Xung quanh việc tuyển sinh đầu cấp

Thông thường, khoảng giữa tháng 6, các trường tiểu học, THCS đã phát hồ sơ tuyển sinh đầu cấp. Do đó, hầu hết cha mẹ muốn xin vào trường trái tuyến cho con đều phải chạy đôn chạy đáo tìm kiếm mối quan hệ để "đặt chỗ trước’’ cho con. Ai cũng biết, tâm lý của nhiều bậc phụ huynh là muốn cho con được học ở trường có chất lượng tốt, dù phải đi xa và đóng góp nhiều hơn học sinh đúng tuyến, nên đối với các trường được coi là trường "điểm’’, áp lực từ việc nhận học sinh trái tuyến rất lớn, bởi học sinh đông nếu không bảo đảm được cơ sở vật chất sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Chọn mua sách giáo khoa tại siêu thị sách Ngọc Bình (TP Nam Định).  Ảnh: Thu Hà
Chọn mua sách giáo khoa tại siêu thị sách Ngọc Bình (TP Nam Định).  Ảnh: Thu Hà

Vừa dắt xe ra khỏi nhà, chị bạn hàng xóm đã vồ vập khoe: "Mừng quá em ạ, thằng Tý nhà chị hôm nay có tên trong danh sách nhập học rồi".

Nghe chị hàng xóm khoe, tôi biết nói gì hơn ngoài việc chúc mừng chị đã xin cho con vào được lớp 1 ở "trường điểm’’. Lâu nay, tôi luôn gàn chị "chạy trường’’ vì gia đình chị có hộ khẩu không cùng khu vực với trường chị dự định xin cho con vào học (trái tuyến), thứ hai là chị lại nhờ "chạy’’ qua những mấy "cầu’’, biết đâu tiền mất mà lại còn nhỡ nhàng việc học của con. Không ngờ với hơn chục triệu đồng, con chị đã có chỗ học tại trường tiểu học H.T (T.P Nam Định) mà bao bậc phụ huynh ở thành phố mong muốn con mình được vào(!). Để tôi hiểu thêm về việc này, anh bạn đồng nghiệp cho biết, năm trước, con chị gái anh mặc dù đã đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi Văn-Tiếng Việt và Toán lớp 5, nhưng trong hàng trăm giải học sinh giỏi của thành phố, chắc gì cháu đã được xét vào học trường mà gia đình chọn. Vậy là anh chị đã xin nhập hộ khẩu của cháu về với bà ngoại để có hộ khẩu đúng tuyến với trường.

Chị Yến làm nghề kinh doanh, mấy năm nay làm ăn khấm khá, lại có mỗi cậu con trai năm nay vào lớp 1 cũng chạy vạy khắp nơi tìm "cửa’’ xin cho con vào một trường điểm cho "bằng bạn, bằng bè". Hễ có ai mách nước tìm đến cán bộ, giáo viên, thậm chí cả bảo vệ trường có khả năng lo được, chị đều tìm đến nhờ vả. Vậy nhưng không may cho chị, đến khi chuẩn bị đến thời gian học sinh nhập học, không thấy con có tên danh sách tuyển sinh của trường, chị mới ngã ngửa ra. Đòi lại tiền thì chỉ nhận được câu trả lời đợi thêm mấy ngày nữa sẽ lo được, mà năm học mới đang đến gần, các trường tiểu học khác cũng đã ổn định việc tuyển sinh. Thế là chị lại tất tả tìm cách nộp đơn cho con vào học tại trường đúng tuyến ở gần nhà.

Thông thường, khoảng giữa tháng 6, các trường tiểu học, THCS đã phát hồ sơ tuyển sinh đầu cấp. Do đó, hầu hết cha mẹ muốn xin vào trường trái tuyến cho con đều phải chạy đôn chạy đáo tìm kiếm mối quan hệ để "đặt chỗ trước’’ cho con. Có nhiều bậc phụ huynh đã than vãn rằng, trường tiểu học T. có thông báo 7h30 phút bắt đầu bán hồ sơ, nhưng chẳng hiểu bằng cách nào mà đến 8h30 có thông báo đã hết hồ sơ. Có hỏi thì chỉ nhận về câu trả lời không thỏa đáng nên đành ngậm ngùi bảo nhau "chắc tại là trường "điểm’’ nên thế!’’. Ai cũng biết, tâm lý của nhiều bậc phụ huynh là muốn cho con được học ở trường có chất lượng tốt, dù phải đi xa và đóng góp nhiều hơn học sinh đúng tuyến, nên đối với các trường được coi là trường "điểm’’, áp lực từ việc nhận học sinh trái tuyến rất lớn, bởi học sinh đông nếu không bảo đảm được cơ sở vật chất sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Trong khi đó, đối tượng xin học trái tuyến thường là người thân, người quen, giáo viên trong trường và đôi khi còn từ những áp lực "vô hình’’ khác, mà hiệu trưởng trường này không dễ chối từ. Một giáo viên trường tiểu học trên địa bàn thành phố Nam Định cho biết: Năm học nào, Sở GD-ĐT cũng có quy định trường tôi không được nhận học sinh lớp 1 trái tuyến. Do đó, nhà trường chỉ được phép nhận học sinh đúng tuyến. Những trường hợp trái tuyến chỉ có thể ưu tiên đặc biệt cho con ruột cùng có hộ khẩu với giáo viên, cán bộ, công nhân viên trong trường. Thế nhưng, trên thực tế vào năm học, vẫn có nhiều học sinh trái tuyến đến lớp!

Tại các huyện, hầu hết người dân làm nông nghiệp, không có điều kiện đưa đón con đi học xa nên học ở "trường làng’’ là giải pháp tốt nhất. Hiện tượng học sinh ở xã này đi học ở xã khác hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, cho con học lớp cô A hay cô B ở trường lại là vấn đề được nhiều phụ huynh đề cập. Một số trường thường phân công giáo viên chuyên dạy lớp 1, do đó phụ huynh học sinh nắm rõ đặc điểm của từng cô. Có người thích con học cô này vì cô luyện viết chữ đẹp, người lại thích con học cô kia vì cô nghiêm khắc… Do đó, chuyện xin hiệu trưởng cho con vào lớp này, lớp khác theo uy tín của giáo viên thường xảy ra, dẫn đến hiện tượng lớp có quá đông học sinh đăng ký, lớp lại có ít học sinh.

Việc tìm cho con một môi trường học tập tốt khi mới đi học là việc làm chính đáng của các bậc phụ huynh. Nhưng cũng có nhiều người quá kỳ vọng vào con, đặt ra những mục tiêu học tập cao và gò con theo mong muốn của mình, nghĩ rằng cứ cho con vào trường tốt là trẻ sẽ học giỏi. Ngoài ra, không ít cha mẹ cố "chạy" cho con học ở những trường có tiếng vì chính sĩ diện của mình. Và, hầu như ai cũng biết, thực chất chương trình dạy ở các trường tiểu học đều được thống nhất một bộ sách do Bộ GD-ĐT quy định. Thế nhưng, cứ đến dịp tuyển sinh đầu năm, nhiều phụ huynh lại tất tả lo "chạy’’ trường cho con. Trao đổi về vấn đề này với một số hiệu trưởng của các "trường điểm’’ chỉ nhận được những câu trả lời không thỏa đáng hoặc những nụ cười "bí hiểm’’. Có hay không việc "chạy trường, chạy lớp’’, câu hỏi đó xin được gửi tới các nhà quản lý giáo dục./.

Hồng Minh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.