Xúc động chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Thừa Thiên Huế

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, Nhân dân xã Hồng Hạ trong chuyến thăm, làm việc vào năm 2014.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, Nhân dân xã Hồng Hạ trong chuyến thăm, làm việc vào năm 2014.
(PLVN) - Hơn 10 năm trước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến tham quan Đại nội Huế và thăm bà con các dân tộc ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới… Nhắc đến chuyến thăm này, ông Phan Thanh Hải - Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh không khỏi xúc động.

Quan tâm đến bảo tồn di sản

Tháng 3/2014, đến thăm, làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang; cần phát huy tối đa thế mạnh, tiềm năng mà tỉnh nhà đang có.

Sau khi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi thăm một số địa phương, công ty và đặc biệt dành thời gian vào tham quan Đại Nội Huế - một phần trong quần thể di tích Cố đô Huế, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.

Nhắc đến chuyến thăm này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Phan Thanh Hải - Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh không khỏi xúc động. Thời điểm đó, ông Hải đang làm Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và vinh dự được lãnh đạo tỉnh giao nhiệm vụ đón tiếp và giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác cấp cao của Đảng đến thăm Đại Nội Huế.

"Đó là một buổi chiều muộn, dù mưa lớn nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác vẫn đến thăm Hoàng cung Huế đúng lịch. Khi thăm điện Thái Hòa và các cung điện bên trong Tử Cấm thành, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nghe chúng tôi giới thiệu rất chăm chú, đồng thời luôn đưa ra những nhận xét ngắn gọn nhưng rất chuẩn xác về giá trị, ý nghĩa sâu sắc cũng như sự kết nối, kế thừa của di sản văn hóa thời Nguyễn trong dòng chảy lịch sử văn hóa của dân tộc”, ông Hải nhớ lại.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Đại nội Huế vào năm 2014.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Đại nội Huế vào năm 2014.

Sau đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đã đến dâng hương các bậc tiền nhân và nghe giới thiệu về công trình Thế Tổ miếu. Tại đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã căn dặn đội ngũ những người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa Cố đô cần phải không ngừng học tập phấn đấu để nâng cao trình độ kiến thức, bồi đắp tình yêu, sự tâm huyết đối với các di sản vô giá của dân tộc.

Dù đã đón tiếp nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các nguyên thủ quốc gia đến thăm khu di sản Cố đô nhưng ấn tượng nhất trong ông Hải vẫn là khi đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là vị lãnh đạo Đảng không chỉ phong cách giản dị, thái độ chân thành mà trên hết là sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực văn hóa, di sản.

Định hướng để Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương

Cũng trong chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn theo tinh thần nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ tỉnh và các nghị quyết, kết luận của Trung ương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tổng Bí thư cho rằng, triển vọng phát triển của tỉnh còn rất lớn, nhất là trong mối liên kết với các tỉnh ở khu vực miền Trung. Vì vậy, Tổng Bí thư đề nghị tỉnh cần phân tích hết thế mạnh, tiềm năng để khai thác và phát huy tối đa các lợi thế, đồng thời thực hiện mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Muốn hoàn thành mục tiêu đã đề ra, Đảng bộ, quân và dân toàn tỉnh cần tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước cách mạng, biến sức mạnh tổng hợp đó thành sức mạnh vật chất. Cán bộ, đảng viên, cấp ủy các cấp cần đổi mới tư duy mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt, năng động, để bứt phá vươn lên.

Tổng Bí thư trao tặng ảnh Bác Hồ cho Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.
Tổng Bí thư trao tặng ảnh Bác Hồ cho Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế cần xác định rõ các tiêu chí, từ đó có chương trình, đề án phù hợp và quan trọng là biến các chương trình, đề án đó thành hiện thực. Đồng thời khai thác tốt mọi nguồn lực vật chất, phát triển nguồn lực con người; chú trọng công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, chống tệ quan liêu tham nhũng; cần liên kết tốt với các địa phương trong khu vực để phát triển, nhất là liên kết phát triển du lịch, giao thông, thương mại.

Và đúng 5 năm sau, Tổng Bí thư đã chủ trì một phiên làm việc đặc biệt của Bộ Chính trị với tỉnh Thừa Thiên Huế để tổng kết đánh giá 10 năm thực hiện Kết luận số 48-KL/TW, rồi sau đó ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Theo bà Nguyễn Thị Sửu, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế, thông điệp cơ bản của Nghị quyết số 54/NQ – TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng chính là tư tưởng của Tổng Bí Thư: Thừa Thiên Huế nhất thiết khẳng định được mình trong tiến trình trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương không gì khác là trên nền tảng di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan môi trường và thông minh.

Tổng Bí thư với người dân vùng cao A Lưới

Trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm bà con các dân tộc xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, khảo sát tình hình xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tại đây.

Nói chuyện với người dân xã Hồng Hạ, Tổng Bí thư bày tỏ vui mừng và ấn tượng trước những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã đã đạt được trong thời gian qua, nhất là công tác giảm nghèo, phát triển các mô hình kinh tế tăng thu nhập. Đến nay, Hồng Hạ cũng đã tự túc được lương thực, thực phẩm, không còn lo thiếu đói như những năm trước.

Tổng Bí thư lưu ý với địa phương trên con đường xây dựng và phát triển cần chú ý đến công tác giảm nghèo, tránh để tái nghèo; phát triển các mô hình kinh tế bền vững, lâu dài để cải thiện thu nhập.

Tổng Bí thư trong lần đến thăm và làm việc với xã Hồng Hạ, huyện miền núi A Lưới.
Tổng Bí thư trong lần đến thăm và làm việc với xã Hồng Hạ, huyện miền núi A Lưới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành tặng 2 món quà đặc biệt cho xã Hồng Hạ, đó là công trình nhà Gươl truyền thống và cầu dân sinh Ưng Hồng, bắc qua thượng nguồn sông Bồ.

Ông Hồ Viết Lương, Chủ tịch UBND xã Hồng Hạ cho biết, nhà Gươl truyền thống là một thiết chế văn hóa tiêu biểu, độc đáo, có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần, đời sống xã hội và tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Hồng Hạ nói riêng, huyện A Lưới nói chung.

Trước thời điểm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm, công trình có ý nghĩa quan trọng này đã mai một. Địa phương và người dân rất muốn phục dựng nhà Gươl để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nhưng do điều kiện khó khăn nên chưa thực hiện.

Đối với công trình cầu Ưng Hồng bắc qua thượng nguồn sông Bồ, nằm trên tuyến đường dẫn vào khu tái định cư Cu Mực - Căn Hoa đã giúp người dân khu tái định cư Cu Mực - Căn Hoa đi lại thuận lợi, giao thương hàng hóa với bên ngoài, qua đó phát triển kinh tế hộ gia đình.

Theo Chủ tịch UBND xã Hồng Hạ, 2 công trình nói trên không chỉ giúp địa phương khắc phục những khó khăn, tồn tại trước mắt mà còn tạo động lực để địa phương phấn đấu vươn lên lâu dài.

Những tình cảm mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế là động lực để Thừa Thiên Huế thực hiện thành công Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.