Xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà: Quản lý còn lỏng lẻo

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Dù đã có quy định chung nhưng mỗi địa phương lại có một cách làm riêng trong công tác quản lý, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của người nhiễm COVID-19. Mặt khác, nhiều F0 điều trị tại nhà vẫn chưa được phổ biến về những quy định này.

Tách riêng rác thải của F0 để xử lý

Bộ Y tế đã có hướng dẫn về việc những người mắc COVID-19 điều trị tại nhà cần phân loại rác thải y tế, xử lý đồ dùng để tránh lây nhiễm. Tuy nhiên, khi F0 tự điều trị tại nhà ở Hà Nội tăng cao, công tác này phát sinh nhiều bất cập.

Do đó, UBND TP đã vừa ban hành thêm phương án phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải lây nhiễm phát sinh tại điểm cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 trên địa bàn.

Theo phương án của thành phố, rác thải của F0 điều trị tại nhà sẽ được thu gom vào túi đựng chất thải lây nhiễm màu vàng, buộc chặt miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm màu vàng thứ 2, buộc kín miệng túi. Các túi màu vàng đều phải dán nhãn “Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2”.

Việc phân loại như vậy rất quan trọng bởi chất thải lây nhiễm thu gom phải được xử lý riêng so với các loại chất thải khác, thông thường sẽ được xử lý bằng phương pháp thiêu huỷ để xử lý triệt để chất thải lây nhiễm.

Sau khi thu gom, rác thải từ nhà F0 được đơn vị duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn phối hợp với Tổ COVID-19 cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn vận chuyển đến các điểm lưu giữ chất thải lây nhiễm tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn hoặc các Trạm Y tế lưu động, hoặc các khu lưu giữ tạm thời chất thải lây nhiễm do địa phương bố trí trên địa bàn.

Trong quá trình vận chuyển, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ ra ngoài. Các thùng đựng, phương tiện vận chuyển chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn ngay sau khi sử dụng. Người trực tiếp tham gia thu gom, vận chuyển cần đeo khẩu trang y tế và mặc đồ bảo hộ y tế trong quá trình thu gom, vận chuyển; rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.

Như vậy, cách ly và điều trị F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà là giải pháp giúp giảm áp lực cho ngành Y tế và giúp người dân an tâm, thoải mái hơn trong quá trình phục hồi sức khỏe, nhưng vẫn cần đảm bảo các yêu cầu phòng dịch. Việc quản lý, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của các F0 tự cách ly và điều trị tại nhà đúng cách cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn này.

Còn nhiều bất cập

Dù đã có quy định chung nhưng công tác thực hiện ở mỗi địa phương lại không đồng đều; nơi thực hiện tốt, nơi lơ là. Chia sẻ với phóng viên Báo PLVN, chị V.T.L (phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội), một F0 vừa hoàn thành thời gian điều trị tại nhà, cho biết chị không được hướng dẫn cách phân loại rác thải cũng như xử lý đồ dùng cá nhân của F0 như thế nào trong suốt thời gian qua.

Chị L nói thêm: “Dù đã báo với y tế phường kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-199, nhưng mình đã không được hướng dẫn gì thêm về cách xử lý rác thải sinh hoạt. Do cách ly một mình nên bản thân phải tự tìm hiểu là chính. Có một người bạn đã hướng dẫn mình phải buộc chặt, khử khuẩn các túi rác xong bỏ vào thùng rác thôi”.

Điều đáng lo ngại là rất nhiều gia đình có F0 điều trị tại nhà cũng không biết đến các quy định về xử lý rác thải. Cũng là F0 điều trị tại nhà, anh N.T.T (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, sau khi phát hiện dương tính với COVID-19, anh được Trạm Y tế thông báo tự cách ly ở nhà 10 ngày. Ngoài ra, gia đình anh không hề được hướng dẫn về việc xử lý rác thải hằng ngày. Anh T. chia sẻ việc đổ rác vẫn diễn ra như bình thường, không có gì thay đổi so với trước đây.

Theo các chuyên gia đánh giá, công tác quản lý, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà hiện gặp nhiều khó khăn. Trong đó, có thể nói tới các trường hợp F0 điều trị tại nhà nằm rải rác trên từng địa bàn, khiến thời gian thu gom có thể kéo dài, chi phí vận chuyển tăng cao, chưa kể nhiều hộ gia đình còn nằm trong ngõ nhỏ, không thuận lợi cho các xe thu gom di chuyển. Bên cạnh đó, không chỉ lực lượng thu gom rác thải từ hộ gia đình đến điểm tập kết vẫn còn thiếu mà số lượng các thiết bị bảo hộ, thiết bị khử khuẩn trang bị cho nhân viên thu gom cũng rất hạn chế.

Thiết nghĩ, những nỗ lực không ngừng nghỉ của các cơ quan chức năng, các đơn vị chuyên môn và lực lượng phụ trách về vệ sinh môi trường vẫn là chưa đủ mà còn cần cả sự chung tay, góp sức của mỗi người dân, mỗi gia đình. Đặc biệt là những người bệnh và gia đình có F0 điều trị tại nhà, dù được nhắc nhở hay không, cũng có thể tự tìm hiểu và thực hiện việc phân loại và xử lý rác thải có nguy cơ lây nhiễm, nhằm tránh những rủi ro lây lan trong cộng đồng qua con đường rác thải.

Đọc thêm

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.