Xúc tiến quảng bá du lịch: Vẫn trong tình trạng “ăn xổi, ở thì”

Xúc tiến quảng bá du lịch kém hiệu quả vì vừa thiếu tiền vừa thiếu nhất quán.
Ảnh minh họa
Xúc tiến quảng bá du lịch kém hiệu quả vì vừa thiếu tiền vừa thiếu nhất quán. Ảnh minh họa
(PLO) - Thiếu chuyên nghiệp, không có tầm nhìn chiến lược, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam vẫn sa đà vào các giải pháp tình thế, kém hiệu quả.  

“Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”

Thời gian vừa qua, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành nhằm hỗ trợ cho ngành du lịch phát triển; Hệ thống cơ quan xúc tiến du lịch từ trung ương đến địa phương cũng đã được thành lập với 58/63 địa phương có bộ phận chuyên trách về xúc tiến du lịch… 

Tuy nhiên, theo ông Đinh Ngọc Đức, Vụ trưởng Vụ Thị trường - Tổng cục Du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch vẫn còn rất nhiều bất cập. Trong đó đáng lo ngại nhất là việc nghiên cứu, định hướng thị trường vẫn chưa gắn với thực tế, không bám sát các phân khúc thị trường mục tiêu. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu thông tin không nhất quán, chưa cập nhật thường xuyên các dự báo, xu hướng thay đổi của thị trường để có những điều chỉnh phù hợp.  

Tuy 3 tháng đầu năm du lịch Việt Nam đạt được mốc 4,2 triệu khách nhưng ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cũng phải thừa nhận công tác xúc tiến du lịch vẫn rất kém hiệu quả. “Chúng ta mới chỉ đi ở những bước đầu, việc tổ chức các gian hàng du lịch Việt Nam tại các hội chợ du lịch còn nhiều hạn chế. Hình ảnh hiện diện gian hàng quốc gia chưa ổn định, thông điệp chưa rõ ràng…” – ông Siêu nói.

Cũng theo ông Siêu, kinh phí cho xúc tiến du lịch hiện nay rất ít ỏi (mỗi năm 30-40 tỉ đồng ở trung ương, các địa phương hầu như rất thấp) đã không đủ để tạo ra những chương trình xúc tiến hiệu quả. Nguyên nhân được chỉ ra là thiếu tiền và thủ tục hành chính rườm rà. Ngành du lịch nói rằng, có một thực tế các địa phương, doanh nghiệp đều mong tổng cục có kế hoạch xúc tiến đầu tư sớm nhưng để có nguồn lực lại phải qua các thủ tục của Bộ Tài chính. “Chúng tôi muốn xây kế hoạch từ nay cho đến tháng 10 năm sau nhưng câu chuyện ở đây là kinh phí” - ông Đức phàn nàn. 

Không chỉ trung ương, đại diện Sở Du lịch Quảng Ninh cũng cho biết, việc xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế khi không có sự đồng bộ, nhất quán, không có sự xuyên xuốt cho xúc tiến du lịch quốc gia. Phần lớn tại các gian hàng du lịch Việt Nam tại các hội chợ du lịch nước ngoài, không có bóng dáng đầu tàu của Tổng cục Du lịch. “Tất nhiên mỗi địa phương đều phải có chiến lược phát triển riêng, nhưng không thể để địa phương riêng, Tổng cục Du lịch riêng mà phải có sự nhất quán, đồng nhất và xuyên suốt” – đại diện Sở Du lịch Quảng Ninh nói.

Thay đổi theo hướng nào?

Ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, muốn xúc tiến hiệu quả như các nước thì cần biết đâu là thị trường trọng điểm và họ muốn gì. “Làm xúc tiến trước hết phải làm sản phẩm, ngoài ra trong vòng 5 năm phải có sản phẩm mới thì mới có thể giữ được khách cũ và có khách mới” - ông Thọ nhấn mạnh.  

Cũng theo ông Thọ, trong thời đại công nghệ 4.0, nên tận dụng mạng xã hội để giới thiệu hình ảnh đất nước con người Việt Nam tươi đẹp, điều đó sẽ tạo nên sự lan tỏa vô cùng lớn. Tripadvisor có 60 triệu thành viên, Alibaba có tới 6 triệu lượt truy cập - kênh cơ bản để hút khách du lịch - nhưng chúng ta gần như đang bỏ trống hoàn toàn. 

Đồng ý quan điểm này, ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, muốn du lịch tăng trưởng tốt thì việc quan trọng là phải cơ cấu lại định hướng thị trường, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch tại các thị trường còn dư địa và có khả năng tăng trưởng mạnh trong những năm tới. 

“Thời gian tới, Tổng cục Du lịch sẽ đổi mới cả về nội dung và phương thức tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch. Điều chỉnh các phương thức, công cụ xúc tiến, quảng bá du lịch chuyên nghiệp, hiệu quả; ưu tiên các công cụ tác động nhanh, trực tiếp, chi phi thấp. Nghiên cứu, tổ chức một số chương trình xúc tiến quảng bá du lịch tổng thể tại một số thị trường trọng điểm, tạo cú hích mạnh mẽ” - ông Siêu nói.  

Nói về những loay hoay câu chuyện xúc tiến quảng bá du lịch, chuyên gia chiến lược marketing – TS.Lê Quốc Vinh chia sẻ câu chuyện rất thực tế của Vietnam Airlines (VNA). Theo ông Vinh, doanh nghiệp này đã thuê hẳn một công ty chuyên nghiên cứu thị trường để nghiên cứu từng thị trường mà VNA muốn hướng tới. Nghiên cứu đã đo được chỉ số nhận biết thương hiệu của VNA ở mỗi thị trường đó, từ đó thay đổi cách nhận thức để quảng bá thương hiệu. “Nhờ vậy mà họ lọt vào Top 10 thương hiệu doanh nghiệp mạnh nhất Việt Nam. Du lịch Việt Nam theo tôi có khi cũng nên làm như vậy” - ông Vinh khuyến nghị.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.