Xuất hiện nhiều điểm sạt lở dọc đê biển Cà Mau

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 16/6, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, do ảnh hưởng của bão số 01 và số 02 khiến khu vực đê biển Tây xuất hiện thêm 03 điểm sạt lở nghiêm trọng.

Cụ thể, tại các đoạn T25 - T29 (1.000 mét), đoạn T29 – Khánh Hội (500 mét) và đoạn bờ Bắc Vàm Lung Ranh (khoảng 200 mét); Tổng chiều dài khoảng 1.700 mét nằm dọc đê biển Tây, thuộc huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh (tỉnh Cà Mau).

Theo đó, tại các vị trí sạt lở, bên ngoài không có kè kiên cố nên sóng dữ đã đánh mạnh vào thân đê, khiến một số vạt rừng bị bật gốc, có khả năng ảnh hưởng đến chân đê nếu không kịp thời gia cố. Do vậy, tỉnh Cà Mau cần chủ động nghiên cứu các mô hình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển nhằm đảm bảo và bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng.

Vị trí sạt lở dọc tuyến đê biển Tây Cà Mau.

Vị trí sạt lở dọc tuyến đê biển Tây Cà Mau.

Qua khảo sát, các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, từ năm 2007 đến nay, toàn tuyến bờ biển Cà Mau có khoảng 150 km bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng, mỗi năm sạt lở từ 20-50 mét và mất đi khoảng 450 ha đất và rừng phòng hộ mỗi năm.

Sau khi kiểm tra, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Lê Thanh Triều đã chỉ đạo Chi cục Thủy lợi bố trí lực lượng đê điều thường xuyên túc trực tại 2 đoạn T25-T29 và đoạn T25 – Khánh Hội để kịp thời nắm tình hình và báo cáo về cấp trên. Đồng thời, tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất UBND tỉnh Cà Mau xin hộ đê khẩn cấp trước mùa mưa bão năm nay.

Cùng với đó, đoạn bờ Bắc Vàm Lung Ranh, trước mắt sẽ gia cố thêm đá bên ngoài để hạn chế sóng biển đánh vào bờ, chờ xây dựng kè kiên cố trong thời gian tới./.

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.