Yemen “Bão” bất ổn lại nổi...

Liên tiếp các cuộc không kích...
Liên tiếp các cuộc không kích...
(PLO) - Tình hình tại Yemen tiếp tục trở nên bất ổn khi trong những ngày qua các cuộc giao tranh và không kích diễn ra rất dữ dội giữa lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh và phiến quân Houthi. 

Đặc biệt, xung đột và bạo lực giữa các phe phái ở Yemen tiếp tục leo thang và giao tranh khốc liệt hơn sau khi cựu Tổng thống Saleh bị phiến quân Houthi sát hại.

Cựu Tổng thống Yemen bị phiến quân Houthi sát hại

Ngày 2/11/2017, xung đột bùng phát từ ngày 29/11 ở thủ đô Sanaa của Yemen giữa lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Saleh và phiến quân Houthi đã gia tăng sau khi các bên không đạt được một thỏa thuận hòa giải chính trị. 

Đỉnh điểm là tuyên bố được đưa ra cùng ngày của cựu Tổng thống Yemen Saleh khẳng định sẵn sàng đàm phán với liên minh quân sự Arab do Saudi Arabia đứng đầu, lực lượng đang tham chiến tại Yemen chống lại phiến quân Houthi từ năm 2015.

Phản ứng trước tuyên bố của cựu Tổng thống Saleh, phiến quân Houthi cáo buộc ông Saleh đang tiến hành “lật đổ” chính liên minh vốn khá mong manh giữa hai bên này. Trong khi đó, liên quân Arab hoan nghênh nỗ lực “đi đầu” của ông Saleh tại Yemen, cho rằng lựa chọn đàm phán với liên quân sẽ giúp quét sạch phiến quân tại quốc gia nghèo nhất thế giới Arab này.

Tiếp đó, ngày 3/12, cựu Tổng thống Yemen Saleh đột ngột tuyên bố chấm dứt liên minh giữa lực lượng của ông với phiến quân Houthi. Tuyên bố này đã khiến giao tranh khốc liệt nổ ra và kéo dài nhiều ngày tại Yemen, đặc biệt tại thủ đô Sanaa.

Hãng tin Reuters (Anh) dẫn lời người dân tại hiện trường cho biết giao tranh ác liệt giữa các bên diễn ra suốt đêm 3/12 và kéo dài sang sáng 4/12 với nhiều vụ nổ làm rung chuyển thành phố. Các bên liên tiếp nã đạn, pháo vào nhau khi Houthi tiến vào quận trung tâm, nơi có nhà của cựu Tổng thống Yemen Saleh và gia đình. Các nhóm cứu trợ cho biết đã có hàng chục người thiệt mạng tại Yemen. Một số nguồn tin chính trị và truyền thông của Houthi cho biết phiến quân đã tiến vào ngôi làng quê nhà của ông Saleh ở ngoại thành. 

Cũng trong ngày 4/12, phiến quân Houthi tuyên bố đã sát hại cựu Tổng thống Yemen Saleh. Tân Hoa Xã dẫn lời một thành viên cấp cao của Houthi cho biết ông Saleh cùng nhiều thành viên gia đình cũng như Yasser al-Awadhi, một thành viên cấp cao trong đảng của ông Saleh, “đã bị giết” khi đang tìm cách chạy tới tỉnh Marib do quân chính phủ kiểm soát.

Ngay sau khi phiến quân Houthi tuyên bố sát hại cựu Tổng thống Yemen Saleh, Đảng Đại hội Nhân dân toàn quốc (GPC) xác nhận rằng ông Saleh đã chết do bị lực lượng phiến quân này sát hại. Lãnh đạo đảng GPC, ông Faiqa al-Sayyid nhấn mạnh, cựu Tổng thống Saleh đã hy sinh để bảo vệ nền cộng hòa của Yemen, đồng thời lên án phiến quân Houthi về vụ sát hại ông Saleh tại phía Nam thủ đô Sanaa.

Sau khi xảy ra vụ sát hại cựu Tổng thống Yemen Saleh, xung đột và bạo lực giữa các phe phái ở Yemen tiếp tục leo thang và giao tranh khốc liệt hơn. Hiện liên minh Arab do Saudi Arabia dẫn đầu đang tiến hành không kích nhằm vào các cứ điểm của phiến quân Houthi tại thủ đô Saana trong ngày thứ 2. Liên quân Arab cũng đã ra cảnh báo người dân sơ tán khỏi các khu vực do Houthi nắm giữ ở Sanaa sau khi Chính phủ Yemen ra lệnh tăng cường lực lượng nhằm giành lại thành phố này. Liên minh Arab hối thúc người dân tránh xa các xe quân sự của Houthi ít nhất 500 mét.

Trong khi đó, Tổng thống Yemen Abd-Rabbu Mansour Hadi đã kêu gọi người dân nước này nổi dậy chống lại phiến quân Houthi đồng thời chỉ thị cho các lực lượng an ninh giành lại thủ đô Sanaa.

...và giao tranh ác liệt
...và giao tranh ác liệt

Trước tình hình bạo lực tại Yemen, người phát ngôn Liên hợp quốc (LHQ) Stephane Dujarric hối thúc tất cả các bên xung đột tại Yemen “dừng ngay lập tức các hành động thù địch tại thủ đô Sanaa”, nhấn mạnh rằng cần phải tiến tới một giải pháp thông qua đối thoại toàn diện.

Phát biểu tại họp báo ở trụ sở LHQ, ông Durarric bày tỏ hết sức quan ngại về tình trạng xung đột leo thang tại Yemen đã khiến hàng trăm người thương vong. Ông nêu rõ LHQ sẵn sàng bảo trợ cho tiến trình đàm phán hòa bình hướng tới một giải pháp chính trị toàn diện, công bằng và bền vững. Bên cạnh đó, ông cũng kêu gọi các bên trong cuộc xung đột ở Yemen bảo vệ dân thường, cung cấp các điều kiện y tế cần thiết cho những người bị thương, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại những vùng cần hỗ trợ khẩn cấp.

Ai Cập, một thành viên trong liên quân Arab do Saudi Arabia đứng đầu chống phiến quân Houthi tại Yemen cũng đã bày tỏ quan ngại sâu sắc những diễn biến mới nhất tại Yemen. Bộ Ngoại giao Ai Cập nêu rõ vụ sát hại cựu Tổng thống Saleh sẽ chỉ làm leo thang những căng thẳng hiện nay tại Yemen, đồng thời cho rằng những diễn biến trên cho thấy cuộc khủng hoảng ở quốc gia Trung Đông này là kết quả của sự “can thiệp tiêu cực từ bên ngoài” trong nhiều năm qua. Bộ Ngoại giao Ai Cập cũng nhắc lại lập trường của Cairo về xung đột ở Yemen, theo đó hối thúc các bên đối địch tại nước này cam kết tiến tới một giải pháp chính trị theo Nghị quyết 2216 của Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA LHQ), cũng như Sáng kiến vùng Vịnh và Hội nghị Đối thoại Dân tộc 2013-2014. 

“Điểm nóng” trên “bản đồ an ninh” khu vực

Cựu Tổng thống Yemen Saleh từng nắm quyền trong suốt 34 năm và buộc phải rời bỏ quyền lực vào năm 2012 sau làn sóng biểu tình của “Mùa Xuân Arab”. Tuy nhiên sau đó, cựu Tổng thống Yemen Saleh đã liên minh với lực lượng phiến quân Houthi chống lại chính quyền Yemen được quốc tế công nhận. 

An ninh tại Yemen trở nên bất ổn khi phiến quân Houthi và các lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Saleh kiểm soát phần lớn lãnh thổ, trong đó có thủ đô Sanaa từ tháng 9/2014, buộc Tổng thống đương nhiệm Mansour Hadi phải sang lưu vong tại nước láng giềng Saudi Arabia. 

Tháng 3/2015, liên minh Arab do Saudi Arabia đứng đầu đã tiến hành can thiệp quân sự nhằm hỗ trợ chính phủ được quốc tế công nhận của Tổng thống Hadi. Ngày 17/11, Tổng thống Hadi đã trở về Yemen sau hơn 1 năm sống lưu vong tại Saudi Arabia. Động thái này diễn ra một ngày sau khi quân đội Yemen và liên minh do Saudi Arabia đứng đầu phát động một cuộc tấn công nhằm giành lại quyền kiểm soát tỉnh trọng yếu Taez từ tay phiến quân Houthi.

Tuy nhiên, các chiến dịch quân sự tốn kém chưa thể làm thay đổi cục diện cuộc chiến mà chỉ càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở Yemen. Bạo lực vẫn bao trùm quốc gia nghèo trên bán đảo Arab. Theo ước tính của LHQ, chiến tranh và xung đột kéo dài hơn 2 năm qua tại Yemen đã khiến khoảng 12.000 người thiệt mạng, trong đó đa số là dân thường, gần 40.000 người bị thương, 3 triệu người phải rời bỏ nhà cửa và 2/3 dân số nước này cần cứu trợ nhân đạo. 

Các tay súng bộ lạc ủng hộ Chính phủ Yemen
Các tay súng bộ lạc ủng hộ Chính phủ Yemen

Dưới nỗ lực trung gian hòa giải của LHQ, các cuộc đàm phán hòa bình giữa Chính phủ và lực lượng nổi dậy Yemen đã diễn ra tại Kuwait, song không đạt được đột phá nào. Cánh cửa hòa bình vẫn chưa được mở và chưa có dấu hiệu nào về khả năng các bên sẽ đạt được một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt xung đột tại Yemen. Các bên tham gia hòa đàm đã không thể thống nhất những vấn đề then chốt. Lực lượng Houthi yêu cầu thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc trước khi tiến tới bất kỳ một giải pháp nào, còn phái đoàn Chính phủ Yemen kêu gọi thực thi Nghị quyết 2216 của HĐBA LHQ, trong đó yêu cầu phiến quân và các đồng minh phải rút khỏi các khu vực chiếm đóng từ năm 2014 và bàn giao vũ khí hạng nặng.

Với con số thương vong lên tới hàng chục nghìn người trong hơn 2 năm qua, Yemen đang trở thành một điểm nóng trên “bản đồ an ninh” khu vực. Tuy nhiên, việc tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường khi thực tế cuộc xung đột ở Yemen được cho là có sự can thiệp từ bên ngoài. Sự ủng hộ công khai của Saudi Arabia đối với chính phủ đương nhiệm Yemen và những cáo buộc về việc Iran hậu thuẫn lực lượng nổi dậy Houthi khiến tình hình trở nên phức tạp. Trong khi đó, căn nguyên của tình trạng bạo lực kéo dài suốt một tuần qua tại thủ đô Sanaa của Yemen giữa lực lượng ủng hộ cựu Tổng thống Saleh và phiến quân Houthi là do liên minh này đã có dấu hiệu rạn nứt và căng thẳng trong nhiều tháng qua. Ông Saleh cho rằng phiến quân Houthi muốn “độc chiếm” quyền lực, trong khi nhóm phiến quân này cáo buộc cựu Tổng thống Yemen có liên hệ với Saudi Arabia.

Các nhà phân tích cho rằng, bài toán an ninh ở quốc gia Trung Đông này thực sự nằm trong tay lực lượng nào vẫn chưa có lời giải. Nếu không thể tìm ra giải pháp hòa bình, các cuộc xung đột có thể khiến Yemen chìm sâu vào bất ổn. 

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Hunter Biden.
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.

Nhiều chuyện lạ trên thế giới trrong tháng 11/2024

Nhiều chuyện lạ trên thế giới trrong tháng 11/2024
(PLVN) - Tháng 11/2024 chứng kiến ​​hàng loạt sự kiện kỳ ​​lạ trên khắp thế giới, từ việc làm đại gia chi tiền tỷ lệ ăn quả chuối trong tác phẩm nghệ thuật, người phụ nữ cao nhất gặp gỡ người phụ nữ thấp nhất, đến câu chuyện " hồi sinh" khó tin trên giàn thiêu và gia đình 9 con vẫn muốn sinh thêm để đủ 12 con giáp.