Xuất hiện ca siêu lây nhiễm “1 lây 102” ở Cát Lâm (Trung Quốc)

Lấy mẫu để xét nghiệm tại cộng đồng ở Thư Lan, Cát Lâm, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã.
Lấy mẫu để xét nghiệm tại cộng đồng ở Thư Lan, Cát Lâm, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã.
(PLVN) - Trung Quốc lại trở thành một trong những điểm nóng COVID-19 khi tình hình dịch bệnh ở nước này trở lại diễn biến phức tạp với các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đáng chú ý, nước này vừa xuất hiện một ca “siêu lây nhiễm” ở tỉnh Cát Lâm, 1 người lây nhiễm cho 102 người.

Ngoài Hà Bắc và Hắc Long Giang, hai ổ dịch cộng đồng chính hiện nay, Trung Quốc vừa xuất hiện thêm một vùng dịch mới là tỉnh Cát Lâm ở miền Đông Bắc nước này.

Số liệu vừa công bố sáng nay - 18/1 cho thấy, Trung Quốc đại lục lại ghi nhận 109 ca Covid-19 mới, các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng  vẫn ở mức cao với 93 người cùng hơn 100 trường hợp không triệu chứng. Trong đó, Hà Bắc tiếp tục có thêm 54 ca, Hắc Long Giang đã giảm mạnh xuống còn 7 người và Bắc Kinh 2 người. Đáng chú ý, vùng dịch mới Cát Lâm có tới 30 ca.

Dịch ở Cát Lâm được cho là bùng phát do liên quan đến một hoạt động tiếp thị sản phẩm sức khỏe trong nhà. Một nhân viên tiếp thị họ Lin, 42 tuổi, được xác định là người nhiễm COVID-19. Anh này đi từ tỉnh Hắc Long Giang lân cận đến Cát Lâm bằng tàu điện và xe bus. Ở Cát Lâm, Lin đã thực hiện 3 buổi tiếp thị cho người cao tuổi từ ngày 8-11/1.

Tỉnh Cát Lâm họp báo về tình hình dịch Covid-19. Ảnh: Mạng Cát Lâm.

Tỉnh Cát Lâm họp báo về tình hình dịch Covid-19. Ảnh: Mạng Cát Lâm.

Đến nay, nhân viên tiếp thị nhiễm virus SARS-CoV-2 đã gây lây nhiễm sang cho 102 người khác, trong đó đa phần là những người trung niên và cao tuổi. Theo ông trương Tân - Phó giám đốc Ủy ban Y tế Cát Lâm, những người mắc bệnh chủ yếu là trung niên và cao tuổi, với độ tuổi trung bình là 63 và người già nhất là 87.

Các chuyên gia cảnh báo, các cuộc hội thảo về sức khỏe hướng đến người cao tuổi là “điểm mù” trong công tác phòng, chống dịch tại cộng đồng dân cư. Một cuộc điều tra đã được tiến hành nhằm xác định liệu đây có phải là hoạt động tiếp thị trái phép hay không.

Như vậy, chỉ sau hơn 2 tuần dịch cộng đồng bùng phát mạnh, Trung Quốc hiện đã ghi nhận hơn 1.300 ca Covid-19, trong đó có 43 ca bệnh nặng. Có ít nhất 3 huyện thị và thị trấn ở tỉnh Hà Bắc và Cát Lâm nước này đang thực hiện các quy định giãn cách “nghiêm ngặt nhất”. Toàn bộ người dân bị “cấm túc”, không được rời khỏi nơi cư trú hoặc làm việc, nếu vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cát Lâm đã ra lệnh hạn chế hoạt động của các địa điểm giải trí công cộng và các sự kiện đại chúng ở các thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đồng thời điều chỉnh mức độ phản ứng khẩn cấp xuống mức trung bình trong các cộng đồng dân cư nơi đã xảy ra lây nhiễm.

Vụ siêu lây nhiễm cũng khiến các thành phố khác ra lệnh đình chỉ các hoạt động mua bán liên quan đến tụ tập đông người, chẳng hạn như Phủ Thuận ở tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc và Thiệu Hưng ở tỉnh Chiết Giang, Đông Trung Quốc.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.