Xuân yêu thương trên các bản làng

Xuân yêu thương trên các bản làng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khi ánh dương lấp ló trên sườn núi cũng là lúc bà con các bản Làng Nủ, Kho Vàng thức giấc chộn rộn trang trí ngôi nhà sàn mới của mình đón mùa xuân hạnh phúc. Niềm vui của họ đong đầy khi tình dân tộc, nghĩa đồng bào cả nước cùng chung tay giúp đỡ sau cơn hoạn nạn. Để nỗi đau, mất mát ngủ yên, người dân nơi đây lạc quan vào cuộc sống, những chiếc lá non nảy mầm sau những đống tro tàn. Những người dân nơi đây chất phác, thảo thơm sẵn sàng nhường căn nhà mới để dành cho những hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Hồi sinh sau giông bão

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra vào ngày 10/9/2024 tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), 37 căn nhà của thôn dưới chân núi đã bị vùi lấp. Thảm họa khiến 57 người chết và 10 người mất tích. Nhiều con đường bị sạt lở, hàng trăm ha cây cối, hoa màu cùng các tài sản bị nhấn chìm dưới dòng nước lũ. Thiên tai qua đi, với sự chung tay của xã hội, sau 3 tháng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cùng UBND tỉnh Lào Cai tổ chức bàn giao 40 căn nhà tái định cư mới đã hoàn thành, bàn giao để bà con Làng Nủ dọn về nơi ở mới.

Khu tái định cư Làng Nủ nằm trên đồi cao rộng 10ha, gồm 40 nhà sàn dân sinh, nhà sinh hoạt cộng đồng rộng 300m2; một điểm trường rộng 200m2 gồm hai lớp tiểu học và hai lớp mẫu giáo, đầy đủ hệ thống viễn thông, điện nước. Đường dẫn vào Làng Nủ được đổ bê tông. Mỗi căn nhà sàn kiên cố rộng 96m2 theo kiến trúc người Tày, công trình phụ trợ, vườn trồng rau bên hông hoặc phía sau, khuôn viên trồng hoa trước lối vào. Bản làng mới hiện hữu như bức tranh với sắc màu tươi sáng. Những luống rau xanh cùng nhiều loại hoa đã sinh sôi, nảy nở trên vùng đất mới, mang theo sức sống cho cả khu tái định cư. Những ngôi nhà sàn vững chắc bên ánh đèn sáng lung linh, con đường sạch sẽ và hệ thống điện lưới ổn định đã tô điểm cho cuộc sống, mở ra cơ hội phát triển giáo dục, y tế và kinh tế nơi đây.

Làng Nủ đang từng ngày hồi sinh. Người dân nơi đây đã chính thức được nhận nhà tái định cư, sinh sống trong niềm vui phấn chấn trong hành trình tái thiết cuộc sống, hướng đến tương lai.

Ông Hoàng Văn Diệp, Trưởng thôn Làng Nủ chia sẻ: “Những mất mát trong đợt mưa lũ vừa qua là không thể bù đắp, nhưng nhờ sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và Nhân dân cả nước, bà con đang có cơ hội làm lại cuộc sống. Chúng tôi cảm thấy cuộc sống tốt đẹp hơn. Giờ ổn định nơi ở, các gia đình hân hoan bắt đầu lên kế hoạch chuẩn bị cho cái Tết”.

Cũng như Làng Nủ, thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) được hồi sinh sau trận mưa lũ khủng khiếp vào tháng 9/2024 đã khiến 3 người chết và 35 hộ dân lâm vào cảnh mất nhà cửa, người dân trong phút chốc trắng tay. Lúc ấy, người dân thôn Kho Vàng không biết tương lai của mình sẽ ra sao. Ngay trong lúc bà con thôn Kho Vàng đang chông chênh sau sạt lở, chỉ sau 3 ngày trao đổi với chính quyền và người dân thôn Kho Vàng, ngày 21/9, Petrovietnam đã phối hợp với tỉnh Lào Cai, huyện Bắc Hà khởi công tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng. Toàn bộ kinh phí thực hiện việc tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng lấy từ nguồn quỹ an sinh xã hội mà người lao động công ty đóng góp. Khu tái định cư thôn Kho Vàng được thiết kế trên một triền đồi thoải với tám bậc thang để phù hợp với địa hình phức tạp và tập quán sinh sống của đồng bào Mông, Dao là ở nhà thấp tầng nhưng lại ở trên cao, không như người Tày sống ở nhà sàn dưới vùng bằng phẳng.

Sau 3 tháng, người dân thôn Kho Vàng hạnh phúc khi được nhận nhà mới. Bà Sùng Thị Mài (thôn Kho Vàng), một trong những người dân đầu tiên được trao chìa khóa ngôi nhà mới, xúc động không kìm được nước mắt. “Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ được ở trong một ngôi nhà đẹp thế này. Căn nhà cũ của tôi đã nhiều chỗ bị dột, mỗi khi mưa to gió lớn là phải đi hứng nước khắp nơi. Giờ thì tôi có thể ngủ ngon, không còn lo sợ nữa. Hệ thống điện, nước sạch đầy đủ. Nhà có các cửa rất kín nên mùa đông này ấm áp hơn. Có ngôi nhà đầy đủ tiện nghi: ti vi, tủ lạnh, internet, bếp ga, giường, tủ, bàn ghế nên ai cũng thích. Ở trong ngôi nhà mới này, chúng tôi ngỡ đang trong mơ”.

Người dân Kho Vàng phấn chấn khi an cư, lạc nghiệp. (Ảnh: Đạt Thảo)

Người dân Kho Vàng phấn chấn khi an cư, lạc nghiệp. (Ảnh: Đạt Thảo)

Ông Sùng Seo Tráng, người cao tuổi nhất thôn phấn khởi: “Ngôi nhà này là món quà lớn nhất mà tôi nhận được. Nó không chỉ là nơi ở mà còn là biểu tượng của sự quan tâm và yêu thương của cả xã hội đối với chúng tôi”. Trong ngôi nhà còn thơm mùi gỗ, tay bế con đang say giấc nồng, chị Lý Thị Toòng - người đã mất chồng, bố chồng và cả căn nhà trong cơn lũ dữ rưng rưng: “Tôi mất đi nhiều thứ, nhưng nơi này đã cho tôi cơ hội làm lại từ đầu. Chồng tôi không còn, nhưng tôi sẽ cố gắng thay anh ấy chăm lo cho các con”.

Xúc động “lá rách ít đùm lá rách nhiều”

Với đức tính chất phác, sẻ chia, đùm bọc, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”, nhiều gia đình đã sẵn sàng nhường ngôi nhà mới của mình cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Gia đình ông Hoàng Sơn Hải ở thôn Át Thượng, xã Minh Xuân (huyện Lục Yên, Yên Bái) xin không nhận nhà tái định cư, với lý do đầy xúc động: “Khi viết đơn, tôi chỉ nghĩ rằng còn nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn. Gia đình tôi đã nhận được sự giúp đỡ đủ để xây dựng nhà mới, nên tôi xin nhường lại cơ hội này cho người khác”, ông Hải nói. Được biết, trong cơn bão số 3 vừa qua, ông Hải cùng lúc mất đi 3 người thân gồm mẹ, vợ, con trai và nhà cửa bị vùi lấp hoàn toàn do sạt lở đất. Ông Hải bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng các nhà hảo tâm. “Gia đình tôi sẽ cố gắng vượt qua nỗi đau và ổn định cuộc sống. Ngôi nhà mới sẽ là nơi hai bố con chúng tôi đón năm mới và bắt đầu lại từ đầu”, ông tâm sự.

Cũng viết đơn xin không nhận nhà, anh Nguyễn Xuân Dương (27 tuổi) ở Làng Nủ cho biết đã mất 6 người thân trong vụ sạt lở, lũ quét. “Do đã có gia đình và ra ở riêng, lại được cấp căn nhà tái định cư khác, tôi sẽ thờ tự người thân tại nhà mình", anh Dương nói. Còn chị Nguyễn Thị Sành (24 tuổi) ở Làng Nủ viết đơn xin không nhận suất nhà tái định cư cho bố ruột là ông Nguyễn Văn Trần, vì cả gia đình ông Trần đã mất. Chị Sầm Thị Nhiên (26 tuổi) cũng ở Làng Nủ tâm sự: “Cả gia đình bố chồng đã qua đời trong trận lũ quét vừa qua, chúng tôi cũng xin không nhận nhà tái định cư”.

Ông Hoàng Văn Diệp - Trưởng thôn Làng Nủ cho hay: “Những lá đơn xin không nhận nhà tái định cư của ba hộ Nguyễn Thị Sành, Nguyễn Xuân Dương và Sầm Thị Nhiên thể hiện nghĩa cử sống cao đẹp, lan tỏa tinh thần, lối sống tích cực. Chẳng ai tham lam của cải, vật chất dù với họ, ngôi nhà vừa hoàn thành rất đẹp đẽ, tiện nghi và hiện đại. Mặc dù người thân đại diện những hộ này hoàn toàn có thể nhận thừa hưởng để làm nơi thờ cúng. Họ đều tự nguyện từ chối, xin nhường lại cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Chúng tôi sẽ xin ý kiến của tỉnh, huyện bố trí nhà cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng hoặc các hộ gia đình bị ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt không thể tiếp tục sinh sống ở nơi ở cũ, phải bố trí tái định cư”.

“Tôi cũng như lãnh đạo địa phương rất xúc động, mặc dù hoàn cảnh đau thương, còn gặp nhiều khó khăn nhưng việc xin không nhận nhà mới mà bàn giao lại cho địa phương đã thể hiện đức tính thật thà, chất phác, “lá rách ít đùm lá rách nhiều” của người dân”, bà Vũ Thị Tư, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Khánh nói.

Xuân yêu thương trên các bản làng hạnh phúc. “An cư - lạc nghiệp” - người dân ngập tràn niềm xúc động, sự biết ơn, của niềm vui, với một sự khởi đầu, tươi mới, bình yên. Thôn Kho Vàng, Làng Nủ sẽ vững bước trên con đường hồi sinh, trở thành biểu tượng của sự đoàn kết, của niềm tin và sức mạnh vượt qua mọi thử thách.

Từ đau thương, tình yêu thương, tinh thần sẻ chia của đồng bào cả nước đã thắp lên nơi đây hy vọng. Nhịp sống mới sau những ngày giông bão sẽ trở lại, bình yên và phồn thịnh hơn xưa. Hành trình hồi sinh những mảnh đất này là minh chứng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết và lòng kiên cường của người dân Việt Nam.

Đọc thêm

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Thời tiết ngày 7/1: Bắc Bộ có sương mù nhẹ, ngày nắng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 7/1, khu vực Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, trời rét; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông; cảnh báo mưa dông trên biển.

Đảm bảo thông tuyến Cầu vượt sông Hương vào ngày 26/3

Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương.
(PLVN) - Sáng 6/9, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đã đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương. Đây là công trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông và kết nối đô thị của thành phố.

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

Bài 3: Tài sản nghìn tỷ 'bỏ hoang' hàng loạt ở Hà Nội và nhiều nơi, giải quyết thế nào?

Hàng loạt các dự án, trụ sở, nhà máy bỏ hoang nhiều năm nay gây lãng phí tài nguyên, tài sản của Nhà nước.

(PLVN) - TS Nguyễn Đình Cung cho biết, trong vấn đề đầu tư công, tổng kết nhiệm kỳ nào cũng có 9 chữ “dàn trải” – “phân tán” – “lãng phí” – “kém hiệu quả”. Vấn đề lãng phí xếp thứ 3 nhưng cuối cùng thì dự án vẫn kéo dài nhiều năm, không thay đổi. Để khắc phục, theo ông, cần đánh giá thực chất vấn đề...

Tăng cường hoạt động chăm sóc phát triển toàn diện cho trẻ em

Hiện nay, ước tính dân số trẻ em Việt Nam là trên 25 triệu. (Ảnh minh họa: VTV)
(PLVN) - Hiện nay, ước tính dân số trẻ em Việt Nam là trên 25 triệu (tỷ lệ trên 25,5% trên tổng dân số), trong đó số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên 1,7 triệu trẻ em (tỷ lệ 6,7% trên tổng dân số trẻ em). Năm 2024 vừa qua là năm có nhiều điểm sáng tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Năm 2025, mục tiêu xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, giảm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ bị xâm hại vẫn tiếp tục được duy trì…

Tưng bừng cờ đỏ sao vàng chờ tin chiến thắng của ĐT Việt Nam

Tưng bừng cờ đỏ sao vàng chờ tin chiến thắng của ĐT Việt Nam
Từ khoảng 3 tiếng đồng hồ trước giờ bóng lăn, tinh thần cổ vũ Đội tuyển (ĐT) Việt Nam đã tràn ngập mọi nơi, từ người Việt trong nước tới người Việt Nam ở nước ngoài. Ai cũng mong những "Chiến binh sao vàng” lập kỳ tích trước “voi chiến” Thái Lan.

Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Bình Định

Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Bình Định
(PLVN) - Tại Đồn Biên phòng Mỹ An, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng cùng các ban, ngành đoàn thể và nhà hảo tâm trên địa bàn mới tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng Dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.