Xuất hiện nhân vật bí ẩn trong phi vụ gửi giá ụ nổi ở Vinalines

Xuất hiện nhân vật bí ẩn trong phi vụ gửi giá ụ nổi ở Vinalines
(PLO) - Trong phiên xử phúc thẩm vụ án ở Vinalines, các luật sư đã tranh luận rất gay gắt về việc có hay không việc chuyển tiền giữa bị cáo Sơn và bị cáo Dũng, Phúc. Đặc biệt, Ls Nguyễn Huy Thiệp cho biết, đã xuất hiện một đối tượng đứng ra bàn bạc, thỏa thuận tiền gửi giá với Cty Globel Success. Diễn biến phiên tòa liệu có lộ diện  nhân vật bí ẩn này?
Chưa đủ chứng cứ nhận tiền, giao tiền?
Đa số các luật sư đều cho rằng việc quy kết bị cáo Dũng, Phúc nhận tiền chỉ dựa vào lời khai của bị cáo Sơn và các em của bị cáo này là không khách quan vì tâm lý của bị cáo này đang muốn “trút tiền” cho người khác để mong giảm nhẹ trách nhiệm trong việc nhận 1,666 triệu USD từ Cty Ap Singapore (Cty AP). Hơn nữa, bản thân lời khai của Sơn và các em Sơn cũng chỉ rất mâu thuẫn, không đáng tin cậy. 
Trưng ra một số văn bản trao đổi giữa Cty AP với bị cáo Sơn, Luật sư Triển cho rằng, Sơn khai chưa bao giờ liên lạc với ông Goh trước khi mua ụ nổi là sai. Với lời khai của ông Goh trong tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự thì có thể thấy, ông Goh “chưa từng liên hệ và trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp với ông Dũng về việc bán ụ nổi 83M”; “chưa bao giờ trao đổi với ông Dũng và ông Phúc về khoản tiền 1,666 triệu USD”. 
Ông Goh thực hiện chuyển tiền cho Cty Phú Hà  theo chỉ định của Cty Globel Success (Nga) chứ không phải xuất phát từ những trao đổi, thỏa thuận với bị cáo Dũng, Phúc  vì “Tên Cty Phú Hà xuất hiện lần đầu tiên khi Globel Success thông báo cho AP về tên công ty sẽ nhận khoản thanh toán cho việc chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép, thủ tục hải quan và xuất khẩu liên quan đến ụ nổi 83M, sau khi tín dụng thư được phát hành”.
Chi tiết về tài khoản của Công ty Phú Hà là do ông Sơn thông báo cho AP để tôi thực hiện việc thanh toán theo tín dụng thư cho Công ty Phú Hà theo thỏa thuận.
Ngoài ra, Luật sư Triển còn nghi vấn, “phải chăng, số tiền 28 tỷ này đã “trôi” vào dự án tại Quảng Ninh của Cty Phú Hà chứ không là Sơn đưa cho Dũng, Phúc?”
Nhắc lại lời khai của ông Goh, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho biết, đã xuất hiện một đối tượng đứng ra bàn bạc, thỏa thuận tiền gửi giá với Cty Globel Success. Vậy, người này là ai thì cần phải làm rõ vì tôi cũng chưa dám khẳng định là bị cáo Sơn hay không? Ai là người thông tin cho Cty Globel Success số tài khoản của cty Phú Hà để Cty này thông báo lại cho Cty Ap, yêu cầu Cty Ap chuyển tiền?
Thiệt hại được tính hai lần?
Phiên xử sáng 24/4 bắt đầu bằng phần phát biểu của luật sư Luật sư Nguyễn Đình Hưng để bào chữa cho bị cáo Trần Hải Sơn. Tuy bị cáo Sơn đã thừa nhận tội Tham ô và Cố ý làm trái nhưng theo luật sư Hưng thì không có chứng cứ của khoản tiền tham ô. 
Khoản tiền 1,666 triệu USD bị coi là khoản tham ô thì chưa có chứng cứ chứng minh nó nằm trong khoản tiền 9 triệu USD do Vinalines chuyển cho Cty AP để mua ụ nổi. Ngoài ra, khoản tiền 1,666 triệu USD này đã được tính toán để xác định trác nhiệm của các bị cáo trong tội “cố ý làm trái” (gần 367 tỷ đông) thì không thể tiếp tục tính là hậu quả của tội “tham ô” được. “Một hành vi khách quan nhưng lại được xác định cho hai tội danh là bất cập”- luật sư Hưng khẳng định.
Ngoài ra, theo luật sư Hưng thì “ụ nổi 83M hiện vẫn còn, nếu ta chấp nhận con số thiệt hại 367 tỷ thì ta chấp nhận ụ nổi bằng 0? Nếu được trừ đi giá trị còn lại thì thiệt hại vụ án thấp hơn nhiều” và “cứ cho là có việc chia nhau 28 tỷ này đi, thì đây cũng là chỉ là tình tiết “trục lợi” trong Tội “cố ý làm trái thôi”.
Đáng chú ý là trước đó, khi phát biểu quan điểm về mức án đối Sơn, đại diện VKSNDTC cho rằng, mức án 14 năm tù về tội Tham ô tài sản đối với bị cáo này là nhẹ so với tính chất đặc biệt nghiêm trọng, vai trò thừa hành tích cực của bị cáo này, tuy rằng bị cáo này thành khẩn và khắc phục được 4 tỷ đồng. 
Đáng nói ở chỗ, trong vụ án này không có kháng cáo, kháng nghị đề nghị tăng hình phạt đối với bị cáo Sơn thì không hiểu sao, KSV lại đưa ra quan điểm “làm trầm trọng hơn” tình trạng của bị cáo Sơn như trên? Trước đó, khi bào chữa cho bị cáo Dũng thì Luật sư Triển cũng đã phản đối việc KSV đề nghị tăng trách nhiệm bồi thường đối với thân chủ mình vì đề nghị này không đúng tố tụng. 
Cùng quan điểm đánh giá lại thiệt hại của vụ án như luật sư Hưng, Luật sư Phạm Thanh Sơn khi bào chữa cho bị cáo Trần Hữu Chiều cũng cho rằng, “cần phải có thẩm định về hậu quả xảy ra. Ụ nổi hiện nay vẫn còn. Có thể Vinalines mua đắt, nhưng không có nghĩa là Vinalines mất tiền”. 
Đối với tội tham ô của bị cáo Chiều, Luật sư Phạm Thanh Sơn cho rằng, không đủ yếu tố khẳng định thân chủ mình đã có hành vi tham ô;  Bị cáo Chiều chỉ biết được khoản 1,666 triệu USD trong qua quá trình điều tra, xét hỏi. Bị cáo Sơn cũng đã khai, dùng tiền riêng (340 triệu) để đưa cho Chiều. Lúc đưa, Sơn cũng không nói rõ là tiền gì và đưa trong hoàn cảnh khi Chiều hỏi vay tiền.
Trước đó, trong phần trình bày quan điểm, đại diện VKSNDTC cho rằng, Tòa sơ thẩm xử phạt bị cáo Chiều 10 năm tù là có cơ sở. Bị cáo này tuy không thỏa thuận ăn chia nhưng thực tế có nhận 340 triệu. Chiều từng được chỉ đạo mua ụ nổi 83M bằng mọi giá nên khi thấy Sơn đưa thì phải biết đây là tiền lại qủa sau khi mua ụ nổi./.

Đọc thêm

Gặp tổ công tác 141, hai thanh niên tự nguyện giao nộp... ma túy

Các tổ công tác 141-CATP tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố.
(PLVN) - Khi tổ công tác 141 thực hiện công tác tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố trên đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông (Hà Nội), hai thanh niên tỏ ra lúng túng, lo sợ, tự giác giao nộp 01 túi nilon kích thước 01x01 cm bên trong chứa chất tinh thể màu trắng cho lực lượng chức năng. Tại chỗ, các đối tượng khai là ma túy đá.

Gia Lai: Giao xe máy cho con chưa đủ tuổi rồi gây tai nạn giao thông, người mẹ lãnh án

Bị cáo Rơ Mah Pil tại phiên tòa.
(PLVN) - Sáng 27/3, TAND huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã mở phiên tòa xét xử lưu động đối với bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, trú tại xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, Gia Lai, mẹ của Rơ Mah Tinh) về tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ" theo Điều 264 Bộ luật Hình sự.