Ý kiến chính thức về hiện tượng sử dụng biểu tượng Đức Phật để livestream bán hàng

0:00 / 0:00
0:00
Mấy ngày gần đây, một số cá nhân đã lên mạng xã hội sử dụng biểu tượng Đức Phật để livestream bán hàng với nhiều lời lẽ phản cảm, khiến nhiều Phật tử bức xúc. Về việc này, HT Thích Gia Quang, PCT Hội đồng Trị sự TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam có ý kiến như sau.

Xuất hiện nhiều hình thức biểu đạt nội dung bằng video có dụng ý bôi nhọ Phật giáo

Hiện nay trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok, xuất hiện nhiều hình thức biểu đạt nội dung bằng video có dụng ý bôi nhọ Phật giáo, xúc phạm niềm tin tôn giáo của hàng chục triệu tín đồ Phật tử. Có thể thấy điều này qua sự việc khác nhau như dùng hình tượng Đức Phật livestream bán hàng, chuyện dùng tên Buddha để đặt tên quán bar hoặc có người tự xưng là Ngọc hoàng, là Phật hoàng Trần Nhân Tông xuống “cứu độ thế gian”, ngay cả trong phát ngôn của một số trí thức cũng thể hiện thái độ thiếu chuẩn mực đối Phật giáo và chư tăng ni (như vụ việc phát ngôn của một tiến sĩ cách đây vài năm).

HT Thích Gia Quang, PCT Hội đồng Trị sự, Trưởng ban TTTT TW Giáo hội PGVN.

Nhiều vị tôn túc Giáo hội PGVN có đề cập rằng đây có thể là một hình thái tấn công Phật giáo có tổ chức, có kịch bản. Tôi không loại trừ quan điểm này và muốn thêm rằng, ngày nay, chúng ta sống xa Phật pháp, những hiểu biết chưa đầy đủ về Phật giáo của một người với những rơi rớt của 'tam độc' (tham - sân - si) đã và đang gây ra những hệ luỵ lâu dài. Thật đáng tiếc.

Nên nhận thức rõ về quả báo của hành vi bất thiện

Như các bạn đã biết, Đức Phật, hay còn gọi là Buddha, hoặc Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ của Phật giáo, tôn giáo lớn nhất nhì trên thế giới hiện nay. Ngài là biểu tượng của Phật giáo, là biểu tượng cho sự giác ngộ, giải thoát, là bậc chánh đẳng giác. Thật ra, giáo lý của Ngài cũng đã nói về việc này, sau khi Ngài nhập diệt, và khi nhân loại bước vào thời kỳ mạt Pháp.

Các việc như ta đã đề cập ở trên đây xúc phạm biểu tượng Phật giáo, phỉ báng niềm tin tôn giáo của hàng chục triệu tín đồ Phật tử. Tôi thấy việc xử lý các hành vi ấy cũng chưa tương xứng, và đó đây còn có lúc này lúc khác xuê xoa, qua chuyện. Theo tôi biết, hành vi tương ứng như vậy đối với các tôn giáo khác có thể gây hậu quả không thể đo đếm. Tuy nhiên, Phật giáo dựa vào triết lý từ bi, lấy nhân quả làm thước đo của sự chứng ngộ của chúng sinh, nên dường như chế tài xử lý đang có phần bị xem nhẹ.

Một chúng sinh mượn biểu tượng Đức Phật để livestream bán hàng, đang gây phẫn nộ trong giới Phật tử.

Có vị tôn túc trong Ban Thông tin Truyền thông TW Giáo hội PGVN đã đề nghị rằng Giáo hội cần lên tiếng cùng nhà chức trách xử lý để giáo dục và răn đe. Nhưng như tôi nói, Phật giáo là đạo của từ bi và trí tuệ, việc xử lý có thể chưa tới nên nhiều chúng sinh vì vậy coi nhờn. Điều thật sự tôi lưu tâm là quả báo của hành vi ấy. Tôi chỉ có thể nói rằng quả báo là thứ mà chúng sinh mang đi khi chết, trôi lăn và đeo bám theo nhiều kiếp sống.

Sử dụng Bát chánh đạo trong đời sống

Là Phật tử, chúng ta có nhiều bài học về Bát chánh đạo. Sự vô minh của nhiều chúng sinh biểu hiện ở việc phỉ báng biểu tượng tôn giáo sẽ thúc đẩy các ác nghiệp, thế giới không còn được bình an. Bệnh tật, chiến tranh, thiên tai đã xảy ra thường xuyên, chắc chắn có liên quan đến các lối sống bạo lực và hận thù của con người. Tương lai nhân loại thật đáng lo ngại như các bạn thấy.

Chúng ta có triết lý về Bát chánh đạo, là phương tiện thiện xảo để ứng phó với các việc này. Là Phật tử, chúng ta hiểu biết, tri kiến về việc này trong hoà bình, thấu hiểu và hãy cảnh báo rằng nhân quả là tiến trình tất yếu và không thể đảo ngược mỗi khi gây ra nhân. Kẻ tạo tác nhân xấu sẽ đối mặt với quả báo bất thiện nghiệp không chỉ cho đời này mà còn nhiều đời sau.

Tin cùng chuyên mục

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành

(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Đọc thêm

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Giới trẻ và hành trình tới thế giới tinh thần lành mạnh

Nhiều bạn trẻ đang trên hành trình xây đắp những giá trị sống tốt lành cho mình và cộng đồng.
(PLVN) - Nếu xây dựng được đời sống tinh thần lành mạnh, một tâm hồn phong phú, người trẻ có thể dễ dàng chống lại những cám dỗ của lối sống nhanh, sống gấp, sống buông thả hiện nay, bảo vệ được chính mình trong một xã hội mà giá trị vật chất đang lên ngôi...

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Gặp nhau là duyên, xin hãy trân quý

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuộc đời giống như một hành trình dài với vô vàn ngã rẽ. Trên hành trình đó, chúng ta sẽ gặp biết bao người. Có những cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua, nhưng cũng có những mối nhân duyên đi cùng ta một đoạn đường dài. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời ta đều mang theo một ý nghĩa nhất định, dù ngắn hay dài, dù vui hay buồn.

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc
(PLVN) -  Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chùa Tam Chúc tổ chức khai mạc Lễ hội giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam – Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên chùa Tam Chúc kết hợp với Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản thỉnh 12 vị chư tăng Nhật Bản sang Việt Nam đồng tổ chức Phật sự này.

Sống tốt để hoa nở trong tim

Sống tốt để hoa nở trong tim
(PLVN) - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc chán nản, buồn bã hay cô đơn. Những cảm xúc tiêu cực này là một phần không thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phản ứng thế nào với những khoảnh khắc ấy.

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình
(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.