Xuất tinh ra máu, bệnh gì?

Xuất tinh ra máu, bệnh gì?
(PLO) - Bình thường, tinh dịch khi xuất ra có màu trắng ngà. Khi tinh dịch có máu (bằng mắt thường nhìn thấy tinh dịch có màu đỏ, hồng hoặc khi xét nghiệm thấy có máu trong tinh dịch) thì gọi là xuất tinh ra máu.

Trường hợp tinh dịch có lẫn máu từ ngoài vào như rách hãm quy đầu, rách, rạn rách da quy đầu, đặc biệt trong những trường hợp quan hệ mạnh, thì không gọi là xuất tinh ra máu. Xuất tinh ra máu là bệnh lành tính và tự khỏi nhưng rất hay tái phát.

Xuất tinh ra máu thực sự đáng quan ngại khi nó là triệu chứng của một bệnh thực thể. Khi đó người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như: tiểu buốt, tiểu đau, có lẫn máu trong nước tiểu; đau khi xuất tinh; sốt nhẹ; đau lưng dưới; đau bụng dưới; đau, sưng ở vùng tinh hoàn, bìu, bẹn. Khi đó xuất tinh ra máu có thể do các nguyên nhân bệnh lý như:

Viêm do nhiễm khuẩn: Đây là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất gây xuất tinh ra máu, có thể là viêm túi tinh, viêm đường dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm lao mào tinh hoàn - tinh hoàn... Chiếm khoảng 40% các trường hợp xuất tinh ra máu là do viêm túi tinh. Quá trình viêm gây kích thích niêm mạc dẫn đến sung huyết và phù nề các ống, các tuyến của đường dẫn tinh: túi tinh, tuyến tiền liệt, niệu đạo,  rồi gây xuất tinh ra máu. Đồng thời khi bị viêm, túi tinh bị phù, tắc nghẽn khiến xuất tinh, túi tinh tăng cường co bóp làm đứt mạch máu cũng dẫn đến xuất tinh ra máu.

Do viêm tuyến tiền liệt: Sẽ làm tinh dịch bị biến đổi, cũng có thể khiến khi xuất tinh thì tinh dịch có lẫn máu... Xuất tinh ra máu có thể xuất hiện sau khi sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng, đặt dụng cụ niệu đạo, chạy tia xạ trong ung thư tuyến tiền liệt, sau thắt ống dẫn tinh, sau cắt tinh hoàn...

Tổn thương niệu đạo: Quan hệ tình dục quá dày sẽ dẫn đến tuyến tiền liệt, túi tinh tắc nghẽn và gây xuất tinh ra máu. Đặc biệt khi quan hệ mà tâm lý căng thẳng hoặc tư thế không thuận lợi cũng dẫn đến niêm mạc niệu đạo tổn thương, có thể dẫn xuất tinh kèm máu.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Cổ bàng quang có rất nhiều mạch máu trực tiếp nối đến sau niệu đạo, một số tĩnh mạch nhỏ di chuyển giãn mở rộng, sau khi xuất tinh niệu đạo co thắt mạch, làm đứt các tĩnh mạch nhỏ dẫn đến xuất tinh ra máu.

Ung thư: Các loại ung thư ở cơ quan tiết niệu và sinh dục nam như: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn, u lympho... dễ gây xuất tinh ra máu.

Các bệnh thực thể khác: Các bệnh toàn thân có thể gây xuất tinh ra máu là rối loạn đông máu, bệnh ưa chảy máu (hemophilie), xơ gan, viêm gan mạn tính... 

Lời khuyên của thầy thuốc

Thông thường, khi phát hiện tinh dịch có lẫn máu, nam giới thường chủ quan bỏ qua, để bệnh tự khỏi. Khi đó họ tự đẩy mình gặp nguy hiểm hơn vì xuất tinh ra máu thường liên quan đến bệnh lý. Nếu cứ để lâu, bệnh nặng mới đi khám và điều trị thì thời gian điều trị sẽ lâu và tốn kém. Vì vậy, khi thấy tinh dịch có lẫn máu, nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.