Xử trí khi trẻ hóc dị vật ngày Tết

Kẹo, hạt dưa, hạt dẻ cười, hạt hướng dương... là những món ăn vặt được nhiều gia đình sắm Tết, nhưng cũng là thủ phạm khiến trẻ bị sặc, nghẹn với tỷ lệ nhập viện cao.
Để có những ngày Tết thật vui vẻ, an toàn, các bậc phụ huynh cần lưu ý chăm sóc, bảo vệ trẻ cẩn thận. Không cho trẻ ngậm các loại kẹo, các loại hạt như hướng dương, hạt bí, hạt dẻ cười… để tránh nguy cơ trẻ bị dị vật đường thở.
Trẻ bị dị vật đường thở là có một vật lạ rơi vào đường thở, thường xảy ra khi trẻ vừa ăn vừa cười, hoặc bú bình, ăn không đúng cách.
1. Nguyên nhân 
- Sặc sữa, cháo, cơm.
- Hít phải dị vật nhỏ như các loại hạt: cơm, dưa, lạc hoặc các vật nhỏ như ốc vít, kẹp giấy.
2. Dấu hiệu nhận biết
Trẻ khỏe mạnh, đột nhiên ho sặc sụa, tím tái, khó thở.
3. Cách sơ cứu
a. Nếu trẻ còn hồng hào, khóc được, nói được, không khó thở thì đưa trẻ tới bệnh viện ngay để gắp dị vật.
b. Nếu trẻ tím tái khó thở không khóc được: cần phải sơ cứu ngay:
+ Nếu trẻ dưới 2 tuổi
- Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trẻ bằng bàn tay trái
- Dùng gốc bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ ở giữa 2 xương bả vai.
- Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu còn khó thở tím tái, dùng 2 ngón tay ấn mạnh vào vùng ½ dưới xương ức 5 cái.
- Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài thì lại lật đứa trẻ lại vỗ lưng. Luân phiên giữa vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi di vật rơi được ra thì thôi.
Cách xử lý khi trẻ nhỏ dưới 2 tuổi hóc dị vật.
 Cách xử lý khi trẻ nhỏ dưới 2 tuổi hóc dị vật.
+ Đối với người lớn và trẻ lớn
Người ta làm nghiệm pháp Heimlich
Trẻ còn tỉnh:
- Đứng sau lưng trẻ vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ.
- Nắm chặt bàn tay thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn.
- Ấn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau, từ dưới lên trên, mạnh nhanh.
- Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi ra ngoài
Xử trí với trẻ lớn: Đứng sau lưng, vòng tay ôm thắt lưng trẻ.
Xử trí với trẻ lớn: Đứng sau lưng, vòng tay ôm thắt lưng trẻ.  
Nếu trẻ hôn mê:
- Đặt trẻ nằm ngửa, quỳ giữa 2 chân của bệnh nhân
- Đặt gốc bàn tay lên vùng thượng vị dưới xương ức
- Ấn 5 cái dứt khoát nhanh mạnh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên
- Lặp lại 6-10 lần cho tới khi dị vật rơi ra ngoài
- Nếu nạn nhân ngừng thở thì vừa thổi ngạt vừa làm Heimlich
- Sau khi nạn nhân khóc được phải đưa ngay tới bệnh viện để kiểm tra.
4. Những việc cần tránh
- Không can thiệp gì nếu bệnh nhân khóc được, thở được, hãy mang bệnh nhân đi viện.
- Không cố móc dị vật ra ngoài.

Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.