Yên Bái quyết tâm nâng cao chỉ số chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu tiếp tục duy trì 45 nhóm chỉ số tại 7 trụ cột đạt điểm tối đa, đồng thời triển khai các nhiệm vụ để cải thiện 50 nhóm chỉ số tại 7 trụ cột khác, dự kiến tăng 183,93 điểm so với năm 2022.

Mới đây, ông Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ký ban hành kế hoạch số 180/KH-UBND về việc duy trì và nâng cao chỉ số chuyển đổi số (DTI) tỉnh Yên Bái năm 2024 và những năm tiếp theo.

Kế hoạch được đề ra với mục tiêu triển khai các giải pháp để duy trì, cải thiện và nâng cao các chỉ số chính, chỉ số thành phần của bộ chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh. Trước mắt, Yên Bái phấn đấu năm 2024, chỉ số chuyển đổi số tăng từ 1 - 2 bậc so với năm 2023.

Chuyển đổi số về từng địa phương, đến với từng người dân Yên Bái. Ảnh: Đình Ngọc

Chuyển đổi số về từng địa phương, đến với từng người dân Yên Bái. Ảnh: Đình Ngọc

Để đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra chi tiết Các nhiệm vụ và giải pháp bao liên quan đến, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và an toàn thông tin mạng.

Cụ thể, đối với nhận thức số, Yên Bái triển khai đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về chuyển đổi số; tập trung truyền thông đa phương tiện, ứng dụng các nền tảng, công nghệ số, hệ thống thông tin cơ sở nhằm nâng cao cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân.

Về thể chế số, Yên Bái tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số của Trung ương, của tỉnh; rà soát, kiến nghị với cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những bất cập trong các cơ chế, chính sách về chuyển đổi số hiện hành.

Liên quan đến hạ tầng số, Yên Bái triển khai đồng bộ các giải pháp xóa các vùng lõm sóng, trắng sóng di động 3G, 4G, phấn đấu đến hết năm 2025 toàn tỉnh không còn vùng lõm sóng, trắng sóng di động 3G, 4G; thực hiện tắt sóng 2G, 3G theo lộ trình, tập trung phát triển vùng phủ sóng di động 5G.

Tuyên truyền, vận động, triển khai các chính sách trợ giá của doanh nghiệp, đồng thời vận động các nguồn tài trợ hợp pháp để nâng cao tỷ lệ số gia đình, tỷ lệ người dân trưởng thành có điện thoại thông minh hoặc thiết bị thông minh.

Nâng cao tỷ lệ số gia đình, tỷ lệ người dân trưởng thành có điện thoại thông minh nhằm nâng cao tốc độ chuyển đổi số. Ảnh: CTV

Nâng cao tỷ lệ số gia đình, tỷ lệ người dân trưởng thành có điện thoại thông minh nhằm nâng cao tốc độ chuyển đổi số. Ảnh: CTV

Về nhân lực số, tỉnh triển khai các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thu hút sinh viên nhóm ngành công nghệ thông tin, chuyển đổi số tốt nghiệp về công tác, làm việc trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng số, an toàn thông tin cơ bản và nâng cao cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Về chính quyền số, Cổng Thông tin điện tử tỉnh được nâng cấp, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh đảm bảo quy chuẩn của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông. Xây dựng kho dữ liệu, Cổng dữ liệu mở; nền tảng về phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung; nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất toàn tỉnh phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan Nhà nước. Triển khai các ứng dụng trí trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động của chính quyền, tích hợp AI trong các nền tảng dùng chung của tỉnh.

Đối với kinh tế số, triển khai tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, nhất là kỹ năng quản trị số cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể. Tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mời gọi, tạo điều kiện và có cơ chế thu hút doanh nghiệp công nghệ số vào tỉnh đầu tư sản xuất kinh doanh để phát triển, nâng cao số lượng doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh.

Về xã hội số, Yên Bái triển khai, mở rộng kênh tương tác các nền tảng số phục vụ, đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin, tương tác với chính quyền của người dân, doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến; sử dụng các dịch vụ số trên môi trường mạng; hỗ trợ người dân mở tài khoản ngân hàng, sử dụng các nền tảng số thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch chi tiêu tài chính hằng ngày.

Về an toàn thông tin mạng, tỉnh rà soát, xây dựng và phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ cho tất cả hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước, đảm bảo 100% hệ thống thông tin được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ, được triển khai đầy đủ phương án bảo vệ theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt, được kiểm tra, đánh giá theo quy định và được giám sát trực tiếp và kết nối chia sẻ dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.

Về chuyển đổi số, Bí thư tỉnh ủy Yên Bái nhận định có nhiều nội dung là tỉnh đi tiên phong của cả nước. Ảnh: Thanh Chi.

Về chuyển đổi số, Bí thư tỉnh ủy Yên Bái nhận định có nhiều nội dung là tỉnh đi tiên phong của cả nước. Ảnh: Thanh Chi.

Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024, ông Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, khẳng định sau gần 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và các chương trình, kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh, đến nay Yên Bái đã triển khai công tác chuyển đổi số một cách bài bản, khoa học, sáng tạo, hiệu quả, đạt nhiều kết quả tích cực, có mặt nổi trội.

Người đứng đầu tỉnh ủy Yên Bái đánh giá tỉnh đã rất khẩn trương quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa và ban hành đồng bộ các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, tạo ra đường hướng và xác định lộ trình chuyển đổi số rõ ràng, hiệu quả, khả thi cho từng năm và cả giai đoạn đến năm 2030, trong đó, có nhiều nội dung là tỉnh đi tiên phong của cả nước.

Theo thống kê, hiện nay Yên Bái đã có 100% cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị có nhu cầu được kết nối liên thông với Cổng Dịch vụ công của tỉnh để giải quyết thủ tục hành chính; 80% thủ tục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến; 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa; 30% hồ sơ thủ tục hành chính được thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công.

Tính đến hết năm 2022, Yên Bái đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 25 bậc so với năm 2020, đứng thứ 3/63 tỉnh, thành phố về khả năng cải thiện chỉ số DTI.

Tin cùng chuyên mục

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

(PLVN) -  Sau 22 năm ròng rã, đến ngày 30/11 vừa qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Gia Lai đã đạt dư nợ gần 7.500 tỷ đồng, đưa dòng vốn ưu đãi của Nhà nước về khắp thôn làng, đến từng hộ nghèo, từng gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trên một địa bàn rộng lớn hơn 15 nghìn km2 ở phía Bắc cao nguyên miền Trung.

Đọc thêm

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.

Nghệ An: Hiện thực hóa kỳ vọng từ chiến lược đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Đại lộ Vinh – Cửa Lò được hoàn thành đưa vào sử dụng thành một biểu tượng mới cho thành phố Vinh.
(PLVN) - Trong bối cảnh nhu cầu nguồn lực để đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại hữu hạn, Nghệ An đang áp dụng cách tiếp cận mới để khai thông các điểm nghẽn. Phương châm “Trọng tâm, trọng điểm” lấy nội lực làm căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đã giúp tối ưu nguồn lực và đạt được những kết quả ấn tượng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại tại Hải Dương

: Các đại biểu tham dự Đại hội
(PLVN) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cần phát huy tinh thần “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" trong triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại...

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể
(PLVN) -  Ngày 20/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết 02), tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng nêu gương, dẫn dắt xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đồng chí Nguyễn Văn Dưỡng (thứ 2 từ phải sang) trao đổi công việc, giao nhiệm vụ cho cán bộ.
(PLVN) - Trên cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Lắk , tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng không chỉ tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt mà luôn sâu sát, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS, QP) với nhiều thành tích nổi bật, được cấp ủy, chính quyền, đồng đội tín nhiệm, đánh giá cao.