Xử phạt vi phạm hành chính trong Thi hành án dân sự: Vì sao kém hiệu quả?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong thi hành án dân sự (THADS) là một trong những công tác quan trọng, nhằm đấu tranh, phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức trong quá trình THADS. Tuy nhiên trong thực tế, kết quả XLVPHC trong THADS còn rất khiêm tốn, chưa phản ánh được hết thực trạng vi phạm hành chính trong THADS hiện nay.  

Thực tế cho thấy, các qui định về XPVPHC trong hoạt động THADS thời gian qua vẫn chưa phát huy hiệu quả, việc phòng ngừa, xử lý vi phạm vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều hành vi vi phạm trong THADS diễn ra phổ biến nhưng chưa được xử lý kịp thời. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan THADS còn “ngại” việc xử phạt vi phạm hành chính, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc xử phạt. Thống kê cho thấy một số địa phương trong nhiều năm không thực hiện việc XPVPHC. Việc này xuất phát từ  nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan.

Về chủ quan: Chấp hành viên và các cơ quan THADS không thực hiện việc XPVPHC hoặc né tránh XPVPHC do ngại phải tổ chức thi hành quyết định XPVPHC. Nhiều hành vi vi phạm xảy ra thường xuyên nhưng rất ít khi bị xử lý hành chính, điển hình như những hành vi: đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai nhưng không đến địa điểm mà không có lý do chính đáng, không cung cấp thông tin, không thực hiện quyết định khấu trừ thu nhập của người có thẩm quyền… Có quan điểm còn cho rằng nếu ra quyết định XPVPHC thì việc xử phạt không có tính khả thi, số tiền phải thi hành tăng dẫn đến người phải thi hành án sẽ tiếp tục chống đối, cản trở việc thi hành án, không thực hiện quyết định XPVPHC, trong khi việc tổ chức cưỡng chế để thi hành quyết định XPVPHC không hề dễ dàng.

Mặt khác, việc tổ chức thi hành các quyết định XPVPHC cũng chưa thực sự nghiêm túc khiến cho tính răn đe, phòng ngừa hành vi vi phạm hành chính không có hiệu quả.

Về khách quan, các quy định XPVPHC trong THADS hiện vẫn còn nhiều bất cập. Có thể điểm qua một số bất cập như: Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, theo Điều 49 Luật XLVPHC năm 2012 (Luật XLVPHC), Điều 68 Nghị định 67/2015/NĐ-CP thì mức xử phạt tối đa mà chấp hành viên có quyền áp dụng là 500.000 đồng, đối với Chi cục trưởng là 2.500.000 đồng; đối với Cục trưởng Cục THADS, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu là 20.000.000 đồng. Vấn đề đặt ra là thẩm quyền xử phạt của chấp hành viên và Chi cục trưởng Chi cục THADS có mức phạt tiền quá thấp dẫn đến rất khó khăn trong việc áp dụng.

Theo đúng quy định thì chấp hành viên chỉ có thể xử phạt duy nhất đối với một hành vi là đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai của người có thẩm quyền thi hành án nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng. Trong khi đó có rất nhiều hành vi vi phạm mà cơ quan THADS cấp huyện thường xuyên gặp phải nhưng theo quy định thì lại không thuộc thẩm quyền xử phạt, ví dụ như các hành vi: Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định; trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án…

Các hành vi nói trên đều thuộc khung hình phạt trên 3.000.000đ, do đó không thuộc thẩm quyền xử phạt của các cơ quan thi hành án cấp huyện. Cơ quan THADS cấp huyện phải lập hồ sơ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ra các quyết định XPVPHC. Việc làm này mất rất nhiều thời gian của các cơ quan THADS, trong khi thực tế, các hành vi VPHC diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp.

Việc chưa phân định rõ thẩm quyền xử lý đối với một số hành vi vi phạm cũng làm hạn chế việc XPVPHC của cơ quan THADS. Đối với một số hành vi như: Không cung cấp thông tin, không giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền; không thông báo cho cơ quan thi hành án khi có thay đổi về địa chỉ và nơi cư trú; không kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án… Các hành vi trên thuộc thẩm quyền xử phạt của cả cơ quan THADS cấp huyện và cấp tỉnh, việc định lượng mức độ vi phạm của hành vi, quyết định mức xử phạt và phân định thẩm quyền xử phạt trên thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Để thực hiện tốt công tác XPVPHC trong THADS, cần thực hiện một số giải pháp như sau:

Một là: Cần xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định về XPVPHC trong THADS theo hướng phù hợp giữa hành vi và thẩm quyền xử phạt; tăng thẩm quyền xử phạt của chấp hành viên và cơ quan THADS cấp huyện nhằm đảm bảo cho việc xử lý thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả, tránh tình trạng kéo dài thời gian do phải đề nghị cấp trên quyết định xử phạt.

Hai là: Cần thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc XPVPHC trong hoạt động THADS, đảm bảo nguyên tắc mọi hành vi vi phạm hành chính được phát hiện phải được xử lý kịp thời. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động XPVPHC trong công tác THADS. 

Ba là: Cần đẩy mạnh hơn nữa việc phổ biến, tuyên truyền sâu rộng các nội dung của pháp luật xử lý vi phạm hành chính để nâng cao nhận thức của các cơ quan THADS đối với việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động THADS. 

Nâng cao chất lượng công tác xử lý VPHC trong THADS là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác THADS trong tình hình hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Khách hàng treo băng rôn đòi tiền tại Cty Đất Nguồn. (Ảnh: Trường Giang)

Bình Dương: Công ty Đất Nguồn bị phản ánh 'tự ý bán đất của người khác'

(PLVN) - Chủ đầu tư ra văn bản thu hồi các lô đất, không cho phép tiếp tục sử dụng giấy ủy quyền để bán; nhưng đơn vị môi giới là Cty CP Dịch vụ Xây dựng Địa ốc Đất Nguồn (trụ sở ô P1B, Lô NP32, Mỹ Phước 2, phường Mỹ Phước, TP Bến Cát, Bình Dương, do ông Phạm Trọng Giáp làm Tổng Giám đốc) vẫn bán đất cho người khác để thu hàng trăm triệu đồng.

Đọc thêm

Một số hộ dân cho rằng bị thu hồi đất chưa thỏa đáng tại Bắc Giang: UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra, làm rõ

Một số hộ dân cho rằng bị thu hồi đất chưa thỏa đáng tại Bắc Giang: UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra, làm rõ
(PLVN) - UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản gửi Sở TN&MT đề nghị kiểm tra làm rõ khiếu nại của các hộ dân tại xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang liên quan việc thu hồi đất để thực hiện dự án Khu đô thị cạnh tỉnh lộ 299 và đường trục chính đô thị phía nam trên địa bàn xã Dĩnh Trì.

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Ảnh minh
(PLVN) - Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Trong đó, đề xuất từ năm 2025 người dân thi giấy phép lái (GPLX) có thể tự học lý thuyết ở nhà.

Đề xuất Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở GTVT kiểm tra đột xuất cơ sở đăng kiểm

Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-30D. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy. Trong đó, đề xuất Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở GTVT có trách nhiệm kiểm tra đột xuất cơ sở đăng kiểm nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường trong hoạt động kiểm định xe cơ giới.

Liên quan dự án bảo tồn, tu bổ, tôn tạo đàn Xã Tắc: UBND TP Huế bị 1 người dân kiện

Ông Hùng trước ngôi nhà tại thửa đất số 120. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Vụ kiện dự kiến sẽ được xử trong tháng 9/2024 này. Trước đó, UBND TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) ra các Quyết định (QĐ) thu hồi đất, phê duyệt giá trị bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản với hộ ông Đỗ Khắc Hùng (SN 1955, địa chỉ P10/16 khu tập thể Xã Tắc, phường Thuận Hòa) thực hiện dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế - khu vực đàn Xã Tắc.

Không báo tăng lao động, công ty có được đóng bù bảo hiểm xã hội không?

 Luật sư Phạm Minh Hoàng.
(PLVN) - Bạn Phạm Nguyên (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Tôi đi làm từ tháng 1/2023 đến tháng 6/2024 có ký hợp đồng lao động nhưng nhân sự công ty lại quên không báo tăng lao động nên tôi có đi làm nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của thời gian nêu trên. Vậy tôi có thể yêu cầu công ty đóng bù lại những tháng tôi đi làm nhưng không được đóng BHXH không? Nếu không được thì xử lý như thế nào để bảo đảm quyền lợi của tôi?

Đề xuất sửa đổi khái niệm, nội dung giám định BHYT trong Dự thảo Luật BHYT

Quốc hội thông qua Luật BHXH (sửa đổi) đã thể chế cơ bản Nghị quyết số 28/NQ-TW, quy định mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc…
(PLVN) - Tham gia công tác xây dựng, sửa đổi Luật BHYT, BHXH Việt Nam có nhiều đề xuất và cơ bản đã được tiếp thu đưa vào Dự thảo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung (Dự thảo Luật BHYT). Các đề xuất của BHXH Việt Nam đều nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của người tham gia BHYT và khắc phục những bất cập, vướng mắc của quy định hiện hành; trong đó, việc sửa đổi, bổ sung khái niệm, nội dung giám định BHYT là vấn đề mang tính cấp bách, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn.

Một người có được nhận nhiều con nuôi?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
(PLVN) - Bạn Thu Hồng (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Tôi năm nay đã 46 tuổi, nhưng chưa lấy chồng và cũng chưa có con. Hiện tại, tôi có mong muốn được nhận con nuôi để sau này có người chăm sóc mình. Xin hỏi, một người có được nhận nhiều con nuôi không? Và một người có được làm con nuôi của nhiều người không? Nếu được thì cha mẹ nhận con nuôi có bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hay không?

Người lao động phải ngừng việc do thiên tai có được trả lương không?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Phạm Huy (Thái Nguyên) hỏi: Do ảnh hưởng của bão số 3, nước lũ dâng cao nên tôi buộc phải nghỉ làm, gia đình cũng chịu nhiều thiệt hại về tài sản. Xin hỏi, trường hợp nghỉ làm do thiên tai thì người lao động có được công ty trả lương không? Và có được công ty hỗ trợ gì không?

Đảm bảo đầy đủ quyền lợi người tham gia BHXH, BHYT trong tình hình bão lũ

Trụ sở cơ quan BHXH huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai bị ngập do mưa lũ.
(PLVN) -  Mặc dù trong tình hình bão lũ xảy ra nghiêm trọng, nhưng BHXH các địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng bão lũ vẫn linh hoạt triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội cho người dân, như: Đơn giản hóa TTHC và phối hợp hiệu quả với các sở ban ngành địa phương, các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thái Nguyên, Lào Cai và Cao Bằng đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đảm bảo đầy đủ quyền lợi BHXH, BHYT cho người dân trên địa bàn.