Y tế cơ sở: Chưa được chính sách bảo hiểm y tế “quan tâm”

Ảnh chỉ mang tính minh họa
Ảnh chỉ mang tính minh họa
(PLO) - Ngày 6/7, tại Hội nghị trực tuyến Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) tuyến y tế cơ sở do Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết mặc dù hệ thống y tế cơ sở đã có nhiều thay đổi nhưng người dân vẫn chưa tin tưởng.

Theo Bộ trưởng, thời gian qua, y tế cơ sở có vai trò tích cực, có mô hình mạng lưới rộng lớn và thực hiện tốt vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đây là tuyến y tế gần dân, sát dân nhất, giúp cho việc chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh (KCB) của người dân được thuận tiện, đỡ tốn kém, đặc biệt là KCB theo nguyên lý y học gia đình, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp nhất và hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Y tế, hạn chế của tuyến y tế cơ sở là người dân chưa tin tưởng vào y tế cơ sở vì chất lượng còn chưa cao, thiếu cán bộ y tế. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chưa đáp ứng, các dịch vụ chuyên môn trong trong KCB còn hạn chế, nguồn kinh phí từ quỹ BHXH cho trạm y tế tuyến xã chưa đảm bảo; chi trả BHYT còn thấp, danh mục thuốc ít, danh mục kỹ thuật ít,…

Quỹ KCB BHYT hiện giao cho trạm y tế thấp (không quá 20% quỹ KCB BHYT ngoại trú, quy định tại Thông tư 41/2014/TT-BYT-BTC) không đủ để chi cho KCB BHYT, dẫn đến một số loại bệnh trạm y tế (TYT) xã có khả năng điều trị, cấp thuốc nhưng phải chuyển lên tuyến trên gây nên tình trạng quá tải ở tuyến trên, tốn kém chi phí và không thuận lợi cho người bệnh, nhất là người cao tuổi mắc bệnh không lây nhiễm. Quy định này làm hạn chế phạm vi và phát triển chuyên môn kỹ thuật của TYT xã.

Đặc biệt, từ khi có chính sách thông tuyến, KCB BHYT tại TYT xã giảm. Bộ trưởng Y tế phân tích nghịch lý: Tại tuyến Trung ương, tỷ lệ người đến khám chỉ 3,1% nhưng chi phí 20% tổng chi quỹ KCB BHYT. Tại tuyến tỉnh/thành phố chiếm 25% bệnh nhân nhưng chiếm 25,6% tổng chi quỹ KCB BHYT.

Đồng quan điểm, ông Lê Văn Phúc (Phụ trách Ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam) cho rằng năng lực trạm y tế xã hiện nay rất khác nhau, có nơi tới 2 bác sĩ “cắm chốt” nhưng có nơi không có bác sĩ nào. Tình trạng khám, kê đơn, cấp thuốc tại nhiều y tế xã còn bất cập. Một số trạm y tế thiết bị cũ, hỏng nhiều và thiếu các thiết bị y tế phục vụ KCB ban đầu. "Thậm chí qua kiểm tra, chúng tôi phát hiện có bệnh nhân đã tử vong 2 năm vẫn đều đặn có đơn thuốc. Đây có thể là những nguyên nhân khiến người dân không lựa chọn y tế cơ sở làm nơi KCB ban đầu, nhất là khi chính sách khám BHYT thông tuyến huyện có hiệu lực". 

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.