Xúc động hình ảnh cô giáo vừa bế con vừa giảng bài cho học sinh

Cô K.C bế con trong lúc dạy.
Cô K.C bế con trong lúc dạy.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hình ảnh nữ giáo viên bế con nhỏ đang ngủ say trên tay vừa giảng dạy khiến nhiều người khâm phục.

Sự việc được cô Đinh Thị Thiên Ân, Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Đa (Bình Thạnh, TP HCM) ghi lại vào buổi học ngày 10/3. Cô Thiên Ân cho biết, hôm đó như thường lệ, cô đi kiểm tra các lớp để xem tình hình dạy học. Khi đi ngang lớp 6A4, thấy cô C (giáo viên dạy môn Địa Lý) vừa bế con đang ngủ say trên tay vừa giảng dạy.

Trên trang cá nhân, nữ hiệu trưởng viết: “Em có thể báo bận, báo mệt để ở nhà mở lớp online vừa dạy vừa trông con nhỏ. Vậy mà từ Quận 12, em đưa con, đưa máy tính đến trường. Em có thể nghỉ ngơi do đang điều trị F0 nhưng nhờ học trò mang máy tính kết nối...".

Cô Thiên Ân đồng thời bày tỏ: “Nhìn hình ảnh ấy tôi thấy các đồng nghiệp của mình, họ rất trách nhiệm với nghề”.

Cô Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Đa gọi đây là "liều vitamin chống dịch", để mọi người mỉm cười giữa lúc "suốt ngày cứ F0, F1".

Nữ giáo viên vừa bế con vừa giảng bài là cô Trần Thị Kim C. Nhà ở quận 12, hằng ngày để tới trường, cô C phải di chuyển khá xa. Cô C kể có hai con. Con lớn 5 tuổi đang học mầm non. Con nhỏ được mẹ bế ngủ mới 28 tháng tuổi. Bình thường con cũng được gửi ở trường mầm non nhưng chỉ học 1 buổi sáng. Vì vậy buổi trưa vợ chồng cô phải đón con về nhờ hàng xóm trông hộ. Nhưng hôm đó nhà hàng xóm bận việc, chồng cô lại đi công tác, bất đắc dĩ cô C đã đưa con lên trường.

Cuối buổi chiều thì bé buồn ngủ nên đòi mẹ bế. Không còn cách nào khác cô vừa bế con, vừa giảng dạy. Cô K.C. cho biết: "Tôi biết việc dẫn con nhỏ vào lớp dạy có thể sẽ dẫn đến sự hiếu kỳ của học sinh khiến các em không tập trung vào bài học. Vì vậy sau những giây phút phấn khích ban đầu của học trò, tôi đã dặn dò các em: Hôm nay nhà cô có việc, không ai trông bé nên cô dẫn theo. Các em đừng quan tâm đến bé mà hãy tập trung vào bài học. Được cái là học sinh của tôi rất hiểu chuyện, các em ngoan hơn ngày thường, chăm chú lắng nghe bài giảng và làm bài tập khá nhanh".

Tết Nguyên đán, nữ giáo viên cũng từng nhiễm COVID-19, rất may đã khỏi bệnh để dạy trực tiếp sau Tết.

Theo nhận xét của ban giám hiệu Trường THCS Thanh Đa, cô K.C là giáo viên trẻ năng nổ ở Trường THCS Thanh Đa. Đặc biệt, cô ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy rất hiệu quả. Tiết dạy chiều 10/3 ở lớp 6A4 cũng là tiết dạy bằng giáo án điện tử.

"Cô K.C là một trong hai giáo viên của trường chúng tôi được xếp thời khóa biểu để giảng dạy môn lịch sử và địa lý lớp 6 theo chương trình mới. Thế nên nếu cô K.C xin nghỉ thì cũng sẽ không có giáo viên dạy thay thế được. Dĩ nhiên cô K.C có thể xin ở nhà để dạy online. Tuy nhiên cô đã cố gắng đến trường để dạy trực tiếp cho học sinh, đó là điều đáng quý", Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Đa nói.

Đọc thêm

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp 1 được phụ cấp cao hơn nhà giáo khác?

Đại biểu Nguyễn Thanh Phong, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long tham gia ý kiến.

(PLVN) - Cho rằng giáo viên lớp 1 là người đặt viên gạch đầu tiên tạo nền tảng vững chắc cho những lớp sau, Đại biểu tỉnh Vĩnh Long đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác cao hơn so với các nhà giáo khác để có thêm động lực nỗ lực nhiều hơn.

Khát vọng đưa giáo dục ngang tầm với các nước phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: MOET).
(PLVN) - Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính và ý kiến trao đổi của các thành viên Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 91 đề trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, dự kiến trước ngày 20/11/2024.

Cơ quan chủ quản yêu cầu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại giải trình về thu, chi tài chính

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại có địa chỉ tại 126 P. Xốm, Phú Lâm, Hà Đông, TP Hà Nội.
(PLVN) - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại Nguyễn Trung Sơn khẳng định, khoảng 10 năm nay, nhà trường không có tiền để chi trả phụ cấp ưu đãi nghề (phụ cấp đứng lớp) và phụ cấp thâm niên nhà giáo cho cán bộ giao viên, kể cả bản thân ông. Vấn đề này đã được nhà trường báo cáo tài chính, kiến nghị với Bộ Công Thương hàng năm, nhưng chưa bao giờ nhận lại được phản hồi.  

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

Quang cảnh buổi Hội thảo
(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.