Xu thế ăn uống của người Việt là gì?

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát thói quen mua hàng thực phẩm - đồ uống của người tiêu dùng Việt Nam, tháng 9/2018
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát thói quen mua hàng thực phẩm - đồ uống của người tiêu dùng Việt Nam, tháng 9/2018
(PLO) - Khảo sát của Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố cho thấy thực phẩm tự nhiên, hữu cơ, thực phẩm tiện lợi và công nghệ làm thay đổi trải nghiệm ẩm thực của người tiêu dùng sẽ là 3 xu thế chủ đạo trong phong cách tiêu dùng thực phẩm - đồ uống mới…

Với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm trở lại đây, ngành thực phẩm - đồ uống được đánh giá là một trong những ngành hấp dẫn nhất tại Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số tiêu thụ của ngành sản xuất chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng lần lượt 8,1% và 10,2% so với cùng kỳ năm trước  Số liệu khảo sát của Vietnam Report cũng chỉ ra rằng, thực phẩm - đồ uống hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng (chiếm khoảng 35% mức chi tiêu).

Tiềm năng…

Đánh giá về tiềm năng tăng trưởng, ngành thực phẩm và đồ uống hiện chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. Tổ chức Business Monitor International (BMI) dự đoán, tốc độ tăng trưởng ngành thực phẩm và đồ uống sẽ cao hơn trong giai đoạn 2016 - 2019, trong đó khả năng Việt Nam sẽ đứng ở vị trí thứ ba châu Á. Trong nhóm này, bia, đồ uống không cồn và thực phẩm là 3 nhóm tăng trưởng nhanh nhất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh.

Về tiềm năng xuất khẩu, đa số chuyên gia được Vietnam Report hỏi đều cho rằng, Việt Nam hiện đã có những DN tương đối mạnh, có tên tuổi, có sức cạnh tranh, thường xuyên dẫn đầu tại thị trường trong nước, đủ cơ sở để xuất khẩu ra nước ngoài. Do đó, khi thời điểm Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) sắp đi đến ký kết chính thức, các DN đều đặt kỳ vọng đây sẽ là cơ hội lớn để thương hiệu Việt xuất hiện tại nhiều quốc gia hơn trên thế giới. Thủy sản, cà phê, bánh kẹo được dự đoán sẽ là 3 ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn trong thời gian tới.

Hoạt động M&A trong ngành thực phẩm - đồ uống cũng diễn ra rất sôi động trong thời gian qua, cả về số lượng và chất lượng, tạo nên những “ông lớn” của ngành thực phẩm - đồ uống, điển hình như Masan, Thành Thành Công, Kido, Pan Group… Các tên tuổi lớn trong ngành FMCG đến từ Thái Lan, Hàn Quốc với lợi thế về tài chính, kinh nghiệm và công nghệ cũng tích cực đầu tư vào Việt Nam. Theo nghiên cứu của BMI, cơ hội đầu tư cho ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam vẫn còn khá lớn, đặc biệt trong ngành đồ uống, thực phẩm chế biến và sữa. 

Xu hướng chọn thực phẩm sạch

Khảo sát của Vietnam Report cho thấy, trong bối cảnh thu nhập đầu người tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ, thân thiện với môi trường và sẵn sàng chi trả khoản tiền cao hơn cho bữa ăn hàng ngày. Hơn 86% người tiêu dùng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh khi được hỏi đã lựa chọn các sản phẩm tự nhiên và hữu cơ, hoặc các sản phẩm đúng mùa vụ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Trong cuộc sống hiện đại, quan điểm về gia đình, đặc biệt ở khu vực thành thị đã có sự thay đổi: số lượng người trong một gia đình thường chỉ có 4-5 người, tỷ lệ người sống độc thân tăng…, do đó nhu cầu với nhóm hàng hóa tiêu dùng nhanh cũng có sự khác biệt so với trước đây. 

Đặc biệt, giới trẻ Việt Nam đa phần là những bạn trẻ năng động, thích trải nghiệm và sẵn sàng chi trả đề được thưởng thức các loại thực phẩm - đồ uống ngon và lạ. Cùng với sự phát triển của công nghệ, họ có thể dễ dàng truy cập các xu thế ẩm thực mới nhất, “hot” nhất qua mạng xã hội và đặt hàng thông qua các ứng dụng cho phép tìm kiếm địa điểm ăn uống (Foody), giao đồ ăn (DeliveryNow) và đặt bàn (TableNow)... khiến thị trường ẩm thực trở nên sôi động hơn. Theo nhận định của Nielsen, thực phẩm và đồ uống là 2 trong 10 sản phẩm được giao dịch trên mạng nhiều nhất trong năm 2017.

“Rõ ràng rằng, cơ hội để phát triển của các thương hiệu thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam rất lớn. Khi các DN nước ngoài tích cực có mặt tại thị trường Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư sản xuất tại các khu công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, chuyển giao công nghệ, đưa sản phẩm trở nên đa dạng hóa và tiện ích.

Song song với đó, tính cạnh tranh được đẩy lên, một mặt kích thích các DN trong nước thích nghi đổi mới để hòa vào “sân chơi” thương mại chung. Tuy nhiên, một thương hiệu mạnh là chưa đủ, đó còn phải là một thương hiệu uy tín. Vì vậy trong thời gian tới, các DN ngành thực phẩm - đồ uống cần đầu tư hơn nữa cho việc quảng bá và phát triển hình ảnh và ghi tên mình trên bản đồ thực phẩm - đồ uống thế giới…”- chuyên gia Vietnam Report nhận định.

Đọc thêm

Thị trường đồ uống, bánh kẹo vẫn trầm lắng…

Các mặt hàng đồ uống được bày ở các vị trí dễ thấy nhất. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những mặt hàng được người tiêu dùng mua sắm nhiều nhất cho Tết Nguyên đán gồm thực phẩm, đồ uống, thời trang và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, trong đó thị trường đồ uống, bánh kẹo ngày càng đa dạng, đáp ứng đông đảo nhu cầu của người dùng.

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan
(PLVN) -  Ngày 9/1, tại Khu dân cư Nam Long Waterpoint, Bến Lức, Long An đã diễn ra Chương trình xúc tiến thương mại xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp tại thị trường Ba Lan.

Có nên đi đổ đầy bình xăng trong hôm nay?

Ảnh minh hoạ.

(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (9/1), giá xăng trong nước được dự báo tăng nhẹ từ 0,7-2,7% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Siêu thị đồng loạt tung khuyến mại hút khách sắm Tết sớm

Nhiều siêu thị đồng loạt tung ra các chương trình khuyến mãi. (Ảnh: PV).
(PLVN) -  Không khí mua sắm hàng hóa Tết đang dần “nóng” lên. Tại hầu hết các siêu thị, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu dịp Tết được trưng bày tại các vị trí bắt mắt. Đồng thời, hàng loạt siêu thị đã tung ra các chương trình khuyến mại nhằm hút khách sắm Tết sớm.

Ngày mai, giá xăng có thể tăng

Ảnh minh họa
Trong kỳ điều hành ngày mai (2/1), giá xăng trong nước được dự báo tăng nhẹ từ 0,3-0,5% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Giá xăng trong nước ngày mai ra sao?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (19/12), giá xăng trong nước được dự báo tăng 1,8%, trong khi giá dầu có thể tăng 1,5-2% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Vĩnh Phúc: Đưa hàng Việt chiếm lĩnh thị trường

Sản phẩm hàng Việt được bày bán tại siêu thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
(PLVN) - Những mặt hàng “Made in Vietnam” ngày càng chiếm ưu thế tại hệ thống siêu thị, hay trong các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Điều đó có được là nhờ việc triển khai sâu rộng Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.