Xử lý SIM rác cách nào?

Thông tư số 04/2012/TT-BTTTT quy định về quản lý thuê bao di động trả trước có hiệu lực từ ngày 1/6, trong đó nghiêm cấm mua bán sim đã kích hoạt sẵn, nhưng thị trường vẫn đầy rẫy SIM “rác”. Tại có cầu ắt có cung, hay do “bàn tay quản lý” chưa đủ mạnh?.

Thông tư số 04/2012/TT-BTTTT quy định về quản lý thuê bao di động trả trước có hiệu lực từ ngày 1/6, trong đó nghiêm cấm mua bán sim đã kích hoạt sẵn, nhưng thị trường vẫn đầy rẫy SIM “rác”. Tại có cầu ắt có cung, hay do “bàn tay quản lý” chưa đủ mạnh?.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đầy rẫy SIM “rác”

Sau thời điểm ngày 1/6, trên nhiều tuyến đường phố như Kim Mã, Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng, Đường Láng, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy…, khách hàng vẫn dễ dàng mua được SIM đã kích hoạt trước. Chủ một cửa hàng trên đường Kim Mã đáp lại thắc mắc của khách hàng rằng, hiện số lượng SIM kích hoạt sẵn đang còn nên cửa hàng cố bán nốt, vả lại, nhiều khách hàng vẫn có nhu cầu mua SIM kích hoạt sẵn.

Chiều 5/6, chủ một đại lý bán sim thẻ trên đường Hoàng Quốc Việt “tiếp thị” với phóng viên rằng có sẵn SIM đã kích hoạt của cả   mạng lớn là Viettel, VinaPhone và MobiFone. “SIM của VinaPhone được mua nhiều vì rẻ nhất. Loại giá 28.000 đồng có tài khoản là 95.000 đồng, loại giá 45.000 đồng có tài khoản là 130.000 đồng. SIM của Viettel loại giá 45.000 đồng có tài khoản là 100.000 đồng. SIM của MobiFone giá 48.000 đồng có tài khoản 100.000 đồng”.

Khi chúng tôi ngỏ ý mua nhiều SIM cùng lúc, chủ đại lý xưng tên là Nguyễn Minh Hùng cho biết, mua cả chục SIM cũng có, nhưng đại lý không thể giảm giá như trước đây do SIM kích hoạt sẵn ngày càng ít hơn. Anh Hùng khoe, tuy đại lý của anh chưa tăng giá, nhưng một số đại lý bạn đã tăng giá SIM kích hoạt sẵn để kiếm lời. Nhiều đại lý SIM có giá 45.000 đã được tăng lên 55.000 đồng, 65.000 đồng được tăng lên thành 75.000 đồng. Lượng sim kích hoạt sẵn sẽ khan hiếm dần nên chắc chắn sim rác sẽ còn tăng giá, một số đại lý nói.

Sẽ thu phí hòa mạng thuê bao trả trước?

Hiện giờ, để hạn chế SIM rác và thói quen “mua SIM thay thẻ cào”, biện pháp được trông chờ nhất là siết chặt đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước. Theo đó, kể từ khi Thông tư có hiệu lực, người mua cũng phải tuân thủ một quy trình khắt khe để có được chiếc SIM mang tên mình.

Nhưng vấn đề là không phải lúc nào người dùng điện thoại di động cũng có nhu cầu dùng một số điện thoại mang tên mình. Trong tâm lý của đa số khách hàng mua SIM kích hoạt sẵn, chỉ mua SIM để hưởng chính sách khuyến mại của nhà mạng, dùng hết tiền thì bỏ, nên dẫn đến hệ lụy có hàng triệu chiếc SIM đã ra đời và qua đời chỉ trong một thời gian ngắn.

Một trong các giải pháp được nhiều chuyên gia viễn thông nhắc đến, đó là thu phí hòa mạng thuê bao trả trước. Việc đánh vào túi tiền của  những người mua SIM rác chỉ vì tiền có thể được coi là biện pháp hữu hiệu, khiến cho đại lý cũng cân nhắc hơn khi có ý định “lách” luật, và người dùng cũng phải cân nhắc thiệt hơn.

Trong buổi họp mới đây với Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT0, các mạng di động đưa ra nhiều chính sách để ngăn chặn vấn nạn SIM rác hiện nay. MobiFone đề xuất ý tưởng là có thể thu cước hòa mạng đối với thuê bao di động trả trước (giống như thuê bao trả sau). MobiFone còn kiến nghị nên phát hành SIM không có mệnh giá và khuyến mại SIM này giống như các SIM đang hoạt động.

Đồng tình với quan điểm này, Viettel kiến nghị tách riêng tiền SIM và tiền trong tài khoản ra, đồng thời quy định giá bộ kích hoạt ở mức 15.000 đồng. Còn đại diện S-Fone đề nghị có chính sách cho DN tăng cường thuê bao trả sau hơn là loay hoay quản lý thuê bao trả trước.

Một tính toán của Cục Viễn thông cho thấy, một trong những nguyên nhân khiến SIM rác hoành hành hiện nay là do chính sách khuyến mãi của nhà mạng khiến cơ cấu cước dịch vụ di động trả trước và trả sau bị méo mó. Trên lý thuyết cước liên lạc dịch vụ trả sau rẻ hơn trả trước, kèm với đó khách hàng sẽ phải mất cước thuê bao, trong khi đó chính sách khuyến mại cho trả sau “tệ” hơn trả trước rất nhiều.

Vì thế, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đã chỉ đạo Cục Viễn thông nhanh chóng hoàn thiện văn bản để quy định về thu phí hòa mạng thuê bao di động trả trước giống như thuê bao trả sau, đảm bảo cho thị trường di động Việt Nam phát triển lành mạnh.

Bách Linh

Tin cùng chuyên mục

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo

(PLVN) -  Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 - Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (Liên danh PC1 – PECC4) vừa tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng Gói thầu HH01-DZCĐ Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng đoạn cáp ngầm biển (EPC) thuộc Dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đọc thêm

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.