Xu hướng ăn chay, sống xanh

Ăn chay, sống xanh vì chính mình và môi trường.
Ăn chay, sống xanh vì chính mình và môi trường.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ở Việt Nam, ăn chay không phải là khái niệm quá xa lạ với nhiều người. Đặc biệt trong thời gian gần đây, ăn chay, sống “xanh” đang dần trở thành xu hướng mới trong lối sống hiện đại. Ăn chay không còn là chuyện ăn uống của một thiểu số mà đã thành một xu hướng đại chúng, hình thành nên một nền ẩm thực lành mạnh.

Xu hướng ẩm thực vì sức khỏe, vì môi trường

Khi xã hội ngày càng phát triển, con người càng có ít thời gian để chăm sóc cho sức khỏe của mình hơn. Thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp là lựa chọn hàng đầu cho cuộc sống bận rộn. Tuy nhiên, điều đó lại gây hại lên chính sức khỏe của con người. Chính vì vậy, giữa cuộc sống hối hả, bộn bề nhiều người đã tìm đến chế độ ăn chay, vừa nhanh – gọn – nhẹ, tốt cho sức khỏe lại còn có trách nhiệm đối với môi trường.

Khoa học dinh dưỡng đang đối đầu với thử thách không chỉ mang lại sức khỏe cho cá nhân mà còn lợi ích cho sức khỏe môi trường. Đã có rất nhiều tài liệu, các nghiên cứu chứng minh được những lợi ích tuyệt vời của việc ăn chay đối với sức khỏe và cả môi trường. Vì vậy, cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh không chỉ dừng ở thực phẩm mang tính dinh dưỡng mà còn là thực phẩm góp phần bảo vệ môi trường.

Tại Việt Nam có khoảng 10% dân số thực hiện chế độ ăn chay, trong khi đó ở thế giới lên đến 20%. Ẩm thực chay vốn bắt nguồn từ tôn giáo, mang yếu tố tâm linh nên cũng giới hạn thực khách. Nhưng giờ đây ăn chay không còn giới hạn trong tôn giáo hay tín ngưỡng, mà dần trở thành một xu hướng ẩm thực hiện đại vì những lợi ích mà nó mang lại.

Về sức khoẻ, ăn chay chính là phương thức để cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa các căn bệnh thường gặp như tiểu đường, thừa cân, duy trì vóc dáng… Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác hay giới tính đều có thể lựa chọn ăn chay vì sức khỏe của chính bản thân mình.

Nhiều người sẽ nghĩ rằng ăn chay thường sẽ không đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể do thiếu chất đạm từ thịt và sẽ nhanh thấy đói. Thật ra, rất nhiều loại thực vật mang đến hàm lượng đạm cho cơ thể như các loại đậu: đậu nành, đậu lăng, đậu xanh,... hay các loại rau củ phổ biến như súp lơ, khoai tây, nấm, đậu bắp,... Và thật ngạc nhiên khi hàm lượng đạm trong các loại thực vật này có thể sánh bằng hoặc thậm chí vượt xa cả các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò. Vì vậy, nếu khẩu phần ăn chay được thiết kế hợp lý, đúng khoa học và nguyên tắc dinh dưỡng sẽ đáp ứng được với cả người già, trẻ nhỏ, người ít vận động đến vận động viên chuyên nghiệp.

MC Hạnh Phúc, gương mặt quen thuộc trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam là một người ăn chay trường đã từng chia sẻ: “Nhiều người nghĩ ăn chay dễ bị thiếu chất. Nhưng thật ra ăn chay hay ăn mặn đều phải có khoa học của nó. Ăn chay nghĩa là không có nguồn protetin từ động vật, nhưng ta hoàn toàn có thể lấy từ các loại thực vật như đậu, ngũ cốc, một số loại rau xanh… Thực tế nguồn dinh dưỡng từ thực vật vô cùng phong phú mà lại dễ tiêu hoá”.

Các chuyên gia nghiên cứu khoa học uy tín cho rằng, chế độ dinh dưỡng chay sẽ giúp cho việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, trước hết là bệnh tăng huyết áp và bệnh mạch vành hay các loại bệnh phổ biến như: sỏi thận, béo phì, tiểu đường, tim mạch,... Ngoài ra, trong thức ăn chay có ít cholesterol, ít acit béo, nhiều vitamin, có tác dụng chống ôxy hóa, nên các món chay rất thích hợp cho bạn nào muốn có hình dáng thon gọn và trẻ lâu.

Có một sự thật rằng, cấu tạo sinh học của con người phù hợp với chế độ ăn chay. Răng của loài người có cấu tạo giống như răng của các loài động vật ăn cỏ. Chúng ta có răng hàm và xương quai hàm giúp nhai theo cử động chiều ngang và qua lại. Không chỉ có bộ răng mà loài người còn có bộ phận tiêu hóa giống như các loài động vật ăn thực vật và khác hoàn toàn với động vật ăn thịt. Động vật ăn thịt có đường tiêu hóa chỉ dài gấp 3 lần tổng chiều dài cơ thể. Trong khi đó, loài người và các loài động vật ăn rau quả thì có chiều dài đường tiêu hóa gấp 10 lần tổng chiều dài cơ thể.

Bên cạnh vì sức khỏe, văn hóa sống “xanh” và bảo vệ môi trường là một trong những điều thúc đẩy những trải nghiệm thuần chay len lỏi vào đời sống thường ngày của mỗi gia đình. Chúng ta đang sống trong thời đại có hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì vậy bên cạnh tái chế, giảm thiểu rác thải và cắt giảm đồ nhựa, chế độ ăn từ thực vật hay chế độ ăn chay là con đường gần nhất đi đến sự giảm thiểu hủy hoại môi trường và chống lại biến đổi khí hậu.

Theo nhiều nghiên cứu, lối sống thuần chay có thể ngăn chặn tới 10 tác động tiêu cực tới trái đất, bao gồm ô nhiễm nước, đất, không khí, xói mòn tài nguyên… do sự phát triển của các ngành công nghiệp. Trong đó, ngành công nghiệp sản xuất thịt qui mô lớn thải ra 18% khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, phải sử dụng từ 7-16kg đậu nành để tạo ra 1kg thịt, do đó người ta đã lãng phí 90% protein, 99% hydratcacbon và 100% chất xơ là những chất cần cho sức khỏe con người.

Ở thời điểm hiện tại, ăn chay không chỉ được thừa nhận dưới góc nhìn tâm linh mà còn cả khoa học. Những lợi ích “khổng lồ” về sức khỏe con người và môi trường đã đưa ăn chay trở thành xu hướng mới của xã hội hiện đại.

Ăn chay đúng cách mang lại nhiều lợi ích.

Ăn chay đúng cách mang lại nhiều lợi ích.

101 cách ăn chay đúng cách

Để có một sức khỏe tốt và ngăn ngừa được nhiều bệnh tật, chúng ta không chỉ cần ăn chay đơn thuần. Theo các nhà khoa học, ăn chay đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích, phù hợp và đảm bảo cho sức khỏe của bản thân.

Chế độ ăn chay lành mạnh thường bao gồm nhiều loại đậu, các loại hạt và ngũ cốc, những chế độ ăn chay khác nhau sẽ bổ sung thêm những thực phẩm khác nhau.

Dưới đây là 3 chế độ ăn chay thường gặp: Chế độ ăn chay lacto-ovo: không ăn các loại thịt, hải sản và cá nhưng ăn trứng, các sản phẩm từ bơ sữa và thức ăn có nguồn gốc từ thực vật; Chế độ ăn chay lacto: không ăn thịt, cá, hải sản, kể cả trứng mà chỉ tiêu thụ các sản phẩm từ sữa và từ thực vật; Chế độ ăn chay ovo: không ăn thịt, cá, hải sản, các sản phẩm từ bơ sữa nhưng ăn trứng.

Trong đó, chế độ ăn chay lacto-ovo thường phổ biến vì được nhiều người lựa chọn. Đây cũng là chế độ ăn chay cung cấp cho cơ thể bạn nhiều chất dinh dưỡng nhất. Với chế độ ăn này, bạn cần tuân thủ ăn những thực phẩm như các loại rau, trái cây, các loại hạt, các loại đậu, các loại ngũ cốc, dầu thực vật, các loại trứng và sữa.

Một phần ăn chay đầy đủ thường bao gồm ngũ cốc nguyên hạt (tinh bột), các loại đậu (đạm thực vật), rau xanh (chất xơ và vitamin), trái cây tươi, sản phẩm bơ sữa, sữa chua… Và cả trứng gia cầm nhiều dưỡng chất, điển hình là trứng gà. Trong trứng gà và sữa có một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B6, B12,… Ngoài ra, còn phải kể đến canxi, magiê, sắt và kẽm. Nguồn protein trong trứng rất dồi dào và chứa nhiều loại acid amin rất cần thiết cho hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, vì ăn chay chủ yếu dựa vào ngũ cốc, rau quả nên thường thiếu một số chất khoáng như sắt, kẽm, vitamin B12… Do đó, cần chọn lựa, phối hợp thực phẩm và bổ sung các vitamin, chất khoáng một cách hợp lý để không bị thiếu các acid amin thiết yếu, vitamin B12, năng lượng, kẽm, sắt.

Cần bổ sung nhiều các loại rau quả (cam, chanh, dưa đỏ, ớt, cà chua, bông cải xanh,…) sẽ giúp bạn tránh thiếu máu do thiếu sắt. Rau quả có nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt và lấn át cả tác dụng ngăn cản hấp thu sắt của acid phytic, acid oxalic, acid tannic… Để tránh thiếu kẽm có thể bổ sung bằng cách uống các loại thực phẩm chức năng như viên kẽm hoặc viên chứa kẽm.

Đa dạng nguyên liệu nấu trong một bữa ăn. Đừng quá tập trung vào các thực phẩm giàu đạm mà quên mất một số acid amin thiết yếu cho cơ thể như lysine (gạo, bắp, lúa mỳ), threonine (gạo), tryptophan (bắp) và methionine (các loại đậu). Để tránh tình trạng mất cân đối, hãy phối hợp các loại đạm thực vật theo cách sau: rau đậu và các loại hạt (cháo với mè và đậu); ngũ cốc và họ rau đậu (cơm với đậu, súp đậu với bánh mỳ)…

Về cách chế biến các món ăn chay, các món hấp luôn được ưu tiên vì chỉ khi hấp, các loại rau củ sẽ ít thất thoát chất dinh dưỡng hơn so với chiên, xào, nấu. Sử dụng ít các loại dầu hay gia vị trong món ăn chay, tránh gây cảm giác ngán, không ngon miệng. Cũng không nên trữ rau củ, trái cây quá lâu trong tủ lạnh sẽ bị biến chất hoặc sinh độc tố. Mua ngày nào ăn ngày đó, vừa tươi ngon mà còn tốt cho sức khỏe.

Trong xã hội hiện đại, khi chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao hơn, con người bắt đầu quan tâm đến sức khỏe và tìm kiêm một lối sống “xanh” lành mạnh thì ăn chay chính là câu trả lời. Giờ đây, ăn chay, sống “xanh” chính là xu hướng mới mà rất nhiều người đã áp dụng và thành công.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.