, xã hội hàng năm, UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo thực hiện việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tình hình THPL.

Địa phương cũng kiến nghị một số vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện do thể chế pháp luật về theo dõi THTHPL chưa điều chỉnh đầy đủ, toàn diện trong khi phạm vi, lĩnh vực theo dõi rộng một số quy định nội dung chưa rõ ràng, mang tính chất định tính và thiếu các tiêu chí để đánh giá trong thực tiễn. Các điều kiện bảo đảm cho công tác theo dõi THTHPL còn gặp nhiều khó khăn do đội ngũ công chức kể cả công chức pháp chế được giao thực hiện nhiệm vụ theo dõi THTHPL số lượng ít, làm việc kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn không  đồng đều, thiếu kinh nghiệm nhất là kinh nghiệm điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về THTHPL; Kinh phí bảo đảm hoạt động theo dõi THTHPL chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. 

UBND tỉnh cũng kiến nghị Bộ Tư pháp sớm trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung NĐ số 59/2012/NĐ-CP. Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ theo dõi THTHPL cho cán bộ, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét ban hành thông tư quy định về kinh phí bảo đảm công tác theo dõi THTHPL.

Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đánh giá cao các kết quả đạt được của tỉnh Yên Bái trong công tác theo dõi thi hành pháp luật tại địa phương. Đồng thời cũng chỉ ra một số tồn tại  như: Các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật được tổ chức chưa thực sự đầy đủ, toàn diện, thường xuyên; Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của“Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018 – 2022” mới chỉ đạt một số kết quả bước đầu.

Đoàn kiểm tra đề nghị UBND tỉnh tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của lãnh đạo một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh về ý nghĩa, vai trò của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Chấn chỉnh lại hoạt động phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong  công tác theo dõi thi hành pháp luật bảo đảm hiệu quả, chặt chẽ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong việc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, bố trí kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác theo quy định, đồng thời tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án "đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018-2022" trên địa bàn tỉnh.

Đọc thêm

Bám sát Nghị quyết số 197, đảm bảo tính khả thi của các cơ chế, chính sách đặc biệt

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là tinh thần được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú nêu rõ khi chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo dự thảo Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197), sáng 18/6.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang Kỳ 2: Bứt phá chuyển đổi số trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Giám đốc Sở Tư pháp Tuyên Quang Nguyễn Thị Thược trao giải thưởng Cuộc thi trực tuyến ''Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính'' (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang )
(PLVN) - Với 22 dân tộc cùng sinh sống, Tuyên Quang còn nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với quy mô nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Để mang luật tới những bản làng xa xôi, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Sở Tư pháp Tuyên Quang quan tâm có trọng tâm, trọng điểm, cách thức tuyên truyền PBGDPL có những cách làm hay, sáng tạo, việc áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển đổi số (CĐS) là điểm nhấn quan trọng.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang)
(PLVN) -  Bám sát các nhiệm vụ chính trị của ngành, của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính (CCHC)…

Cần bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật

Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quan tâm trong tổ chức, giao việc, bố trí công chức theo hướng bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật. Điều này còn rất cần thiết nhằm giúp hạn chế, ngăn ngừa lợi ích cục bộ trong đề xuất chính chính sách và soạn thảo luật.

Tản mạn với nghề thi hành án dân sự - Nhìn từ một vụ việc cưỡng chế!

Một buổi tiến hành cưỡng chế ở Quảng Ngãi ( Hình minh họa)
(PLVN) -  Đến với nghề thi hành án dân sự một cách rất tình cờ, qua gần 20 năm gắn bó với ngành, từ ngạch công chức chuyên viên pháp lý ban đầu đến ngạch thẩm tra viên, thẩm tra viên chính và bây giờ là Chấp hành viên trung cấp, bản thân tôi đã vượt qua không biết bao nhiêu gian truân, vất vả. Nhưng trên hết đó là tình yêu với công việc mình lựa chọn.

Xây dựng và lan tỏa văn hóa tuân thủ pháp luật trong toàn xã hội

Toàn cảnh Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 17/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật theo yêu cầu của Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Đảng bộ Sở Tư pháp Khánh Hòa bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế đổi mới và hội nhập

Toàn thể đại biểu trang nghiêm thực hiện nghi thức chào cờ, mở đầu Đại hội.
(PLVN) -  Ngày 17/6, Đảng bộ Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành Tư pháp tỉnh trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi số toàn diện và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự: Lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành thắng lợi cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ

Thứ trưởng Mai Lương Khôi trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác THADS. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Hôm nay (18/6), Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030 nhằm đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ đã qua, đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp cho nhiệm kỳ mới. Đại hội cũng sẽ tiến hành bầu Ban Chấp hành khóa mới để gánh vác những trọng trách, lãnh đạo công tác THADS trong giai đoạn mới.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: "Các Nghị định phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền chỉ có hiệu lực pháp luật đến ngày 01/03/2027"

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành đồng thời 28 Nghị định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 2 cấp sau một quá trình rà soát khối lượng nhiệm vụ, quyền hạn khổng lồ của các bộ, ngành và chính quyền các cấp. Do thời gian gấp và yêu cầu phân cấp, phân quyền triệt để nên có ý kiến còn băn khoăn có thể có nhiệm vụ, quyền hạn chưa rõ ràng, chưa thật sự hợp lý về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền, để hiểu rõ hơn về nội dung này.

Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2: Thông tin về việc tổ chức thi hành bản án liên quan đến 43.108 người

Bà Trương Mỹ Lan tại toà.
(PLVN) - Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP. Hồ Chí Minh thông tin chính thức đến người được thi hành án việc tổ chức thi hành Bản án phúc thẩm số 259/2025/HS-PT ngày 21/4/2025 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến 43.108 người trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2.

Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế: Phát huy tốt hơn nữa tinh thần trách nhiệm của từng đảng viên

Ông Nguyễn Khánh Ngọc tặng hoa chúc mừng Chi ủy Vụ Pháp luật quốc tế nhiệm kỳ 2025 – 2027.
(PLVN) -Ngày 17/6, Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027. Tham dự Đại Hội có Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh; đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, nguyên Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp…

Tiếp tục đột phá thể chế, đổi mới tư duy làm chính sách

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên họp sáng 17/6, thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và một số nội dung khác.