Xử lý chất thải chăn nuôi: Khuyến khích ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật mới

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác.

Đảm bảo vệ sinh môi trường

Dự thảo thông tư nêu rõ, chất thải rắn trong chăn nuôi phải được thu gom, vận chuyển đến nơi tập trung và xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Việc thu gom chất thải được thực hiện hàng ngày đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật và thu gom theo đợt đối với chăn nuôi gia cầm. Chất thải rắn khác như kim tiêm, túi nhựa, đồ nhựa phải được thu gom và xử lý riêng.

Vị trí tập trung chất thải để xử lý phải ở cuối trại, xa khu chuồng nuôi, khu sản xuất trong cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến và xa nơi cấp nước; phải có quy trình xử lý chất thải trong cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.

Nước thải chăn nuôi phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi, khu sản xuất trong cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật đến khu xử lý bằng hệ thống riêng.

Phụ phẩm cây trồng nông - lâm nghiệp được thu gom, phân loại theo mục đích sử dụng; không để lẫn với hóa chất, bao bì, vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, tạp chất vô cơ khác trong quá trình thu gom, vận chuyển.

Việc thu gom, vận chuyển phụ phẩm cây trồng nông - lâm nghiệp không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp tại khu vực canh tác, giao thông; không gây ô nhiễm môi trường, lây lan sinh vật gây hại.

Nhà nước khuyến khích sử dụng kỹ thuật tiên tiến trong thu hoạch, thu gom phụ phẩm cây trồng nông - lâm nghiệp; khuyến khích sử dụng kỹ thuật, công nghệ ép, nén phụ phẩm trước khi vận chuyển.

Đối với việc thu gom phụ phẩm chăn nuôi: phải được thu gom, phân loại, bảo quản đáp ứng yêu cầu theo từng mục đích sử dụng, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh động vật và bảo vệ môi trường; phải chứa đựng trong dụng cụ kín, làm bằng vật liệu không thấm nước phù hợp, không bị ăn mòn, dễ làm vệ sinh (nếu dùng lại) hoặc tiêu huỷ được (nếu dùng 1 lần). Dụng cụ có nắp đậy kín khi vận chuyển ra ngoài và khi để ở bên ngoài, có dán nhãn và ghi rõ thông tin về phụ phẩm để phân biệt với dụng cụ chứa sản phẩm.

Phương tiện vận chuyển phụ phẩm giết mổ phải có sàn kín; phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau khi vận chuyển. Nơi chứa phụ phẩm cách biệt với khu vực sản xuất, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh thú y, môi trường.

Về thu gom phụ phẩm ngành nghề nông thôn: tổ chức, cá nhân sản xuất ngành nghề nông thôn có trách nhiệm thu gom phụ phẩm trong quá trình sản xuất đảm bảo an toàn, vệ sinh trước khi đưa vào tái sử dụng. Các phụ phẩm ngành nghề nông thôn được thu gom, phân loại theo mục đích sử dụng; không để lẫn với hóa chất, bao bì, tạp chất khác trong quá trình thu gom, vận chuyển.

Việc thu gom, vận chuyển phụ phẩm ngành nghề nông thôn không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất trong làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề, cơ sở sản xuất; không gây ô nhiễm môi trường, không lây lan sinh vật gây hại.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật

Theo dự thảo thông tư, chất thải rắn trong chăn nuôi có nguồn gốc hữu cơ được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: ủ compost, công trình khí sinh học (biogas), chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học, xử lý bằng nhiệt hoặc các giải pháp khác trước khi sử dụng trong cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật hoặc đưa ra khỏi cơ sở.

Các chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ đã qua xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi hoặc phân bón cho cây trồng. Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa được xử lý, khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng. Chất thải rắn có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh chuồng trại, nhà xưởng được xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Bên cạnh đó, nước thải chăn nuôi phải được xử lý bằng một hoặc một nhóm các giải pháp sau: công nghệ khí sinh học, bể lắng, bể lọc, ao sinh học, chế phẩm sinh học hoặc các phương pháp khác đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối hoặc không để chảy tràn ra môi trường xung quanh.

Nước thải chăn nuôi đã qua xử lý đạt quy chuẩn quốc gia về nước thải chăn nuôi dùng trong trồng trọt được sử dụng để tưới cho cây trồng. Nhà nước khuyến khích việc sử dụng chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật mới trong quá trình xử lý chất thải chăn nuôi.

Đọc thêm

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.