Ý nghĩa của biểu tượng rồng trong văn hóa Trung Quốc

Ý nghĩa của biểu tượng rồng trong văn hóa Trung Quốc
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Rồng trong văn hóa Trung Quốc tượng trưng cho sức mạnh to lớn và sự may mắn. Đó là lý do tại sao trong số 12 con giáp, con rồng lại được yêu thích nhất.

Biểu tượng con rồng ởTrung Quốc đại diện cho quyền lực, đặc biệt là khả năng kiểm soát bão, nước, mưa và lũ lụt. Ngày nay, thậm chí người ta còn lên kế hoạch sinh con vào những năm con rồng để có vận may. Những đứa trẻ sinh năm Thìn được cho là những người giỏi lãnh đạo và rất may mắn trong cuộc sống. Đối với người Trung Quốc, rồng mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Họ xem nó như một linh vật đem đến sự may mắn và thịnh vượng, một vị thần mang lại sự hòa hợp.

Nguồn gốc

Nếu quan tâm đến văn hóa Trung Quốc, khi đọc sách hoặc học tiếng Trung, bạn sẽ thấy rồng trong các bức tranh, các ký tự đều bắt nguồn từ ý nghĩa và phát âm của từ "rồng".

Rồng là một khía cạnh thiết yếu của văn hóa Trung Quốc.

Rồng là một khía cạnh thiết yếu của văn hóa Trung Quốc.

Rồng là một phần của Hoàng đạo Trung Quốc được tạo thành từ 12 năm với mười hai sinh vật với các đặc điểm tính cách tương ứng. Chúng bao gồm: chuột, rồng, chó, hổ, ngựa, dê, trâu, lợn, khỉ, gà trống, rắn và thỏ.

Theo một câu chuyện thần thoại, Ngọc Hoàng đã tuyên bố rằng trật tự sẽ được xác định chính xác bởi thứ tự mà họ đến để tham dự buổi họp mặt. Ai cũng nghĩ con rồng hùng mạnh sẽ đến trước tiên nhưng nó lại đến sau chuột, trâu, hổ và thỏ. Con rồng đến muộn vì nó đã dừng lại để làm mưa cho một ngôi làng đang bị hạn hán. Ngọc Hoàng ấn tượng và phong cho rồng vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng.

Ý nghĩa của biểu tượng rồng

Biểu tượng rồng xuất hiện ở khắp mọi nơi tại Trung Quốc.

Biểu tượng rồng xuất hiện ở khắp mọi nơi tại Trung Quốc.

Người Trung Quốc tin rằng rồng thể hiện sức mạnh và lòng dũng cảm, sự xuất sắc và quyết tâm, phẩm giá và sự thần thánh. Chúng còn là biểu tượng của hoàng gia và sự giàu có. Hoàng đế Trung Quốc trong quá khứ được cho là hóa thân của những con rồng dũng mãnh.

Lưu Bang, người sáng lập triều đại nhà Hán, từng bị thuyết phục hoàn toàn khi mẹ ông nằm mơ thấy một con rồng. Vào thời nhà Đường. Hoàng đế và các quan chức cấp cao mặc áo choàng có thêu hình rồng trên mình. Có một số con rồng chỉ được dành riêng cho hoàng đế.

Niềm tin vào biểu tượng linh thiêng

Người Trung Quốc tin rằng họ là con cháu của loài rồng hùng mạnh. Người dân cho rằng Yandi và Huangdi, thủ lĩnh của hai bộ tộc vĩ đại, cùng với sự giúp đỡ của rồng đã mở ra nền văn minh Trung Quốc. Họ cũng được coi là tổ tiên của người Trung Quốc.

Rồng được sử dụng trong nhiều lễ kỷ niệm ví dụ tiêu biểu là múa rồng được biểu diễn vào Tết Nguyên Đán.

Rồng được sử dụng trong nhiều lễ kỷ niệm ví dụ tiêu biểu là múa rồng được biểu diễn vào Tết Nguyên Đán.

Người Trung Quốc tin rằng rồng mang lại may mắn. Tại lễ hội, các điệu múa rồng càng kéo dài, họ càng nhận được nhiều điều tốt lành hơn cho năm mới. Rồng cũng được sử dụng trong các cuộc đua thuyền tại Trung Quốc, nơi các con thuyền được trang trí giống như một con rồng. Lễ hội này thu hút rất nhiều người đến tham gia.

Rồng Trung Quốc là một sinh vật tốt đẹp, khôn ngoan và thân thiện chứ không giống như rồng phương Tây, loài vật được kết hợp giữa cái ác và sự hủy diệt. Rồng được mọi người yêu mến và tôn thờ, thậm chí được lập cả đền thờ. Đổi lại, người dân tin rằng rồng phun mưa, cầu may mắn và thịnh vượng. Đó là lý do tại sao ngay cả ngày nay, sau hàng nghìn năm lưu truyền trong các huyền thoại, rồng vẫn được kết hợp trong cuộc sống hàng ngày của người Trung Quốc.

Đọc thêm

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước

Cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
(PLVN) - Với mong muốn cung cấp thêm cơ sở lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế đối với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn: “Cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước - Kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo cho Việt Nam” của nhóm tác giả thuộc một số đơn vị nghiên cứu, tham mưu có uy tín, do TS Nguyễn Văn Cương và ThS Đinh Công Tuấn đồng chủ biên.

Tôn vinh di sản của 'Y thánh Việt Nam'

Bộ mộc bản sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có niên đại năm 1885, được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2021.
(PLVN) - Kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nhằm khẳng định cống hiến to lớn của đại danh y với ngành y học, văn học, văn hóa, lịch sử của Việt Nam và thế giới, Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam mới đây đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan thực hiện Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”.

Về Cần Thơ thưởng lãm “Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều”

Về Cần Thơ thưởng lãm “Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều”
(PLVN) - Chiều ngày 24/12, UBND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) tổ chức họp báo công bố thông tin về sự kiện “Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, TP Cần Thơ” lần thứ VII năm 2024. Với nhiều hoạt động hấp dẫn, “Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, TP Cần Thơ” sẽ là điểm vui chơi, giải trí mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến với Cần Thơ vào những ngày cuối năm.

Biển mây huyền ảo trên vùng cao Y Tý, Bát Xát, Lào Cai

Biển mây huyền ảo trên vùng cao Y Tý, Bát Xát, Lào Cai
(PLVN) -Vùng cao Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, là điểm đến nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và biển mây huyền ảo. Đến với Y Tý vào sáng sớm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của biển mây trắng bồng bềnh, trải dài đến tận chân trời.

Tỏa sáng hồn quê điệu Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Các tập thể, cá nhân được Bộ VHTT&DL tặng bằng khen vì có đóng góp xuất sắc trong bảo tồn, phát huy dân ca Ví, Giặm.
(PLVN) - 2024 là năm vô cùng ý nghĩa đối với Nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, bởi đây là năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tròn 10 năm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu

Xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu
(PLVN) - Nhằm cung cấp cho bạn đọc thêm một nguồn tài liệu nghiên cứu, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam” của TS Nguyễn Ngọc Yến, giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.