Xuất khẩu cuối năm nhiều thuận lợi

Sau 8 tháng của năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD. (Ảnh minh họa/VNE)
Sau 8 tháng của năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD. (Ảnh minh họa/VNE)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều kỳ vọng cho rằng, xuất khẩu năm 2024 sẽ đạt được mục tiêu đề ra khi các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm đều đang có những cơ hội lớn để gia tăng kim ngạch trong những tháng cuối năm nay.

Kim ngạch xuất khẩu vẫn duy trì đà tăng trưởng

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/8, tổng trị giá xuất khẩu (XK) của Việt Nam đạt 244,41 tỷ USD, tăng 16% tương ứng tăng 33,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, một số nhóm hàng tăng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 9,55 tỷ USD (tăng 28,9%); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 5,27 tỷ USD (tăng 21,3%); điện thoại các loại và linh kiện tăng 3,48 tỷ USD (tăng 11,1%)… so với cùng kỳ năm 2023.

Trong khi đó, số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy, sau 8 tháng của năm 2024, XK nông, lâm, thuỷ sản đạt 40,08 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch XK nông sản đạt 21,32 tỷ USD, tăng 24%; lâm sản 10,97 tỷ USD, tăng 19,7%; thủy sản 6,23 tỷ USD, tăng 7,6%; rau quả ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng 30,6%.

XK dệt may mặc của cả nước sau 7 tháng cũng tăng 4,87% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 8,26% so với cùng kỳ năm 2019. Đáng chú ý, đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, tháng 7 là tháng đầu tiên trong năm 2024 kim ngạch XK dệt may Việt Nam vượt mốc 4 tỷ USD và cũng là tháng có kim ngạch XK đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/2022.

Bên cạnh đó, XK mặt hàng này sang thị trường Hoa Kỳ lần đầu tiên sau nhiều tháng đã hồi phục nhẹ so với thời điểm trước dịch COVID-19. Đây là tín hiệu tích cực đối với hoạt động XK sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng và xuất khẩu hàng dệt may nói chung của Việt Nam.

Nhiều mặt hàng kỳ vọng vào giai đoạn cuối năm

Đại diện Vinatex cho biết, có nhiều dấu hiệu dự báo cho thấy, XK mặt hàng dệt may của cả nước sẽ hồi phục tốt hơn trong những tháng tới. Cụ thể, hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt may đang tăng sản xuất cho các đơn hàng cuối năm, thậm chí có doanh nghiệp đã có đơn hàng gối sang đầu năm 2025. XK hàng dệt và may mặc của Việt Nam sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, châu Âu (EU), Nhật Bản đang hồi phục tốt.

Ông Đỗ Ngọc Hưng - Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ nhận định, quốc gia này sẽ tiếp tục duy trì là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam trong những tháng cuối năm, với kỳ vọng năm 2024 sẽ là năm thứ ba liên tiếp tổng kim ngạch XK đạt trên 100 tỷ USD và vượt chỉ tiêu đề ra từ đầu năm.

Trong đó, một số ngành hàng chủ lực như dệt may được dự báo có thể tiếp tục tăng XK sang Hoa Kỳ trong thời gian tới khi mùa Thu Đông đang đến cũng như các nhà cung ứng tích cực mua hàng dự trữ trước thời điểm bầu cử vào tháng 11/2024.

Chưa kể, hiện hàng tồn kho của các quốc gia này cũng đã giảm mạnh, buộc phải gia tăng nhập khẩu. Trong đó, theo lãnh đạo Vinatax, các hãng thời trang lớn có mức giảm tồn kho rất tích cực trong quý II/2024, đặc biệt Nike giảm tới 11% tồn kho, Levi’s giảm 7%.

Hai hãng thời trang có mức tăng trưởng lợi nhuận nổi bật nhất là H&M với khoảng 49% tăng trưởng lợi nhuận, Uniqlo tăng trưởng lợi nhuận khoảng 36%. Lợi nhuận của các hãng thời trang tăng lên cũng hy vọng việc cải thiện giá đặt hàng của các nhà sản xuất cho các doanh nghiệp Việt.

Đại diện Bộ Công Thương đánh giá, dựa trên kết quả XK của 7 tháng qua, từ phân tích các yếu tố thuận lợi, khó khăn của thị trường toàn cầu, việc đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6% trong cả năm 2024 là hoàn toàn có thể. Đây được kỳ vọng sẽ là đòn bẩy để tiếp tục XK thuận lợi trong năm 2025.

Tuy nhiên, để thúc đẩy XK hàng hóa những tháng cuối năm, Bộ Công Thương cho rằng, giải pháp quan trọng lúc này là tiếp tục theo dõi sát diễn biến các thị trường, chính sách xuất nhập khẩu của các nước để kịp thời thông tin cho hiệp hội, doanh nghiệp; xu hướng phát triển bền vững, xanh hóa trong các ngành công nghiệp của EU, các quy định mới trong việc thẩm định chuỗi cung ứng của các quốc gia EU đối với các ngành hàng xuất khẩu.

Đặc biệt, phối hợp với các cơ quan, địa phương trong nước tăng cường trao đổi với cơ quan, địa phương phía Trung Quốc nhằm nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu thuộc biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc. Đây là thị trường mà Việt Nam có nhiều ưu thế để gia tăng kim ngạch XK khi vẫn đang là thị trường nhập khẩu nông sản - trái cây Việt Nam nhiều nhất.

Trong đó, mặt hàng sầu riêng đang được hy vọng có nhiều đột phá khi 2 quốc gia đã chính thức ký nghị định thư cho mặt hàng sầu riêng đông lạnh. Cần phải nhắc lại rằng, năm 2023 - năm đầu tiên sầu riêng Việt Nam XK chính ngạch sang Trung Quốc đã đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD. Do đó, với việc XK thêm sầu riêng đông lạnh, mặt hàng này đang hứa hẹn sẽ mang về cho Việt Nam tổng giá trị XK lên khoảng từ 3,2 - 3,5 tỷ USD trong năm 2024.

Đọc thêm

Khai thác nguồn thu từ khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, để phấn đấu vượt 10% dự toán năm 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thuế sẽ tập trung khai thác nguồn thu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), nhất là khối DN nhà nước và DN FDI…

Thúc đẩy phát triển logistics xanh

Logistics Việt Nam đứng trước áp lực chuyển đổi xanh. (Ảnh: TCCT).
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm phần lớn ở các thị trường khó tính. Đòi hỏi của các thị trường này ngày càng cao và hiện các khách hàng này đang yêu cầu xanh cả quy trình sản xuất. Điều này đang đặt logistics trước khó khăn lớn.

Chủ tịch VNR: 'Tôi quan tâm cảm xúc của khách đi tàu'

Lãnh đạo VNR và đại diện UBND tỉnh Thừa Huế, TP.Đà Nẵng khai trương đoàn tàu du lịch.
(PLVN) - Khoảng một năm trở lại đây, nói tới đường sắt là không chỉ nói tới đầu máy toa xe, hay những đoàn tàu đưa rước khách. Bởi giờ đây, lên tàu hay xuống ga, đôi mắt, đôi tai của khách đi tàu còn nhiều thứ để nghe và cảm nhận…

Phải có cơ chế chính sách hợp lý cho các khoản nợ của khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp ở Quảng Ninh

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đi thực tế tại Quảng Ninh
(PLVN) -  Qua nắm bắt nhanh của các đơn vị ngân hàng trên địa bàn Quảng Ninh, đến hết ngày 10/9/2024 có tổng số 10.811 khách hàng, với tổng dư nợ 7.437 tỷ đồng; Hải Phòng có tổng số 890 khách hàng với tổng dư nợ là 15.686 tỷ đồng bị ảnh hưởng sau bão. Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại khẩn trương có biện pháp hỗ trợ khách hàng.

Bộ Công Thương yêu cầu triển khai các biện pháp khẩn cấp khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Công Thương yêu cầu Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia đảm bảo duy trì liên lạc thông suốt với các đơn vị phát điện và truyền tải điện, trực 24/24 để đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định, chuẩn bị sẵn sàng các phương án dự phòng kỹ thuật cho trường hợp có sự cố xảy ra...

Ngành Nông nghiệp sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu hơn 50 tỷ USD?

Nhiều cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Trung Quốc.
(PLVN) -  Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho hay, trong 8 tháng đầu năm 2024 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực đều cao hơn cùng kỳ năm trước, ước tính đạt mục tiêu xuất khẩu đạt 55 tỷ USD vào cuối năm 2024.

10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp: Xử lý hàng chục nghìn vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Thái Bình)
(PLVN) - Ngày 10/9, đúng ngày kỷ niệm 79 năm thành lập Hải quan Việt Nam (10/9/1945 - 10/9/2024), Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã dự và có bài phát biểu đầy ý nghĩa tại Diễn đàn Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với chủ đề: “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” do Tạp chí Hải quan và Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan tổ chức.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 8/2024 thặng dư 4,53 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng biển. (Ảnh minh họa: haiquanonline.com.vn)
(PLVN) - Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 8/2024 đạt 70,65 tỷ USD, trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 37,59 tỷ USD và trị giá nhập khẩu đạt 33,06 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8/2024 thặng dư 4,53 tỷ USD.

VASEP góp ý Dự thảo sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có góp ý về Dự thảo sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP. Theo VASEP, một số quy định trong Dự thảo đang gây ra khó khăn cho doanh nghiệp, vì vậy cần được thay thế bằng chính sách khuyến khích, phù hợp hơn với thực tiễn.