Xúc động về tình người trong cơn bão số 3

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cơn bão số 3 (Yagi) qua đi đã để lại thiệt hại lớn về người và của tại nhiều địa phương. Thế nhưng, giữa những ngày bão gió, một làn sóng khác cũng mạnh mẽ không kém đang lan tỏa, đó là tình người, là sự đoàn kết, tình yêu thương, là sự sẻ chia sẵn sàng tương trợ lẫn nhau trong hoạn nạn của người dân Việt Nam.

Trong suốt ngày hôm qua đến sáng nay 8/9, những câu chuyện cảm động về sự giúp đỡ giữa người với người đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, khiến ai cũng cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương tràn ngập.

Clip ghi lại khoảnh khắc các xe ô tô đi chậm trên cầu Nhật Tân để tránh gió cho xe máy (Ảnh cắt từ clip được chia sẻ trên MXH).

Clip ghi lại khoảnh khắc các xe ô tô đi chậm trên cầu Nhật Tân để tránh gió cho xe máy (Ảnh cắt từ clip được chia sẻ trên MXH).

Một trong những hình ảnh nổi bật và được chia sẻ nhiều nhất là cảnh tượng trên cầu Nhật Tân, Hà Nội. Hàng loạt xe tải, ô tô đã đi chậm lại, thành hàng chắn gió để giúp các xe máy di chuyển an toàn qua cầu trong cơn bão. Khoảnh khắc này đã được ghi lại và lan tỏa rộng rãi trên khắp các nền tảng xã hội, với vô số lời khen ngợi và tự hào từ cư dân mạng.

Một tài khoản Tiktok xúc động chia sẻ: “Không chỉ một, mà rất nhiều xe cùng nhau hỗ trợ. Nhìn thật ấm lòng tình người trong cơn bão số 3.”

Một tài khoản khác bày tỏ: "Nhìn thấy mà ấm lòng, vậy cũng đủ hiểu người Việt Nam mình còn có nhiều người có lòng thương người đến nhường nào”; “Không từ ngữ nào diễn tả được cảm xúc. Nước mắt cứ rơi thôi, mấy ngày nay cứ vào tiktok là khóc như lụt vậy. Tôi yêu Việt Nam”,...

Cộng đồng mạng không chỉ xúc động với hành động trên cầu Nhật Tân mà còn chia sẻ những câu chuyện khác về lòng nhân ái trong cơn bão. Hình ảnh người dân mở cửa đón người vô gia cư, người lao động kẹt lại không thể về nhà, hay các sinh viên có nhà bị tốc mái, hư hại... đã làm "triệu trái tim" người Việt tan chảy.

Người lao động đang trú tạm tại chung cư nhà chị Phương Anh. (Ảnh: NVCC)

Người lao động đang trú tạm tại chung cư nhà chị Phương Anh. (Ảnh: NVCC)

Chia sẻ về việc gia đình đã mở cửa căn hộ trống của mình để đón người dân đến trú bão, chị Phương Anh (SN 1994, Hà Nội) cho biết, gia đình chị sống ở tầng dưới, trong khi căn hộ tầng trên hiện đang để trống, chỉ có bếp và nhà vệ sinh, nhưng có thể chứa được nhiều người. Từ hôm qua đến nay, chị đã tiếp nhận khoảng 20 người đến tránh bão tại chung cư của mình.

"Từ chiều hôm qua, sau khi đăng trạng thái trên Facebook về việc có căn hộ trống tại Nguyễn Tuân, nhiều người đã gọi điện hỏi thăm. Trong số đó, có một người vô gia cư, còn lại phần lớn là các bạn sinh viên có nhà bị tốc mái, vỡ cửa kính, hoặc người lao động kẹt lại Hà Nội do nhà xa không thể về được. Một số khác vừa mới lên Hà Nội tìm việc và chưa có chỗ trọ ổn định. Biết được thông tin, nhiều cư dân trong chung cư cũng đã chung tay mang lên đồ ăn, thức uống để giúp đỡ mọi người trú bão" - chị Phương Anh kể lại.

Cũng theo chị, việc mời mọi người đến trú bão chỉ là một quyết định bộc phát khi thấy căn hộ trống và lo lắng cho những người không có nơi trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, sau khi các trang fanpage lớn chia sẻ bài viết của mình, đến tận đêm khuya vẫn có nhiều người gọi điện hỏi chỗ trú, nhưng do bão lớn, không phải ai cũng có thể đến được.

Không chỉ ở Hà Nội, tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, bà chủ khách sạn CoTo View cũng mở cửa đón những người dân có nhà không kiên cố vào trú bão miễn phí. Chia sẻ với Vietnamnet, bà chủ Lê Thị Loan (43 tuổi) cho biết, 13 phòng nghỉ vẫn dùng phục vụ du khách đang phục vụ miễn phí những người tránh bão. Đó là các hộ dân, người lao động có nhà không kiên cố hoặc thuê phòng trọ sinh sống trên đảo.

Với một số người sức khỏe kém, vợ chồng chị Loan cùng nhân viên khách sạn phối hợp với chính quyền địa phương đến tận nơi để đón.

Hành động của bà đã nhận được sự tán dương từ cộng đồng, minh chứng cho tinh thần đoàn kết giữa người dân trong bão tố.

Người dân chia sẻ hình ảnh công an phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội đến giúp đỡ không quản bão giông. (Ảnh: MXH)

Người dân chia sẻ hình ảnh công an phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội đến giúp đỡ không quản bão giông. (Ảnh: MXH)

Ngoài ra, trong thời gian bão Yagi hoành hành, cư dân mạng cũng chia sẻ nhiều khoảnh khắc ấm tình người khác, cho thấy lòng vị tha, sự đoàn kết, yêu thương nhau của người Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn, như chuyện anh công an phường ở Yên Sở đến giúp người dân neo đơn, hay một bà cụ liêu xiêu dắt xe đạp qua cầu được một tài xế ô tô chở cả người lẫn xe đưa về tận nhà cách 10km... Những câu chuyện tưởng chừng nhỏ bé ấy lại chứa đựng những giá trị lớn lao về lòng nhân ái và sự sẻ chia.

Trong bão tố, người Việt không chỉ cùng nhau vượt qua những thử thách mà còn thể hiện rõ nét tinh thần tương thân tương ái. Những căn nhà trống mở cửa đón người trú bão, những dòng xe tải chậm rãi che chắn cho xe máy, hay những người lặng lẽ chia sẻ đồ ăn, thức uống – tất cả đã tạo nên một bức tranh đẹp về lòng nhân ái giữa thiên tai.

Sự đoàn kết, yêu thương ấy chính là động lực mạnh mẽ giúp người dân vượt qua khó khăn và nhắc nhở rằng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tình người luôn là điểm tựa vững vàng nhất.

Tin cùng chuyên mục

Phát huy tốt vai trò của Công đoàn trong bối cảnh mới

Phát huy tốt vai trò của Công đoàn trong bối cảnh mới

(PLVN) - Tại Hội thảo khoa học Quốc gia về “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức diễn ra sáng 22/11, các đại biểu đã đề xuất nhiều kiến nghị để Công đoàn có thể phát huy tốt vai trò của mình trong tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đọc thêm

Đưa công tác gia đình đi vào chiều sâu, hiệu quả

Giá trị của gia đình được xác định là một trong 4 giá trị quan trọng cần được ưu tiên để xây dựng trong tình hình mới. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hội LHPNVN)
(PLVN) - Thực tiễn cho thấy, một trong những mấu chốt của việc chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác gia đình nói chung, xây dựng hệ giá trị gia đình nói riêng phụ thuộc rất lớn vào vai trò người đứng đầu ở các tỉnh, thành, địa phương. Bài học kinh nghiệm chính là nơi nào cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thì nơi đó phong trào xây dựng gia đình phát triển và mang lại kết quả tốt.

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Buổi truyền thông về bình đẳng giới góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, nổi bật trong số đó là việc thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

'Yêu mới ghen' hay bạo lực giới - góc nhìn từ cơ quan giám định pháp y

Hình minh họa
(PLVN) - Nhiều người vẫn quan niệm “yêu mới ghen” để từ đó dẫn đến các hành động sai lầm trong ứng xử, thậm chí là vi phạm pháp luật vì “cuồng yêu, cuồng ghen”. Nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, nhiều câu chuyện “tận mục sở thị” ở Trung tâm Pháp y Hà Nội đã để lại những vấn đề đáng để suy ngẫm…

Vì sao cứ phải 'trai xanh, gái hồng'?

 Ảnh minh họa. (Nguồn: Afamily)
(PLVN) - Xã hội chúng ta vẫn đã và đang mặc định rằng, màu hồng (hay những màu sắc rực rỡ) là dành cho con gái, còn màu xanh (hay những gam màu lạnh) là dành cho con trai. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, việc xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi không chỉ giúp trẻ phát triển cân bằng mà còn đóng góp vào việc thay đổi nhận thức xã hội về vai trò giới tính, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hiện nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang nỗ lực xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi trẻ em.

Trở thành một phụ nữ đúng nghĩa

Ảnh minh họa. (Nguồn: TCNDN)
(PLVN) - Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ: kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Việc phân chia này là không tự nhiên và đến từ sự phân công lao động trong xã hội phụ hệ.

Pháp luật - Nền tảng thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới

Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa ứng xử về bình đẳng giới, hướng tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong xã hội.

Văn hóa ứng xử trong bối cảnh chuyển đổi số: Làm gì để khoảng cách giới không bị nới rộng?

Phụ nữ đang đối mặt với nguy cơ cao hơn về bạo lực giới trong môi trường số. (Ảnh trong bài: AI)
(PLVN) - Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang mở ra những cơ hội to lớn để thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời cũng mang lại những thách thức nhất định, trong đó có nguy cơ mở rộng khoảng cách giới nếu không có những giải pháp phù hợp. Trong bối cảnh này, văn hóa ứng xử giữ vai trò quan trọng, không chỉ giúp thu hẹp khoảng cách giới mà còn tạo nên một môi trường số an toàn, công bằng và văn minh hơn.

Bất bình đẳng giới 'ẩn' trong tiềm thức

Gia đình Tiktok Pam yêu ơi được tuyên dương tại Chương trình Gia đình trẻ hạnh phúc 2024. (Ảnh: Đ.H)
(PLVN) - Ở Việt Nam, phụ nữ có hai ngày để được tôn vinh, chưa kể các ngày Lễ Tình yêu, Noel…, tới mức nhiều người có cảm giác xa lạ với định kiến giới. Thế nhưng, bất bình đẳng giới dường như vẫn ẩn sâu trong tiềm thức, văn hóa của người Việt, rằng “đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”…