Xử lý 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương: Các đơn vị chủ động lựa chọn phương án khả thi

Nhà máy đạm Ninh Bình nằm trong số những DA đã sẵn sàng phương án giải quyết tranh chấp tại tòa
Nhà máy đạm Ninh Bình nằm trong số những DA đã sẵn sàng phương án giải quyết tranh chấp tại tòa
(PLVN) - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo xử lý 12 dự án (DA) thua lỗ ngành Công Thương đã chỉ đạo: “Việc xử lý, giải quyết những vướng mắc liên quan đến tổng thầu EPC là trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị liên quan”. 

Trách nhiệm thuộc về lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty 

Thông tin từ Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết, sau cuộc họp chuyên đề mới nhất về rà soát tồn tại, vướng mắc pháp lý các hợp đồng EPC, quyết toán và xử lý tài sản của DA, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương với sự tham gia của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ Tư pháp và các Tập đoàn, Tổng công ty có liên quan, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp này (số 86/TB-VPCP ngày 20/5/2019).

Theo đó, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo, việc xử lý các DA có vấn đề liên quan đến tổng thầu EPC thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các Tập đoàn, Tổng Công ty, các DN chủ đầu tư các DA. Do vậy, hướng giải quyết chính là các Tập đoàn, Tổng Công ty, các DN chủ đầu tư các DA chủ động quyết định thuê tư vấn luật để xem xét, quyết định lựa chọn phương án khả thi, tối ưu để giải quyết những tồn tại, vướng mắc, trong đó có tính đến cả phương án khởi kiện.

Đồng thời, các bộ, ngành, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN (CMSC) theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tích cực hỗ trợ DA, DN trong xử lý các tranh chấp tại Hợp đồng EPC khi có yêu cầu. CMSC chủ trì, tổng hợp các kiến nghị của Tập đoàn, Tổng Công ty, lấy ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan để xây dựng phương án khả thi, phù hợp với quy định của pháp luật đối với những vướng mắc thực hiện quyết toán theo Thông tư 09/2016/TT-BCT và xác định giá trị thanh toán hợp đồng EPC.

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương, trong số 8/12 DA có vướng mắc, tranh chấp về Hợp đồng EPC, thì đến nay, DA Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ đã đàm phán hòa giải thành công và đã xử lý xong vấn đề tranh chấp thực hiện Hợp đồng EPC với liên danh nhà thầu EPC (đứng đầu Nhà thầu là Công ty Xây dựng Hyundai). Theo đó PVTex đã ký Biên bản nghiệm thu cuối cùng của Mốc nghiệm thu cuối cùng của hợp đồng EPC, hoàn thành việc xử lý tranh chấp Hợp đồng EPC. 

Nhiều dự án chưa đảm bảo tiến độ

Bên cạnh đó, 7 DA còn lại (gồm DA Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; DA cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc; DA Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai; DA Nhà máy sản xuất NLSH Quảng Ngãi; DA Nhà máy sản xuất NLSH Phú Thọ và Công ty DQS; DA mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên) vẫn chưa giải quyết được theo tiến độ đã đề ra, một số trường hợp không dàn xếp được và phải đưa ra trọng tài quốc tế phân xử.

Trong đó, 3 DA Nhà máy sản xuất phân bón (DA Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; DA cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc; DA Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai) hiện đã phải chuẩn bị sẵn sàng phương án giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc trọng tài theo quy định về giải quyết tranh chấp. Bốn DA còn lại vẫn đang tiếp tục làm việc để giải quyết các tranh chấp nhưng chưa thống nhất được với các nhà thầu về phương án giải quyết tranh chấp và các giải pháp xử lý cuối cùng (DA Nhà máy sản xuất NLSH Quảng Ngãi; DA Nhà máy sản xuất NLSH Phú Thọ; Công ty DQS và DA mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO).

Trong số 4 DA này thì vướng mắc nhất nằm ở TISCO do chưa xử lý được tồn tại, vướng mắc Hợp đồng EPC với nhà thầu MCC, do vậy DA vẫn đang tạm dừng thi công và việc giải phóng nghĩa vụ bảo lãnh của Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel) với Vietinbank vẫn chưa thực hiện được.

Chính vì vậy, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, hướng xử lý trong thời gian tới đối với DA là VNSteel chỉ đạo hoàn thiện phương án thoái vốn nhà nước tại TISCO trong trường hợp giải quyết xong tranh chấp hợp đồng EPC của DA và giải chấp được bảo lãnh của VNSteel cho TISCO tại Vietinbank. Nếu không giải quyết được hai vướng mắc này, báo cáo Tổng Công ty vốn nhà nước để trình CMSC có phương án xử lý tiếp theo.

Tuy vậy, theo đánh giá của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, trong hơn 2 năm qua, quá trình xử lý 12 DA thua lỗ ngành Công Thương đã được thực hiện khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao. Trên 75% khối lượng công việc được giao theo Kế hoạch hành động của Ban Chỉ đạo xử lý 12 DA cho giai đoạn 2017-2019 đã được hoàn thành. 

Báo cáo này cũng khẳng định, với những kết quả đạt được và những chỉ đạo cụ thể từ Chính phủ, có thể tin tưởng vào việc đạt được mục tiêu đến năm 2020 sẽ xử lý được dứt điểm các DA tồn đọng, kéo dài nhiều năm theo yêu cầu mà Quốc hội và Chính phủ đã đề ra.

Tin cùng chuyên mục

Cán bộ Hải quan kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. (Ảnh: T Bình)

Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu để tận dụng tốt các FTA

(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng cho rằng, để tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) còn rất nhiều vấn đề. Trong đó, phải hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng xác định chính xác hơn đối tượng được miễn thuế, đối tượng phải chịu thuế, xây dựng hệ thống quản lý dễ kiểm soát để tránh rủi ro, nâng cao hiệu quả.

Đọc thêm

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội
(PLVN) - Ngày 04/11, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (04/11/1994 - 04/11/2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất do Đảng, Nhà nước trao tặng.

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.