Xuất khẩu gạo của Việt Nam: Nỗ lực vượt qua thách thức

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới có thể sẽ tiếp tục được duy trì ở mức phù hợp. (Ảnh minh họa: VnEconomy)
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới có thể sẽ tiếp tục được duy trì ở mức phù hợp. (Ảnh minh họa: VnEconomy)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giá gạo Việt Nam đã có mức tăng kỷ lục ngay khi Ấn Độ vừa ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo. Vậy mức giá này có bị tác động khi Ấn Độ chính thức cho xuất khẩu trở lại?

Gạo thơm Việt Nam sẽ không bị tác động

Lệnh cấm xuất khẩu (XK) gạo được Ấn Độ ban hành ngày 20/7/2023, ngay lập tức, giá gạo XK của Việt Nam đã tăng lên 20 USD/tấn, lên mức 533 USD/tấn và đạt mức đỉnh cao nhất lên 648 USD/tấn vào cuối tháng 8/2023. Sau đó, giá gạo XK Việt Nam “hạ nhiệt” dần nhưng vẫn luôn giữ mức cao hơn giá trước khi Ấn Độ cấm XK trên 50 USD/tấn và hiện đang ở mức 562 USD/tấn. Ngày 28/9 vừa qua, Ấn Độ đã chính thức dỡ lệnh cấm XK và đưa ra mức giá sàn XK là 490 USD/tấn (trước khi cấm XK, giá gạo Ấn Độ ở mức 493 USD/tấn).

Theo một doanh nghiệp chuyên XK gạo, hiện tại giá gạo 5% tấm XK của Myanmar từ 480 - 500 USD/tấn, Pakistan cũng xấp xỉ 500 - 510 USD/tấn nên việc Ấn Độ đưa ra giá sàn 490 USD/tấn là khá sát với thị trường hiện tại. Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam, giá gạo 5% tấm hiện tại là 562 USD/tấn, giảm khoảng 10 USD so với đầu tháng, vẫn ở mức khá cao so với mức giá sàn XK của các quốc gia.

Đánh giá về tác động của việc Ấn Độ dỡ lệnh XK gạo, đại diện doanh nghiệp này cho rằng, việc Ấn Độ XK trở lại chỉ là việc sớm hay muộn và đã được tính đến nên chuyện Ấn Độ dỡ lệnh cấm không làm cho DN kinh doanh gạo Việt Nam bất ngờ. Tuy nhiên, việc gia tăng thêm nguồn cung từ thị trường XK gạo hàng đầu thế giới (hàng năm XK trên 20 triệu tấn) và chào giá thấp (từ 490 USD/tấn) sẽ ít nhiều tác động đến thị trường gạo thế giới và giá gạo XK của Việt Nam, nhất là với loại gạo 5%, gạo hạt dài (vẫn thường gọi là gạo phẩm cấp thấp). Ví dụ, như Indonesia vẫn nhập khẩu gạo hạt dài của Việt Nam thì sau khi Ấn Độ XK trở lại doanh nghiệp Việt sẽ bị thêm áp lực cạnh tranh ở thị trường này.

Chưa cần “sốt ruột” xuất khẩu ngay

Đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam đánh giá, việc Ấn Độ XK trở lại trong bối cảnh gần cuối năm có thể chưa tác động ngay đến thị trường nhưng sẽ tác động đến giá thầu và giá dự thầu của thế giới, bởi nguồn cung tăng thì xu hướng giảm giá chào thầu là đương nhiên. Đặc biệt giai đoạn cuối năm, nhiều nước tăng tốc nhập khẩu để đảm bảo đủ lượng nhập khẩu dự trữ như dự kiến. Do đó, các quốc gia như Indonesia, Philippines cùng một số nước có nhu cầu nhập khẩu gạo nhiều khả năng sẽ căn cứ vào giá sàn XK của Ấn Độ để đưa ra mức giá chào thầu.

Nhưng doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa cần “sốt ruột” bởi theo đánh giá của nhiều thương nhân kinh doanh gạo, hiện qua tổng hợp từ các nguồn cung lớn, tồn kho gạo của Việt Nam không ở mức cao, nên không cần thiết phải “vội vàng” tìm đơn hàng XK. Một vài thương nhân có tồn kho lớn thì cần tính toán kế hoạch XK hàng cho hợp lý vì thời gian chờ đến vụ Đông Xuân cũng còn khá dài (khoảng 5 tháng) nên cũng bình tĩnh nghe ngóng giá thế giới để tính toán được mức giá có lợi nhuận tốt nhất có thể. Chưa kể, do thiên tai nên sản lượng gạo của nhiều quốc gia châu Á cũng không cao nên nhu cầu gạo của thế giới vẫn sẽ còn ở mức cao.

Hiện giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện còn 562 USD/tấn, chỉ giảm 1 USD/tấn so với 2 tuần trước nhưng giảm gần 20 USD so với tháng 8/2024 và hiện đang ở mức thấp nhất kể từ sau khi giá gạo XK của Việt Nam hưởng lợi từ việc Ấn Độ dừng XK gạo. Tương tự, giá gạo XK của Thái Lan cũng đang ở mức thấp nhất kể từ 1 năm nay, ở mức 556 USD/tấn, gạo Pakistan đang giữ ở mức 532 USD/tấn.

Hầu hết các thương nhân kinh doanh gạo đều cho rằng, giá gạo 5% của Việt Nam sẽ giảm trong thời gian ngắn tới nhưng sẽ không thể về dưới mức giá 500 USD/tấn, vừa do nguồn cung nội địa không dồi dào vừa do giá gạo của Việt Nam luôn cao hơn giá của Ấn Độ khoảng 20 USD/tấn.

Tuy nhiên, Giám đốc một công ty chuyên XK gạo cho rằng, giá gạo Việt Nam nên ở mức vừa phải để dễ bán giá bởi theo quan sát của vị này, do giá gạo Việt hiện đang ở mức khá cao nên có “khó bán”. Hiện giá gạo phẩm cấp thấp nên quanh quẩn ở mức 500 USD/tấn, gạo thơm hiện đang có mức 650 USD/tấn, được đánh giá là “hơi cao” so với đầu năm, do đó gạo thơm nên về mức giá 600 USD/tấn là hợp lý bởi sẽ vừa có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường thế giới, vừa tác động hạ giá gạo ở thị trường trong nước.

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam đối mặt với 207 vụ việc nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. (Ảnh minh họa)

'Lối thoát' cho doanh nghiệp trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

(PLVN) -  Trước sự gia tăng các vụ điều tra phòng vệ thương mại từ những thị trường lớn như Mỹ và Canada, các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khuyến nghị doanh nghiệp cần chủ động theo dõi thông tin cảnh báo, tích cực phối hợp, cung cấp thông tin... để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ lợi ích của mình trong các cuộc điều tra.

Đọc thêm

Vinachem đặt mục tiêu 3 năm để hoàn thành Dự án muối mỏ kali tại Lào

Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp (bìa trái) làm việc với đại diện Ủy ban Hợp tác Lào - Việt.
(PLVN) - “Đoàn công tác của Tập đoàn vừa có một chương trình làm việc rất hiệu quả với các Bộ, ngành, địa phương phía nước bạn Lào. Sau chuyến đi này, chúng tôi đặt mục tiêu tập trung mọi nguồn lực triển khai dự án trong vòng 3 năm”, ông Phùng Quang Hiệp - Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) trao đổi với PLVN.

Sớm áp dụng giá điện 2 thành phần cho tất cả khách hàng

Áp dụng giá điện 2 thành phần sẽ phản ánh đúng chi phí đầu tư của ngành điện. (Ảnh minh họa: EVN)
(PLVN) - Theo Bộ Công Thương, giá điện 2 thành phần đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, phản ánh đầy đủ chi phí sử dụng điện của khách hàng. Áp dụng cơ chế này ở Việt Nam sẽ quyết định bước tiến trong xác lập thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Đề xuất hoàn thiện thể chế từ cơn bão số 3

Tan hoang sau bão (ảnh: Phạm Công)
(PLVN) - Theo Bộ NN&PTNT, tổng thiệt hại kinh tế do bão số 3 và hoàn lưu sau bão ước tính ban đầu là trên 81,5 nghìn tỷ đồng. Về lâu dài, Bộ đang đề xuất hoàn thiện thể chế hướng đến mục tiêu “Từ ứng phó đến hành động sớm, tăng cường khả năng chống chịu”…

Dư địa thị trường xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc còn rất lớn

Dư địa thị trường xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc còn rất lớn
(PLVN) -  Hiện trái cây Việt Nam mới chỉ cung cấp cho các tỉnh phía Nam Trung Quốc và một vài địa phương sát biên giới, trong khi đó, thị trường nội địa Trung Quốc có nhu cầu rất lớn với mặt hàng này… Đây là ý kiến được đưa ra tại lễ khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất tại Bắc Kinh, Trung Quốc, vừa diễn ra sáng 29/9.

Thay đổi để mua bán qua Sở giao dịch phải có giao dịch hàng hóa thật

Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương chủ trì Hội thảo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (MXV) đang như một... “game”, không có hàng hóa giao dịch thật sự, trong khi đó mặt hàng cà phê đã được xuất khẩu và giao dịch thật trên sàn giao dịch hàng hóa ở nước Anh, do đó, cần phải đưa quy định hàng hóa trên Sở giao dịch hàng hóa phải là hàng thật.

Bước chuyển vượt bậc của thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng phổ biến. (Ảnh: TCTT).
(PLVN) - Trả tiền mua rau, tiền photocopy vài nghìn đồng, quét mã QR để thanh toán tiền gửi xe... là các hoạt động đã hiện diện ở nhiều nơi trên toàn quốc, thậm chí cả ở những bản làng xa xôi. Có thể nói, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã có một bước chuyển vượt bậc khi tỷ lệ thực hiện đã vượt mục tiêu tại Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025.

Để doanh nghiệp 'bắt kịp' chuyển đổi xanh

Cần ban hành sớm tiêu chuẩn phân loại xanh để doanh nghiệp có thể bắt kịp xu thế chuyển đổi xanh. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư).
(PLVN) -  Chuyển đổi xanh đang là xu hướng tất yếu trên toàn cầu. Doanh nghiệp Việt Nam đã ít nhiều biết đến xu thế này, nhưng để tiếp cận, bắt kịp và đáp ứng được chuyển đổi xanh thì đang còn gặp rất nhiều khó khăn.

'Đi trước một bước' trong quy hoạch

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sự phát triển nhanh, bền vững, đồng bộ của quốc gia, vùng, địa phương và các ngành, lĩnh vực là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Muốn làm được điều này, trước hết phải bắt đầu từ quy hoạch và quản trị quy hoạch.

Ngân hàng nhà nước ban hành Chỉ thị hỗ trợ khó khăn do bão số 3

Ngân hàng nhà nước ban hành Chỉ thị hỗ trợ khó khăn do bão số 3
(PLVN) - Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị 04/CT-NHNN về các giải pháp của ngành ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.

Khuyến nông Hà Nội: Bứt phá sau 9 tháng, tạo đà phát triển nông nghiệp bền vững

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội kiểm tra mô hình Khuyến nông trồng trọt sau cơn bão số 3 tại huyện Phúc Thọ.
(PLVN) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã ghi dấu với nhiều kết quả quan trọng trong việc phát triển các mô hình nông nghiệp bền vững. Từ việc ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đến liên kết tiêu thụ sản phẩm, các mô hình trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nông nghiệp thủ đô.

Để có những doanh nghiệp 'đầu đàn' dẫn dắt nền kinh tế

Cần chính sách dài hơi để có không gian cho doanh nghiệp công nghiệp phát triển, dẫn dắt nền kinh tế. (Nguồn: TCTC)
(PLVN) - Việt Nam đã đặt vấn đề xây dựng được những doanh nghiệp dẫn đầu, có năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế, đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phải xây dựng chính sách như thế nào để tạo dựng được những doanh nghiệp dẫn đầu này?

Phát động 2 giải thưởng về sử dụng năng lượng hiệu quả

Phát động 2 giải thưởng về sử dụng năng lượng hiệu quả
(PLVN) -  Ngày 25/9, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam tổ chức phát động “Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong Công nghiệp - Công trình xây dựng năm 2024” và “Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Chuyển đổi xanh trong lĩnh vực công nghiệp khí

PV GAS vận chuyển khí LNG từ Nam ra Bắc bằng đường sắt.
(PLVN) - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) là doanh nghiệp dẫn dắt ngành công nghiệp khí Việt Nam, đang nỗ lực chuyển đổi năng lượng xanh, coi đây là động lực mới để phát triển trong hiện tại và tương lai.