Xuất hiện các sắc tố lạ trên cơ thể, nam thanh niên được chuẩn đoán bị hoại tử ruột non

Các đám sắc tố ở tay bệnh nhân trước khi phẫu thuật (Ảnh: BVCC)
Các đám sắc tố ở tay bệnh nhân trước khi phẫu thuật (Ảnh: BVCC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mới đây, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có tiếp nhận một bệnh nhân nam 20 tuổi bị hoại tử ruột non do mắc một bệnh lý di truyền.

Theo đó, trong khoảng thời gian gần đây, bệnh nhân có biểu hiện đau bụng quanh rốn, rối loạn tiêu hóa và nhập viện giờ thứ 36 trong tình trạng cấp cứu, đau bụng và nôn nhiều.

Sau khi khám, các bác sĩ BV Trung ương Quân đội 108 thấy có các đám sắc tố quanh môi, trong miệng, mi mắt, ở tay, chân, quanh hậu môn; hội chứng nhiễm khuẩn, tắc ruột, viêm phúc mạc rõ.

Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ổ bụng cho thấy tình trạng lồng ruột non, dịch ổ bụng mức độ vừa. Bệnh nhân được chẩn đoán nghi do tắc ruột gây hoại tử ruột non.

Ngay sau đó, bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu cắt đoạn ruột hoại tử, cắt nhiều polyp ruột non có kích thước lớn. Giải phẫu bệnh các polyp cho thấy dấu hiệu đặc trưng của hamartomatous.

Theo PGS.TS. Triệu Triều Dương – Viện trưởng Viện Phẫu thuật Tiêu hóa cho biết: Hội chứng Peutz-Jeghers (PJS) là một bệnh lý di truyền gen trội trên nhiễm sắc thể và những điểm riêng biệt lắng đọng sắc tố melanin trên da và trên niêm mạc. Bệnh nhân có hội chứng PJS có nguy cơ bị ung thư đường tiêu hóa cao gấp 15 lần so với dân số bình thường.

Hội chứng Peutz-Jeghers (PJS) thì hiếm gặp, ở Mỹ tần suất gặp khoảng từ 1/60.000 đến 1/300.000. Hội chứng Peutz-Jeghers thường xảy ra ở độ tuổi thanh niên và giai đoạn sớm của tuổi trưởng thành. 1/3 các triệu chứng xảy ra trong 10 năm đầu. Thời gian trung bình các polyp đầu tiên xuất hiện là vào độ tuổi 11 -13 tuổi, khoảng 50% bệnh nhân đã trải qua các triệu chứng ở tuổi 20.

Triệu chứng bệnh nhân thường có các đám sắc tố mọc rất đặc trưng (quanh môi, trong miệng, ở tay, chân, mi mắt). Các triệu chứng rối loạn tiêu hoá. Đặc biệt nếu không được phát hiện sớm thường bệnh nhân đến viện trong tình trạng cấp cứu do các biến chứng của polyp đường tiêu hoá như tắc ruột do lồng ruột, chảy máu tiêu hoá, hoại tử ruột.

Có 1 số tiêu chuẩn chẩn đoán, tuy nhiên tiêu chẩn thường được áp dụng là có ít nhất 2 trong số các đặc điểm sau: it nhất 2 polyp hamartomatous loại Peutz-Jeghers trong ruột non; đám sắc tố đặc trưng của miệng, môi, ngón tay hoặc ngón chân; it nhất 1 người thân được chẩn đoán mắc bệnh PJS. Bệnh nhân đáp ứng các tiêu chuẩn này được xét nghiệm tìm kiếm một đột biến di truyền trong gen STK11.

Sau phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhân hồi phục tốt và đã được xuất viện. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần khám định kỳ, nội soi ruột non, xét nghiệm gen STK11.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.