Xử lý hàng hóa bị quản lý thị trường tịch thu thế nào?

Một số hình thức tiêu hủy sản phẩm vi phạm.
Một số hình thức tiêu hủy sản phẩm vi phạm.
(PLVN) - Hàng năm, số lượng hàng hóa tịch thu được của lực lượng quản lý thị trường khá lớn. Vậy số lượng lớn hàng hóa này đã được xử lý như thế nào?

Mỗi đợt tiêu hủy hơn 1 tỷ đồng trị giá hàng hóa 

Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường ( QLTT), trong 7 tháng qua, toàn ngành đã kiểm tra, xử lý 1.064 vụ với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) gần 11,8 tỷ đồng và thu được khối lượng hàng hóa trị giá trên 8,3 tỷ đồng.

Số lượng hàng hóa này, Tổng cục đã đề nghị các Cục địa phương phối hợp, tham mưu với các cơ quan chức năng thành viên Ban Chỉ đạo  (BCĐ) 389 và các cơ quan có liên quan tại địa phương xác định chất lượng, nguồn gốc hàng hóa trước khi quyết định phương án xử lý.

Theo đại diện Tổng cục, phương án xử lý chính là tiêu hủy toàn bộ hàng hóa. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng địa phương sẽ có kế hoạch tiêu hủy cụ thể. Có địa phương sẽ tổ chức gom và tiêu hủy vào một thời điểm nhất định nhưng cũng có địa phương tiến hành tiêu hủy ngay sau khi đã hoàn thành các thủ tục cần thiết theo đúng quy định của pháp luật. 

Một số ví dụ về việc thu gom các sản phẩm lại để tiêu hủy trong một thời điểm nhất định như mới đây, tại Nhà máy xử lý  chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp và chất thải Y tế (ấp 4, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), Cục QLTT Đồng Tháp phối hợp với các ngành chức năng đã tiến hành tổ chức tiêu huỷ tang vật VPHC các loại thuộc diện phải tiêu hủy theo quy định.Tổng số lượng tang vật tiêu hủy là 9 tấn, trị giá tang vật tiêu hủy gần 1,1 tỷ đồng. 

Hàng hóa tiêu hủy là hàng hóa nhập lậu, hàng giả, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng gồm: 6000 tấn phân bón; 4.910 chai, hộp thuốc  bảo vệ thực vật; 5.571 chai, lốc, thỏi mỹ phẩm; 558 chai rượu ngoại; 855 chai, hộp thuốc tân dược, đông dược; 1.428 hộp thực phẩm; 178 kg thực phẩm đông lạnh (thịt heo, cá); 460 hộp nhang muỗi; 300 hộp khẩu trang; 395 chiếc đồng hồ đeo tay giả; 240 bịch bột giặt giả;70 chiếc máy tính giả; 548 món phụ tùng xe máy giả; 741 món đồ chơi trẻ em…

Cục QLTT Nghệ An cũng mới phối hợp với các sở ngành, lực lượng chức năng liên quan tiến hành tiêu hủy 174 chủng loại hàng hóa vi phạm với trị giá gần 1,5 tỷ đồng. Đây là số lượng hàng hóa vi phạm bị tịch thu trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn tỉnh từ Tết Nguyên đán 2020 đến nay.

Hàng hóa vi phạm chủ yếu là các mặt hàng cấm, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm… như mỹ phẩm; rượu; đồ chơi trẻ em; thuốc lá điếu; đường kính; mì chính; bánh kẹo các loại; quần áo; giày dép, phụ tùng xe máy.

Tiêu hủy ngay các sản phẩm vi phạm

Đội QLTT số 3 (Cục QLTT Long An) vừa thực hiện tiêu hủy 1.009 kg mỹ phẩm và nguyên liệu dùng sản xuất mỹ phẩm vi phạm ở Nhà máy xử lý rác thải y tế của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP Hồ Chí Minh. Đây là số lượng sản phẩm được Đội QLTT số 3, phối hợp với lực lượng Công an địa phương kiểm tra, phát hiện tại TP Tân An (Long An) vào ngày 8/6/2020.

Mới đây nhất, tại Nhà máy xử lý rác của Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang), Đội QLTT số 1 phối hợp Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp (Cục QLTT Kiên Giang) tiến hành giám sát các hộ kinh doanh thực hiện việc tiêu hủy tang vật vi phạm là 3,2 tấn phân bón giả. Đây là số hàng hóa được tịch thu vào 2 ngày 9-10/6/2020. 

Ngoài việc ra các quyết định tiêu hủy bằng việc thành lập Hội đồng tiêu hủy tài sản, tang vật tịch thu do VPHC, các đội QLTT còn buộc các cơ sở, đơn vị sai phạm tự tiêu hủy sản phẩm vi phạm của mình, dưới sự giám sát của lực lượng QLTT. Mới đây, với hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Nike, cửa hàng giày dép Thịnh Ánh tại thôn Đông Kim, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã bị xử phạt VPHC và buộc đình chỉ hoạt động kinh doanh 2 tháng đồng thời tự tiêu hủy toàn bộ sản phẩm vi phạm.

Riêng mặt hàng thuốc lá, sau khi quyết định về thí điểm việc bán đấu giá thuốc lá nhập lậu của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực (ngày 15/6/2020), việc xử lý mặt hàng này lại được thực hiện theo quy định cũ (tiêu hủy sau khi thực hiện các bước xử lý theo pháp luật). Mới đây, Cục QLTT Long An đã tiến hành tiêu hủy 50.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu. Đây là số lượng tiêu hủy đầu tiên sau khi có hướng dẫn mới nhất về thực hiện tiêu hủy thuốc lá nhập lậu của Văn phòng Chính phủ. 

Đại diện Cục QLTT Long An cho biết, ngày 28/8 tới, Cơ quan Thường trực BCĐ 389 tỉnh (chính là Cục QLTT) sẽ tiếp tục giám sát tiêu hủy 26.100 bao thuốc lá điếu nhập lậu (Đây đều là số lượng thuốc lá ngoại nhập lậu đã có quyết định thi hành án). Ngoài ra, còn khoảng 2 triệu gói thuốc lá nhập lậu đã có quyết định xử lý tịch thu còn tồn kho tại các đơn vị cũng sẽ được tiêu hủy trong thời gian tới… 

Đọc thêm

Thu giữ hơn 10.000 chai nước hoa của 1 hot tiktoker

Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường
(PLVN) - Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị lực lượng quản lý thị trường đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot tiktoker thường xuyên livestream bán trên tiktokshop.

Thu giữ 34.000 thiết bị thuốc lá điện tử nhập lậu tại Bắc Ninh

Lực lượng QLTT tỉnh Bắc Ninh kiểm tra kho hàng.
(PLVN) -  Ngày 1/10, tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) - Công an tỉnh Bắc Ninh kiểm tra đột xuất Cơ sở kinh doanh H.V.M, phát hiện 34.000 thiết bị thuốc lá điện tử dùng 1 lần, trị giá gần 1,9 tỷ đồng.

Phát hiện số lượng lớn bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Đoàn kiểm tra phát hiện, thu giữ nhiều loại bánh kẹo, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một cơ sở kinh doanh ngày 5/9.
(PLVN) -  Trong quá trình kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.H tại Tp. Pleiku tỉnh Gia Lai; Đoàn kiểm tra của Cục QLTT tỉnh Gia Lai, phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh đã phát hiện, thu giữ một số lượng lớn bánh trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ…

Phát hiện gần 3 tấn hàng hóa không rõ nguồn gốc trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam

Số sữa bột các loại bị thu giữ.
(PLVN) - Sáng 6/9, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện 70 mục hàng hoá, với hơn 13.500 đơn vị sản phẩm (gần 3 tấn hàng hóa) do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo đang trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam tiêu thụ.

Tạm giữ 2.800 chai bia không có chứng từ hợp pháp

Toàn bộ số bia không có chứng từ hợp pháp đã bị lực lượng QLTT tỉnh Phú Yên tạm giữ. (Ảnh: Cục QLTT Phú Yên)
(PLVN) - Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Phú Yên vừa phát hiện, tạm giữ 2.800 chai bia không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam đang trên đường vận chuyển từ tỉnh Quảng Trị vào tỉnh Bình Dương.

Tạm giữ 16 tấn đường cát Thái Lan không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra hàng hoá vi phạm.
(PLVN) - Cục Quản lý thị trường Phú Yên vừa phát hiện và thu giữ 16 tấn đường cát trắng đang được vận chuyển trên địa bàn mà không có nhãn phụ tiếng Việt và không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Theo lời khai ban đầu của tài xế, số hàng này được bốc từ khu vực biên giới giữa Campuchia và Long An, sau đó vận chuyển về Phú Yên để tiêu thụ.

Thu giữ gần 5.000 bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Đội QLTT số 5 phối hợp với lực lượng Công an phát hiện gần 5.000 bánh Trung thu nhập lậu trong cao điểm kiểm tra thị trường dịp Tết Trung thu năm 2024. (Ảnh: Tổng cục QLTT)
(PLVN) - Ngày 21/8, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) thông tin, chỉ trong thời gian ngắn triển khai cao điểm kiểm tra thị trường dịp Tết Trung thu năm 2024, Cục QLTT TP Hà Nội đã phát hiện, xử lý 6 vụ vi phạm và buộc tiêu hủy gần 5.000 chiếc bánh trung thu nhập lậu.

Tạm giữ hơn 5 tấn Hắc sâm GINSENG cùng nhiều phụ tùng điện, nước, xe máy nghi nhập lậu

Hắc sâm GINSENG bị thu giữ.
(PLVN) -  Ngày 15/8 tin từ Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên vừa phát hiện, thu giữ hơn 05 tấn Hắc sâm GINSENG có xuất xứ từ Hàn Quốc và nhiều đồ điện, nước, phụ tùng xe máy các loại made in Trung Quốc, Italia không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, khi đang lưu thông theo hướng Bắc - Nam.