Xu hướng chọn nghề qua lăng kính điểm chuẩn đại học

Ngành Sư phạm được thí sinh quan tâm nhờ chính sách hỗ trợ sinh hoạt phí, học phí. (Ảnh minh họa: PLVN)
Ngành Sư phạm được thí sinh quan tâm nhờ chính sách hỗ trợ sinh hoạt phí, học phí. (Ảnh minh họa: PLVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tính đến thời điểm này các trường đại học (ĐH) đều đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1. Qua đó có thể thấy điểm chuẩn các ngành đều tăng, cao nhất hiện thuộc về khối ngành Sư phạm...

Điểm chuẩn khối C nhiều ngành trên 28 điểm

Theo công bố của các trường, những ngành có điểm chuẩn cao nhất năm nay phải kể đến là nhóm ngành Sư phạm, Báo chí, Công nghệ thông tin, Luật, đặc biệt là ở tổ hợp C00.

Với 29,3 điểm cho các ngành Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đang là trường có điểm chuẩn cao nhất năm 2024 tính đến thời điểm này, xét trên thang điểm 30, theo phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Năm nay, gây bất ngờ là Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) khi có đến 4 ngành lấy điểm chuẩn trên 28: Giáo dục tiểu học là 28,89; ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Lịch sử và Địa lý cùng lấy điểm chuẩn 28,76.

Sư phạm Lịch sử cũng là ngành lấy điểm chuẩn cao nhất của ĐH Cần Thơ trong năm 2024 với 28,43 điểm. Đây là ngành duy nhất lấy điểm chuẩn trên 28, các ngành còn lại lấy ngưỡng trúng tuyển từ 15 - 27,9 điểm. Sư phạm Lịch sử cũng là ngành lấy điểm chuẩn cao nhất tại Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) với 28,13 điểm. Ngành này cũng là ngành duy nhất tại ĐH Đà Nẵng yêu cầu thí sinh đạt trên 28 điểm mới trúng tuyển. Ngành Sư phạm Lịch sử và Sư phạm Ngữ văn tại ĐH Sư phạm Hà Nội 2 cùng lấy ngưỡng trúng tuyển 28,83, cao nhất mùa tuyển sinh 2024 tại trường. Một ngành khác là Sư phạm Lịch sử - Địa lý cũng lấy điểm chuẩn 28,42 điểm. ĐH Vinh cũng có một số ngành lấy điểm chuẩn trên 28: Giáo dục tiểu học là 28,12 điểm, Sư phạm Lịch sử - Địa lý lấy điểm chuẩn 28,25.

Trước đó, tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 5/8, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, khi so sánh với năm 2023, lĩnh vực có tỉ lệ nguyện vọng đăng ký tăng mạnh nhất là khối khoa học giáo dục, đào tạo giáo viên tăng 200.000 nguyện vọng, tương đương tăng khoảng 85%. Việc này cho thấy sự quan tâm của các em trong ngành sư phạm nhờ chính sách hỗ trợ sinh hoạt phí, học phí...

Ở các trường đào tạo ngành Luật đã công bố điểm chuẩn, nhiều trường có mức điểm tăng so với năm 2023. Trường ĐH Luật Hà Nội có điểm chuẩn dẫn đầu là Luật Kinh tế, tổ hợp C00 với 28,85 điểm; tăng 1,49 điểm so với năm ngoái. Theo sau là ngành Luật, cũng ở tổ hợp C00 với 28,15 điểm. Ngành Luật đào tạo tại phân hiệu Đắk Lắk thấp nhất với 22,85 điểm ở mọi tổ hợp; tăng 4,7 điểm so với năm ngoái. Tương tự, điểm chuẩn của Trường ĐH Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Luật TP HCM, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP HCM cũng đều tăng.

Ở khối ngành kỹ thuật, điểm chuẩn cao nhất đang thuộc về chương trình Khoa học Máy tính của ĐH Bách khoa Hà Nội với 28,53 điểm mới trúng tuyển. Ngành Kỹ thuật máy tính (IT2) và Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10), Công nghệ thông tin (Global ICT) cũng đặt ra ngưỡng trúng tuyển trên 28, lần lượt là 28,48, 28,22 và 28,01 điểm. Và 28,5 là điểm trúng tuyển ngành Khoa học máy tính (chương trình tiên tiến) tại ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM).

Với khối ngành kinh tế, ĐH Ngoại thương cũng có một số ngành lấy điểm chuẩn từ 28 trở lên. Trong đó, ngành Ngôn ngữ Trung lấy cao nhất là 28,5 điểm. 28,1 điểm là ngưỡng trúng tuyển của các ngành Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn và Marketing. Ngoài ra, ngành Kinh tế và Kinh tế quốc tế của trường này cũng yêu cầu thí sinh đạt 28 điểm mới trúng tuyển. ĐH Kinh tế Quốc dân có một ngành lấy 28.02 điểm là Thương mại điện tử. Đây là ngành duy nhất của trường lấy mức điểm trên 28 trong mùa tuyển sinh năm nay...

Thí sinh cần làm gì sau khi biết điểm chuẩn?

Sau khi các trường ĐH công bố điểm chuẩn, thí sinh cần xem danh sách trúng tuyển của trường đã có tên mình hay chưa. Đối với những trường hợp đã có tên trong danh sách trúng tuyển, thí sinh tiếp tục theo dõi thông báo từ nhà trường để chuẩn bị hồ sơ và hoàn thiện quy trình xác nhận nhập học.

Theo Bộ GD&ĐT, sau khi có kết quả trúng tuyển, thí sinh bắt buộc phải hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ. Thời gian hoàn thành xác nhận nhập học chậm nhất là 17 giờ ngày 27/8.

Thí sinh không xác nhận nhập học trong thời gian quy định, nếu không có lý do chính đáng, coi như từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận. Thí sinh đã xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo không được tham gia xét tuyển ở nơi khác hoặc ở các đợt xét tuyển bổ sung, trừ trường hợp được cơ sở đào tạo cho phép.

Sau khi xác nhận nhập học, thí sinh sẽ được các trường ĐH gửi giấy báo nhập học về nơi thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc giấy báo nhập học online.

Nếu trong đợt xét tuyển chính thức, thí sinh trượt tất cả các nguyện vọng hoặc đã trúng tuyển nhưng không xác nhận nhập học thì được quyền đăng ký xét tuyển bổ sung. Với trường hợp này, thí sinh cần theo dõi thông tin xét tuyển bổ sung được đăng trên website của các trường từ ngày 28/8/2024.

Thí sinh cần theo dõi kế hoạch của trường mà mình trúng tuyển. Các ĐH thường có kế hoạch nhập học riêng với những yêu cầu khác nhau, đăng tải trên website, fanpage chính thức hoặc gửi cho thí sinh qua email, số điện thoại, giấy báo...

Bộ GD&ĐT cho biết, từ ngày 28/8, các trường thông báo tuyển sinh đợt bổ sung. Từ tháng 9 đến tháng 12, các trường xét tuyển các đợt tiếp theo, cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học theo quy định.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

'Ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết'

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn kêu gọi toàn ngành Giáo dục, từ cán bộ, công chức đến học sinh, sinh viên và các tổ chức cá nhân hãy chung tay, góp sức bằng vật chất, tinh thần chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ. Dẫu ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết, bởi đó là tinh thần giáo dục, tinh thần chia sẻ cần phải làm.

Đọc thêm

Thầy Hiệu trưởng viết tâm thư dặn học trò cách ứng xử sau bão số 3

Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 của Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành.
(PLVN) - Như một người cha chia sẻ với các con của mình, Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (ĐHSP Hà Nội) nhắn nhủ học sinh nên bình tĩnh, bớt phàn nàn trước những khó khăn do bão số 3 để lại, thay vào đó cần biết cách tự bảo vệ mình. Thầy cũng không quên nhắc học sinh nên chia sẻ việc nhà với cha mẹ, tiết kiệm thời gian và tiền để giúp đỡ những người khó khăn...

Để giáo viên không còn tâm lý e ngại học bạ số

Theo Bộ GD&ĐT, hiện có 69% các tỉnh thực hiện thí điểm được học bạ số.(Ảnh minh họa - Nguồn: PV)
(PLVN) -  Ông Thái Văn Tài -Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, triển khai học bạ số giúp giảm áp lực hồ sơ, sổ sách cho giáo viên; giúp tăng tính minh bạch, bảo mật trong công tác quản lý và giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin một cách khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.

Học sinh Hà Nội tiếp tục nghỉ học nếu trường chưa đảm bảo an toàn

Cây đổ sau bão tại Trường THCS Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy.
(PLVN) - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu, trường học nào chưa đảm bảo đủ điều kiện học tập an toàn, trước mắt chưa tổ chức dạy học cho học sinh. Trong hôm nay, các trường học trên địa bàn Hà Nội ngay từ sáng nay đã gấp rút làm công tác dọn dẹp và chuẩn bị đón học sinh trở lại.

Chuyện dài… thiếu giáo viên

Lớp học đơn sơ của cô trò vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam). (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học 2024 - 2025, số giáo viên còn thiếu so với năm học 2023 - 2024 tăng 19.856 giáo viên (GV). Thực tế, hầu hết các địa phương đều rơi vào tình trạng thiếu rất nhiều GV nhưng vẫn thừa chỉ tiêu biên chế chưa tuyển dụng từ năm này sang năm khác...

'Ánh sáng' từ lớp học xóa mù chữ

Lớp học xóa mù chữ đem lại hy vọng cho những người DTTS, nông dân ở vùng quê nghèo.
(PLVN) - Biết đọc, biết viết là “chìa khóa” mở ra cánh cửa tương lai mỗi người. Vậy mà ở trên các rẻo cao hay vùng nông thôn nghèo, còn đó những người đã lớn tuổi nhưng vẫn không biết chữ. Mỗi ngày, bên ánh đèn sáng, không phân biệt tuổi tác, giới tính, người dân lại cùng nhau đến lớp xóa mù chữ. Nơi đây đã trở thành căn nhà ánh sáng, mang đến hy vọng về tương lai cho họ.

Rèn đạo đức và văn hóa liêm chính từ nhà trường

Học sinh THPT đều đã được giảng dạy về đạo đức liêm chính, phòng chống tham nhũng. (Ảnh minh họa - HT)
(PLVN) - Trong bối cảnh việc thực hiện giáo dục liêm chính có nhiều thách thức như hiện nay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho rằng, quan trọng nhất của giáo dục liêm chính là lấy giáo dục tích cực làm dòng chủ đạo. Ngoài ra, cần gia tăng giáo dục pháp luật, thực hiện pháp luật, nghiêm minh của thực thi pháp luật.

Trường học tích cực phòng, chống dịch bệnh mùa khai trường

Nhiều trường học tích cực tuyên truyền phòng chống dịch bệnh đầu niên học mới. (Nguồn: Trường Tiểu học Đặng Trần Côn)
(PLVN) - Tháng 9 là thời điểm các trường bắt đầu một năm học mới. Tuy nhiên, đây cũng là lúc giao mùa, tiềm ẩn nhiều căn bệnh dễ dàng lây nhiễm như sởi, sốt xuất huyết, cúm,... Bên cạnh niềm vui đón học sinh quay trở lại, các trường học đang khẩn trương lên kế hoạch phòng, chống các dịch bệnh.

27 tỉnh/thành cho học sinh nghỉ học tránh bão số 3

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chỉ đạo ngành giáo dục các tỉnh/thành căn cứ tình hình thực tế, chủ động cho học sinh các cấp nghỉ học để bảo đảm an toàn; tuyệt đối không chủ quan với hoàn lưu sau bão số 3.

Loạt tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ học tránh bão

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang và Thái Bình, loạt tỉnh, thành phía Bắc đã có quyết định cho học sinh nghỉ học để tránh cơn bão số 3, siêu bão Yagi. Các trường đại học cũng thông báo đến sinh viên về việc nghỉ học.