Xử lý gần 20 trường lạm thu tại Hà Nội

Xử lý gần 20 trường lạm thu tại Hà Nội
Hàng loạt trường phải trả lại khoản thu trái quy định như: mua tivi, cây xanh, sắm điều hòa, mua đồ chơi, giấy thi...

Ngày 11/11, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) Nguyễn Viết Cẩn cho biết, cơ quan này đã phát hiện và xử lý gần 20 trường có những khoản thu không đúng quy định đầu năm học 2017-2018.

"Phần lớn là trường mầm non, tiểu học, THCS. Chúng tôi phát hiện khi các trường đang lên kế hoạch hoặc bắt đầu triển khai", ông Cẩn nói và cho hay đã yêu cầu dừng thu và trả lại tiền cho phụ huynh.

Cụ thể, trường mầm non Đại Thịnh, tiểu học Thanh Lâm (huyện Mê Linh) phải dừng các khoản thu xã hội hóa trường, lớp, sân trường và mua đồ chơi; mầm non Vạn Phúc (huyện Thanh Trì) dừng thu tiền mua tivi, cây xanh... THCS Văn Quán (quận Hà Đông) được yêu cầu trả lại tiền mua máy điều hòa. Tiểu học Vân Canh (huyện Hoài Đức); tiểu học Dịch Vọng A (Cầu Giấy) dừng và hoàn trả khoản thu mua máy điều hoà...

Ở khối THPT, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phát hiện trường THPT Thạch Thất thu tiền đề thi, phiếu trả lời câu hỏi, giấy thi tự luận một tiết, thi học kỳ. Trường THPT Mỹ Đức B thu quỹ khuyến học năm học 2017-2018...

Nhà chức trách đã kiểm điểm khiển trách hiệu trưởng và ban giám hiệu nhiều trường có thu sai.

Từ đầu năm học 2017-2018, Sở Giáo dục và Đào tạo đã thành lập năm đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị cho năm học mới, tuyển sinh, thu chi đầu năm học tại hơn 760 trường ở các cấp trên địa bàn. Đây là hoạt động thường niên đã bốn năm qua.

10 khoản thu đầu năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gồm: bán trú trong các trường có tổ chức học (tiền ăn, chăm sóc và trang thiết bị); học 2 buổi/ngày trong các trường tiểu học, trung học cơ sở; học phẩm học sinh trong các trường mầm non; nước uống tinh khiết; bảo hiểm y tế; dạy thêm, học thêm trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông; viện trợ, quà biếu, tặng cho; tài trợ theo thông tư 29 của Bộ Giáo dục; đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường; quần áo đồng phục, quần áo thể thao, phù hiệu.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.