Xuất khẩu gỗ 'về đích' sớm 3 lần: Bức tranh vẫn còn gam màu tối

Trong 70% kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, riêng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ là 5,2 tỷ USD, chiếm tới 70%.
Trong 70% kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, riêng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ là 5,2 tỷ USD, chiếm tới 70%.
(PLO) - Tính đến cuối tháng 1/2018 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8 tỷ USD, chạm mục tiêu 8-8,5 tỷ USD đến năm 2020 đề ra trong Chương trình Mục tiêu Phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, bức tranh xuất khẩu gỗ của Việt Nam không chỉ toàn màu sáng.

Tăng trưởng nhờ… “ông láng giềng”

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2017 kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 8 tỉ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ  đạt gần 7,7 tỷ USD,  300 triệu USD còn lại trong số 8 tỷ USD là giá trị xuất khẩu các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như sản phẩm mây tre, cói và thảm.  Theo ông Nguyễn Tôn Quyền – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), với mức kim ngạch này, ngành Gỗ đã có vị trí số 6 trong bảng xếp hạng các ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của cả nước. “Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang có triển vọng tăng trưởng tốt, vì thế ngành Gỗ đã tự tin nói với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT rằng năm 2018 này sẽ phấn đấu đạt kim ngạch 9 tỷ USD” - Chủ tịch Vifores chia sẻ.

Theo ông Tô Xuân Phúc (Tổ chức Forest Trends), xuất khẩu gỗ của Việt Nam tăng cả về lượng và về chất. Trong 70% kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, riêng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ là 5,2 tỷ USD, chiếm tới 70%. Đồ gỗ nội thất, ghế và dăm gỗ là các sản phẩm xuất khẩu có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Trong đó đồ gỗ nội thất/bộ phận đồ gỗ nội thất (chưa kể ghế) có tổng giá trị xuất khẩu tới gần 3,8 tỷ USD tăng 8,6% so với năm 2016; tiếp theo, gỗ dán xuất khẩu đạt 386,6 triệu USD, tăng 34,7% so với giá trị năm 2016 và xuất khẩu ghế ngồi đạt gần 1,2 tỷ USD, tăng trên 19% so với giá trị năm 2016. 

Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang xuất khẩu sang khoảng 20 quốc gia, trong đó 4 thị trường chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong năm 2017, kim ngạch từ 4 thị trường này lên tới trên 5,8 tỷ USD, chiếm gần 76% trong tổng lượng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 40,2%, kim ngạch tăng 13,6% so với 2016 (tương đương 369 triệu USD) và 19,5% so với năm 2015. Thị trường Trung Quốc chiếm 14,2%, xuất khẩu tăng 5,7% so với năm 2016. Nhật Bản chỉ chiếm 12,9% và tốc độ tăng trưởng kim ngạch chỉ có 2,8% so với năm 2016. Hàn Quốc chiếm 8,8% nhưng mức tăng trưởng kim ngạch tới 16,2% so với năm 2016. EU cũng là một trong những thị trường quan trọng của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2017 sang EU chiếm 9,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành Gỗ. 

Theo Chủ tịch Vifores, giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành Gỗ Việt Nam tăng cao năm 2017 có nguyên nhân chủ yếu là do việc mở rộng xuất khẩu đối với các mặt hàng đồ gỗ. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm này tăng trên 15% về kim ngạch so với năm 2016. 

Tuy nhiên, một nguyên nhân được Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA), ông Huỳnh Văn Hạnh đưa ra phân tích, đó là sự tụt giảm tính cạnh tranh của ngành gỗ Trung Quốc do ngành này bị Hoa Kỳ kiện bán phá giá và do chính sách áp dụng thuế xuất khẩu đồ gỗ của Chính phủ Trung Quốc. Thêm vào đó, suy thoái kinh tế từ các năm 2008-2009 tại châu Âu làm giảm sức sản xuất tại châu lục này, từ đó tạo cơ hội cho ngành Gỗ Việt Nam. 

Tình trạng thiếu hụt lao động và giá lao động cao tại Trung Quốc, Malaysia và Indonesian – các quốc gia cạnh canh về chế biến gỗ xuất khẩu với Việt Nam cũng tạo cơ hội cho ngành gỗ chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam phát triển.  

Thách thức phát triển bền vững

Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, Việt Nam hiện đã trở thành trung tâm chế biến gỗ của châu Á. Điều này cũng đồng nghĩa với sức ép nhập khẩu gỗ nguyên liệu do nguồn cung nguyên liệu trong nước không đủ cho chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất chính là khó khăn do các thay đổi tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là 4 thị trường quan trọng nhất của Việt Nam trong tương lai. Cụ thể, với thị trường Hoa Kỳ, chính sách thương mại của Tổng thống Trump hiện đi theo hướng giảm thâm hụt thương mại, bảo hộ mậu dịch, khuyến khích sản xuất trong nước. Chính sách này đã có tác động trực tiếp đến Trung Quốc, quốc gia có mức thặng dư thương mại lớn nhất từ Hoa Kỳ.

Thời gian gần đây đã cho thấy sự tăng trưởng trong đầu tư vào ngành Gỗ của các DN Trung Quốc vào Việt Nam. Có thể sự dịch chuyển này là những động thái nhằm tránh các chính sách về thuế của Hoa Kỳ áp dụng cho các mặt hàng của Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Gia tăng đầu tư Trung Quốc vào chế biến gỗ của Việt Nam cũng có thể là phản ứng của các DN Trung Quốc với chính sách môi trường ngày càng nghiêm ngặt của Chính phủ Trung Quốc đối với các ngành sản xuất nội địa và có thể để tránh thuế xuất khẩu vừa mới được Chính phủ Trung Quốc áp dụng. Tăng đầu tư của Trung Quốc vào ngành Gỗ của Việt Nam ẩn chứa những rủi ro cho ngành Gỗ Việt Nam 

Với thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, đến nay Trung Quốc là thị trường rất mở đối với các mặt hàng gỗ của Việt Nam. Thặng dư thương mại các mặt hàng gỗ của Việt Nam từ thị trường này khoảng trên 600 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chủ yếu là các sản phẩm thô, như dăm gỗ, các loại gỗ tròn/đẽo vuông thô và gỗ xẻ. 

Trung Quốc đang cân nhắc áp dụng chính sách từng bước  (step-wise) trong việc kiểm soát tính hợp pháp của nguồn gỗ sử dụng tại quốc gia này. Hiện Chính phủ đã áp dụng quy định chỉ có gỗ hợp pháp được sử dụng trong các cơ quan công quyền. Chính phủ Nhật Bản đã ban hành Đạo luật Gỗ sạch và đạo luật này đã có hiệu lực vào tháng 5/2017. Hiện Chính phủ đang ban hành các văn bản hướng dẫn việc áp dụng Đạo luật này. Chính phủ Hàn Quốc ban hành Đạo luật Sử dụng gỗ bền vững và chính thức có hiệu lực vào tháng 3 năm 2018.

“Thực thi các Đạo luật này có thể đồng nghĩa với việc áp dụng các biện pháp nhằm thắt chặt kiểm soát nhập khẩu các mặt hàng gỗ vào thị trường này. Điều này sẽ tác động đến các hoạt động xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào các thị trường này trong thời gian tới…” - đại diện tổ chức  Forest Trends cảnh báo.

Đọc thêm

Doanh nghiệp đặc biệt khó khăn, Ban IV kiến nghị giải pháp cấp bách tháo gỡ

DN xuất khẩu gỗ đang khó khăn về hoàn thuế
(PLVN) - Công bố kết quả khảo sát doanh nghiệp (DN), Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) nhận định DN đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn. Ông Trương Gia Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính, Trưởng Ban IV vừa có Văn bản kiến nghị lên Thủ tướng một loạt giải pháp cấp bách tháo gỡ cho DN…

Tổng cục Thuế: 5 ngày đối thoại để giải quyết dứt điểm vướng mắc liên quan đến hoàn thuế

Tổng cục Thuế: 5 ngày đối thoại để giải quyết dứt điểm vướng mắc liên quan đến hoàn thuế
(PLVN) - Tổng cục Thuế chỉ đạo các Cục trưởng Cục Thuế khẩn trương thực hiện ngay, không chậm trễ một loạt công việc liên quan đến hoàn thuế, trong đó, từ ngày 29/5/2023 đến ngày 2/6/2023 phải tổ chức đối thoại ngay với hiệp hội, doanh nghiệp đối với các hồ sơ hoàn thuế đang có vướng mắc…

Sớm sửa đổi quy định pháp luật về kinh doanh thuốc lá

PGS.TS Đinh Dũng Sỹ nhắc lại một số chỉ đạo của Chính phủ về thuốc lá thế hệ mới.
(PLVN) - Thực tế nhiều năm qua cho thấy, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới chưa được quản lý, chưa được lưu hành nhưng đã được bán tràn lan trên thị trường và trên mạng internet. Thực trạng này đòi hỏi các bộ, ngành liên quan cần khẩn trương tìm giải pháp để có câu trả lời cho những yêu cầu của Chính phủ và mối quan tâm của dư luận.

PV GAS có Chủ tịch và Giám đốc mới

Lãnh đạo cấp cao của PV GAS nhận nhiệm vụ mới (ba người cầm hoa)
(PLVN) - Ông Nguyễn Thanh Bình - Thành viên HĐQT PV GAS giữ chức Chủ tịch HĐQT PV GAS, còn ông Phạm Văn Phong - Thành viên HĐQT PV GAS giữ chức Tổng giám đốc PV GAS.

Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất lần thứ 3

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức công bố các quyết định giảm lãi suất lần thứ 3. Tuy nhiên, so với 2 lần giảm lãi suất trong tháng 3, thông tin này chưa được đón nhận một cách hào hứng.

Nhiều hoạt động phong phú tại 'Ngày không tiền mặt năm 2023'

Quang cảnh cuộc Họp báo
(PLVN) - Tiếp nối thành công của chương trình Ngày không tiền mặt năm 2022, Ngày không tiền mặt năm 2023 (16/6/2019-16/6/2023) sẽ diễn ra từ ngày 16/6/2023 tại TP Hồ Chí Minh với rất nhiều hoạt động phong phú. Sự kiện do Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và báo Tuổi trẻ phối hợp tổ chức.

PV GAS chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 36%

Đoàn Chủ tịch điều hành cuộc họp ĐHĐCĐ PV GAS năm 2023
(PLVN) - Ngày 25/05/2023, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) đã tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023, thảo luận và tiến hành biểu quyết đối với kế hoạch năm 2023 và các nội dung quan trọng khác thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ.

Tạo đường hướng mới để Vinachem hoạt động, phát triển

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái kết luận cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 25/5, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về tình hình hoạt động, công tác cơ cấu lại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) giai đoạn 2016 - 2020, Đề án cơ cấu lại Vinachem giai đoạn 2021 - 2025, các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới và Kế hoạch sắp xếp lại Công ty mẹ - Vinachem.

Ngoại giao kinh tế đồng hành gỡ khó cho ngành gỗ

Xuất khẩu gỗ đang gặp nhiều khó khăn.
(PLVN) -  Khẳng định các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) tháo gỡ khó khăn, song Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Bỉ - EU, ông Nguyễn Văn Thảo đề nghị cần xác định rõ nguyên nhân để tìm ra “thuốc chữa bệnh”.

EC thay đổi lịch kiểm tra chống khai thác IUU tại Việt Nam

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ 4 về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) vào tháng 10/2023 thay vì tháng 5/2023 như dự kiến.