Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Lo ngại rủi ro trong lẩn tránh xuất xứ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phân tích số liệu nhập khẩu và xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, một số chuyên gia cho rằng, các cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp khả thi, hiệu quả nhằm phát hiện, loại trừ các hành vi gian lận thương mại, lẩn tránh xuất xứ hàng hóa.

Mỹ là thị trường duy nhất có sự tăng trưởng 

Báo cáo “Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG): Thực trạng 2020 và xu hướng 2021” do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA), Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) và Tổ chức Forest Trends vừa công bố cho thấy, giá trị xuất khẩu (XK) G&SPG năm 2020 đạt 12,01 tỷ USD, tăng 16,3% so với năm 2019. Vào các tháng nửa cuối năm 2020, giá trị XK tăng mạnh, trung bình đạt trên 1,1 tỷ USD/tháng.

Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và EU là 5 thị trường XK chính của Việt Nam (tổng đạt 10,78 tỷ USD, chiếm 89,7% trị giá XK G&SPG trong năm). Đáng chú ý, XK G&SPG vào thị trường Mỹ đạt 6,98 tỷ USD, chiếm 58,1% giá trị XK G&SPG của Việt Nam vào tất cả các thị trường (kim ngạch tăng 36% so với năm 2019.

Theo ông Tô Xuân Phúc (Forest Trends), trong năm 2020, trong nhóm 5 thị trường chính, Mỹ là thị trường duy nhất có sự tăng trưởng. Tức là  tăng trưởng của ngành trong năm là do sự mở rộng tại thị trường Mỹ…

Phân tích nguyên nhân, chuyên gia của Forest Trends cho rằng, một phần là do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Thị trường Trung Quốc cho thấy sự chững lại trong nhập khẩu (NK) các mặt hàng gỗ từ Việt Nam trong năm 2020. Một số thị trường lớn khác như Nhật Bản, EU-27 với quy mô giảm trong khoảng 3-5% so với năm 2019…

Nhập khẩu gỗ nguyên liệu tăng đột biến từ Trung Quốc

Nếu như XK G&SPG lo ngại rủi ro khi quá tập trung vào 1 thị trường thì trong khâu gỗ nguyên liệu NK, nỗi lo lớn nhất hiện nay là rủi ro từ các nguồn NK  và gian lận thương mại.

Năm 2020 giá trị NK G&SPG của Việt Nam đạt 2,55 tỷ USD, tương đồng với kim ngạch của năm 2019. Gỗ tròn, gỗ xẻ, các loại ván nhân tạo là nhóm các mặt chính NK vào Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu chế biến tiêu thụ trong nước và XK. Ngoài ra, ghế ngồi, bộ phận đồ nội thất cũng là các nhóm mặt hàng có giá trị NK lớn.

5 thị trường cung cấp G&SPG chính cho Việt Nam trong năm 2020 là Trung Quốc, Mỹ, Cameroon, Thái Lan và Chile. 

Đáng chú ý, năm 2020, NK từ thị trường Trung Quốc tăng đột biến khi kim ngạch đạt 846,07 triệu USD chiếm 33% tổng giá trị NK G&SPG của Việt Nam, tăng 28% so với năm 2019.

Phân tích về cơ cấu NK, Báo cáo lưu ý, nhóm gỗ nguyên liệu thô vốn là các mặt hàng NK chính như gỗ tròn, gỗ xẻ tiếp tục xu hướng giảm, trong khi nhóm mặt hàng ván các loại vẫn tăng trưởng mạnh, đặc biệt là nhóm hàng bộ phận đồ gỗ, ghế ngồi tăng rất nhanh. Chúng chỉ ra các tín hiệu về rủi ro trong lẩn tránh xuất xứ đối với nhóm mặt hàng này được NK vào Việt Nam từ Trung Quốc…

Theo sát diễn biến…

Theo ông Trần Lê Huy (FPA Bình Định), thực ra những tín hiệu rủi ro này đã được các Hiệp hội và DN ngành gỗ Việt Nam chỉ ra rất sớm bên cạnh hàng loạt các giải pháp của các cơ quan chức năng. Nhưng số liệu gia tăng liên tục ở mức tăng trưởng cao của nhóm hàng rủi ro này cho thấy thách thức chưa được giải quyết triệt để.

Hơn nữa, ngành gỗ Việt Nam vẫn chưa vượt qua được những trở ngại từ các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU… liên quan đến các biện pháp hoặc hành động có khả năng áp đặt lên hàng hóa G&SPG từ Việt Nam như thuế chống lẩn tránh thuế, thuế AD/CVD…

Theo chuyên gia Tô Xuân Phúc, Chính phủ Việt Nam đang thực hiện Nghị định 102/2020/NĐ-CP về Hệ thống Bảo đảm gỗ hợp pháp, trong đó, kiểm soát gỗ NK từ các nguồn rủi ro là một trong những vấn đề trọng tâm của Nghị định. Do lượng gỗ rủi ro NK lớn, loài nhập và nguồn nhập đa dạng, Nghị định quy định các DN NK thực hiện trách nhiệm giải trình. Vì vậy, DN cần thu thập thêm các bằng chứng minh cho tính hợp pháp của nguồn gỗ NK… 

“Đảm bảo thực hiện Nghị định hiệu quả là thách thức hiện tại và trong tương lai. Rủi ro trong lẩn tránh xuất xứ đối với một số nhóm mặt hàng NK từ Trung Quốc là rất hiện hữu… Rủi ro này hiện đang đem lại những tác động tiêu cực tới hình ảnh và uy tín của ngành trên trường quốc tế.

Do đó, các cơ quan quản lý, cộng đồng DN cần hợp tác với các đối tác tiếp tục theo sát tình hình và cần đưa ra các biện pháp khả thi, hiệu quả hơn, nhằm phát hiện, loại trừ các hành vi gian lận thương mại, lẩn tránh xuất xứ ngay từ địa điểm sản xuất kinh doanh của DN cho đến các cơ quan chức năng địa phương trong suốt chuỗi cung ứng G&SPG của ngành.

Bản thân các hiệp hội địa phương cần tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của các DN có dấu hiệu gian lận, phối hợp giữa các địa phương với Hiệp hội Trung ương để định hướng, đưa ra các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn khả thi” - chuyên gia đưa ra lời khuyên. 

Đọc thêm

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...

Triển khai FTA Index giúp Bắc Giang định vị vị thế trong Hội nhập kinh tế Quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi triển khai FTA Index, Bắc Giang sẽ có cơ hội "định vị" rõ ràng vị thế của mình trên bản đồ hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Điều này không chỉ thúc đẩy các giải pháp về truyền thông và xúc tiến đầu tư mà còn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tận dụng tối đa các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, mở ra cơ hội lựa chọn những nhà đầu tư quốc tế phù hợp, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Giới chức Vương quốc Anh kỳ vọng gì sau khi gia nhập CPTPP?

Quang cảnh hội nghị nhóm các nước trong khối CPTPP tại thành phố Vancouver, Canada vào tháng trước. Ảnh: DW.
(PLVN) - Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ) vào hôm nay, 15/12. Một số quan chức Anh đã bày tỏ nhiều kỳ vọng vào hợp tác tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.