Xuống với dân

Thủ tướng thăm hỏi và động viên người dân đang thực hiện cách ly phòng chống dịch tại Đồng Nai. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng thăm hỏi và động viên người dân đang thực hiện cách ly phòng chống dịch tại Đồng Nai. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Những hình ảnh Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, hay Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xuống cơ sở thăm hỏi nhân dân, kiểm tra việc phòng chống dịch, xem lãnh đạo địa phương phục vụ dân ra sao khi đang thực hiện giãn cách; kiểm tra sự sẵn sàng của hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc phục vụ nhân dân trong phòng chống COVID-19... thực sự đã lan tỏa ra nhiều nơi và đem lại những tín hiệu tích cực.

Trong các chuyến đi sâu sát về cơ sở gần đây, Thủ tướng đến đối thoại với dân, đề nghị người dân gọi điện đến Ban chỉ đạo phường để kiểm tra đường dây nóng, kiểm tra từng túi an sinh....; truy vấn, trắc nghiệm với lãnh đạo nhiều cơ sở trong nhiều lần họp trực tuyến với hàng ngàn xã, phường có ý nghĩa nhiều mặt.

Các chính sách chỉ tốt khi đến kịp thời với dân. Cung cấp các dịch vụ y tế, dịch vụ an sinh qua đường dây nóng và đến tận nhà người dân thể hiện bản chất “vì dân” của thể chế chính trị, những lúc dân cần nhất. Vấn đề chỉ là chúng đang được thực thi như thế nào trong cuộc sống mà thôi. Vấn đề là “hệ thống chính trị” gần dân nhất vận hành như thế nào? “Quan thì xa, bản nha thì gần”, dân bao giờ cũng phải trông cậy vào chính quyền cơ sở.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhắc nhở lại bài học câu trả lời thực tế nhiều khi khác xa báo cáo. Ông tự chọn các cơ sở và tự đi xuống mà không báo trước, ngay cả cơ sở ở thủ đô Hà Nội. Có những nơi đường dây nóng thực ra khá nguội: Người dân gọi 3 - 4 lần mới được bắt máy. Nhưng cũng có nơi người dân gọi một lần là được bắt máy ngay. Nếu chỉ nghe báo cáo, chắc chắn Thủ tướng khó nhận biết.

Đối với cá nhân Thủ tướng, nhờ “vi hành” xuống tận cơ sở, ông cảm nhận được các giải pháp chính sách đang ảnh hưởng, tác động đến đời sống và sinh mạng của người dân. Đó là phương cách để nắm bắt, điều chỉnh các giải pháp chính sách chưa phù hợp. Tình trạng thấy việc mà không thấy người mới nhanh chóng được khắc phục.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng phê phán nghiêm khắc những “ông quan cách mạng”. Người nói, trong chế độ xã hội mới của chúng ta, bệnh quan liêu là “kẻ thù bên trong, nằm trong các tổ chức của ta”, nó “ngấm ngầm ngăn trở, ngấm ngầm phá hoại sự nghiệp xây dựng của cách mạng”.

Trong Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ban chỉ đạo từ Trung ương tới cơ sở phải quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo; tập trung cao nhất công sức, thời gian, ưu tiên mọi nguồn lực; chủ động nắm chắc và dự báo, kiểm soát tốt tình hình; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với diễn biến mới của dịch bệnh...

Đáng tiếc, nhiều nơi chưa làm được như vậy. “Trăm nghe không bằng một thấy”, hãy xuống với dân!

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

500 hộ dân Discovery Complex "tập trung đông người" đòi quyền lợi hợp pháp đang bị chủ đầu tư xâm phạm

500 hộ dân Discovery Complex "tập trung đông người" đòi quyền lợi hợp pháp đang bị chủ đầu tư xâm phạm
(PLVN) - Sáng nay (4/4), đại diện 500 hộ dân với khoảng 2000 nhân khẩu đang sinh sống tại tòa nhà Discovery Complex – 302 – Cầu Giấy – Hà Nội đã tập trung trước sảnh tòa nhà để đòi các quyền lợi hợp pháp của họ đang bị chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ thương mại Cầu Giấy xâm phạm.

Xác định chủ thể có quyền sử dụng đất khi “sổ đỏ” có chữ “hộ”

Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp Trị. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình tương đối phổ biến ở nước ta, đặc biệt trong giai đoạn thi hành của Luật Đất đai năm 1993 và 2003. Tuy nhiên, một trong những khó khăn, vướng mắc cho những người liên quan và các cơ quan có thẩm quyền, đơn vị hành nghề luật là xác định chủ thể có quyền sử dụng đất khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chữ “hộ”...

Từ “Drama tình ái của nam streamer”: Đừng để "truyền thông bẩn" dẫn dắt

Các buổi livestream của streamer ViruSs thu hút hàng triệu lượt xem. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Truyền thông “bẩn” , nội dung xàm xí hay vô bổ…dưới một cách thức nào đó được nhiều người quan tâm, theo dõi… rồi bị lên án, phanh phui. Thế nhưng, hầu hết mọi người đều quên rằng, nội dung, thông tin và có được tiếp nhận, lan truyền hay không phụ thuộc vào chính khán giả, đọc giả và những “mắt xem” mà chẳng có bất kỳ sự ép buộc nào cả. Vậy, khi trách, khi lên án, phải chăng, chúng ra đã quên mất người xem?

Hoài Đức (Hà Nội): Tạm dừng công trình xây dựng gây hư hại hộ liền kề

Hình ảnh một phần hiện trạng ngôi nhà của ông Tâm, bà Vân. (Ảnh: Tuệ Phong)
(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của ông Nguyễn Hữu Tâm, bà Nguyễn Thị Vân (ngụ khu đất dịch vụ Cụm công nghiệp Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) phản ánh việc công trình liền kề trong quá trình thi công, xây dựng đã gây hư hại nghiêm trọng đến ngôi nhà của gia đình; cán bộ địa chính của UBND xã Kim Chung cho biết, UBND xã đã yêu cầu tạm dừng xây dựng công trình để khắc phục hư hại với các công trình liền kề theo quy định.

Chư Tôn đức Ni dâng hương tưởng niệm tại chùa Kim Liên và Đền Hai Bà Trưng

Chư Tôn đức Ni Phân ban Ni giới Trung ương dâng hương tưởng niệm tại chùa Kim Liên và Đền Hai Bà Trưng
(PLVN) - Sáng 2/4 (tức mùng 5 tháng 3 năm Ất Tỵ), chư Tôn đức Ni trong Phân ban Ni giới Trung ương, Phân ban Ni giới GHPGVN Thành phố Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước đã câu hội về chùa Kim Liên cử hành Lễ dâng hương tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công Phật giáo Việt Nam.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025

Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại; sửa quy định về chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm; quy định về phí bảo lãnh ngân hàng; tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025.

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên
(PLVN) - Sau khi nhận được phản ánh của bà Lại Thị Nghĩa do Báo PLVN chuyển đến về việc UBND quận Long Biên (Hà Nội) không bố trí tái định cư (TĐC) cho gia đình bà Nghĩa vì cho rằng diện tích còn lại sau khi thu hồi đất là 16,1m2 đủ điều kiện xây dựng nhà để ở, là không đúng quy định; Sở Xây dựng đề nghị UBND quận Long Biên rà soát lại các nội dung của Văn bản 775/QLĐT ngày 13/8/2021 của Phòng Quản lý đô thị (QLĐT).

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, tại phường Năng Tĩnh (TP Nam Định, tỉnh Nam Định), công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào của Cty TNHH Trường Thoa dù đã bị xử phạt hành chính, UBND tỉnh yêu cầu tháo dỡ, khắc phục hậu quả trong 1 năm, Sở Xây dựng cũng đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế từ năm 2024 nhưng đến nay công trình này vẫn chưa bị cưỡng chế, vẫn được sử dụng kinh doanh như bình thường.

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thực tế cho thấy, có nhiều người đi bộ bắt xe, tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Vậy người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý thế nào?