Xông đất, xông nhà năm 2024

Xông đất, xông nhà là tục lệ truyền thống của người Việt Nam trong dịp tết Nguyên đán
Xông đất, xông nhà là tục lệ truyền thống của người Việt Nam trong dịp tết Nguyên đán
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xông đất, xông nhà là tục lệ truyền thống của người Việt Nam trong dịp tết Nguyên đán, với ý nghĩa cầu mong có được may mắn, bình an, phú quý suốt cả năm.

Tục xông đất đầu năm, hay còn gọi là xông nhà, là một phong tục truyền thống của người Việt Nam, đặc biệt quan trọng và mang nhiều ý nghĩa.

Theo quan niệm dân gian, người xông đất, người đầu tiên vào nhà trong ngày Tết Nguyên đán sẽ mang lại may mắn, tài lộc và sự an lành cho gia chủ trong suốt cả năm mới.

Tục xông đất của người Việt

Trong Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính cũng nhắc đến thế này: "Sáng mồng một Tết thì làm cỗ cúng Gia tiên, và cúng cả Thổ công, Táo quân, Nghệ sư... cỗ bàn to nhỏ thế nào mặc lòng, nhưng làm sao cũng phải có bánh chưng, cá kho, giò, chả, dưa hành, thịt bò mới ra cỗ ngày Tết. Có nhà dựng hai cây mía cạnh bàn thờ để làm gậy cho ông vải.

Hôm ấy, ăn nói phải giữ gìn, sợ nói bậy thì dông đi cả năm. Nhiều nhà nhờ một người phúc hậu dễ tính, sáng sớm đến xông đất, để cho cả năm được bán đắt, buôn may".

Cụ thể hơn, trong Hội hè lễ Tết người Việt, Nguyễn Văn Huyên cũng trích rằng mọi người đều muốn đi lễ đền chùa trước khi cử hành lễ đón Giao thừa trong gia đình. Sau khi đi thăm đền chùa trở về, và coi là đã "thấm nhuần ân huệ của các thần, người ta vững tâm xông đất nhà mình". "Vì ai cũng muốn yên trí rằng người đầu tiên bước vào nhà mình là người đem theo những dấu hiệu tốt lành. Nếu chẳng có ai tốt hơn, thì không ai chắc chắn bằng chính mình là người có khước (có may), từ chốn của thần thánh trở về nhà, mang về từ đó một nén hương đốt sẵn để cắm lên bàn thờ tổ tiên".

Và đến hôm sau, người ta cũng rốt ráo thức dậy sớm chuẩn bị cỗ bàn và mặc những bộ quần áo đẹp nhất để đón vị khách đầu tiên. "Tuy nhiên, ai cũng tránh là người khách đến thăm đầu tiên, vì như vậy họ sẽ chịu trách nhiệm tinh thần về mọi điều rủi ro có thể xảy tới cho gia đình trong năm". Tuy rằng đã cẩn thận tự mình xông đất nhà mình trong đêm Giao thừa, nhưng người ta vẫn luôn áy náy không rõ ai là người khách đầu tiên đến thăm trong năm.

Qua đó, có thể thấy rằng, dù ở thời nào, người ta cũng rất chú trọng đến người đầu tiên đến chúc Tết.

Thực ra, về nguyên bản, đây chính là một chiêm nghiệm, điềm báo cho gia đình đó trong năm, vì không ai biết được người khách nào sẽ bước vào nhà mình đầu tiên.

Xưa kia, đó chính là điều "tùy duyên". Nếu đó là một người phúc hậu, dễ tính và lại thành đạt thì đó là niềm vui lớn của gia chủ, còn nếu không may là một kẻ hẹp hòi, ích kỷ bước vào nhà mình đầu tiên, chắc hẳn trong gia đình chẳng có lấy một người mang tâm trạng vui tươi.

Chính vì vậy, người khách đầu tiên này người ta luôn luôn thu xếp để trở thành người mang điềm tốt, "vía lành" đến. Người được chọn để xông đất thường là người có đức độ, thành đạt về mọi phương diện như sức khỏe, tuổi tác, sự nghiệp, và cuộc sống gia đình.

Gia chủ tin rằng, việc chọn được một người xông đất phù hợp sẽ đem lại nhiều may mắn và thịnh vượng.

Người xông đất cũng cần có tuổi hợp với tuổi của gia chủ, chẳng hạn như Tam hợp (Dần - Ngọ - Tuất, Tỵ - Dậu - Sửu, Thân - Tý - Thìn, Hợi - Mão - Mùi).

Khi người xông đất bước vào nhà, họ sẽ chúc Tết các thành viên trong gia đình. Họ có thể mang theo quà như trái cây, rượu hoặc bánh kẹo. Gia chủ sau đó sẽ tiếp đãi người xông đất bằng những món ăn ngày Tết và trao lì xì – là những phong bao nhỏ chứa tiền mặt, biểu thị sự may mắn và giàu có.

Phong tục này không chỉ giúp mọi người thể hiện lòng hiếu khách và tạo cơ hội để củng cố mối quan hệ lâu dài giữa các thành viên trong cộng đồng, mà còn được xem là việc làm cần thiết để đón nhận những điều tốt lành từ đầu năm mới.

Năm Giáp Thìn 2024 chọn người xông đất thế nào?

Theo các chuyên gia phong thủy, gia chủ có nhiều cách để chọn người xông đất.

Năm Giáp Thìn 2024, chủ nhà không nên nhờ người có năm sinh âm lịch 1938, 1948, 1958, 1968, 1978, 1988, 1998, 2008 đến xông nhà. Bởi, những người này mang Thiên can Mậu bị Thiên can Giáp của năm 2024 xung phá.

Gia chủ cũng không nên nhờ người tuổi Thìn xông đất, xông nhà, công ty… Bởi, tuổi Thìn vừa bị hạn Thái Tuế vừa bị hạn Tam Tai.

Theo thuyết Âm dương ngũ hành, người xông đất khi được chọn thường phải có Ngũ hành, Thiên can, và Địa chi hợp với gia chủ.

Theo thuyết Âm dương ngũ hành, người xông đất khi được chọn thường phải có Ngũ hành, Thiên can, và Địa chi hợp với gia chủ.

Theo thuyết Âm dương ngũ hành, người xông đất khi được chọn thường phải có Ngũ hành, Thiên can, và Địa chi hợp với gia chủ. Nếu người xông đất tuổi hợp với Thái Tuế - vị tướng quân cai quản trần gian trong năm đó thì càng giúp gia chủ thêm thịnh vượng hơn.

Sau đây là một số tuổi xông đất phù hợp với tuổi của gia chủ trong năm Giáp Thìn 2024 mà bạn có thể tham khảo:

Gia chủ tuổi Tý

Đối với chủ nhà tuổi Tý, nếu chọn nam xông đất thì nên chọn những người sinh các năm: 1955, 1962, 1965, 1982, 1985, 1992, 1995.

Nếu là nữ xông nhà thì nên chọn người sinh các năm: 1946, 1956, 1958, 1961, 1968, 1971, 1976, 1986, 1988, 1991.

Gia chủ tuổi Sửu

Nếu nam xông đất, nên chọn người sinh năm: 1951, 1962, 1965, 1971, 1972, 1975, 1992.

Nếu nữ xông đất thì chọn tuổi: 1951, 1965, 1971, 1975, 1981, 1985.

Gia chủ tuổi Dần

Chọn những người nam xông đất sinh các năm: 1948, 1952, 1958, 1966, 1972, 1976, 1978, 1982, 1988.

Chọn người nữ xông đất sinh các năm: 1948, 1952, 1958, 1966, 1972, 1976, 1978, 1982, 1988.

Gia chủ tuổi Mão

Những người nam xông đất hợp chủ nhà tuổi Mão sinh vào các năm: 1952, 1955, 1962, 1965, 1975, 1982, 1992, 1995.

Chọn người nữ xông đất sinh các năm: 1952, 1955, 1962, 1965, 1971, 1972, 1982, 1985, 1992, 1995.

Gia chủ tuổi Thìn

Nên chọn những người nam sinh các năm: 1951, 1962, 1965, 1971, 1972, 1975, 1981, 1992, 1995.

Nếu chọn người nữ xông đất, nên chọn những người sinh các năm: 1951, 1965, 1971, 1975, 1985.

Gia chủ tuổi Tỵ

Nam xông đất sinh vào các năm sau sẽ rất tốt: 1946, 1952, 1958, 1966, 1972, 1976, 1978, 1982.

Tuổi của người nữ xông đất phù hợp sẽ sinh vào các năm: 1946, 1952, 1958, 1966, 1972, 1976, 1978, 1982.

Gia chủ tuổi Ngọ

Nên chọn người nam xông đất sinh năm: 1952, 1955, 1962, 1982, 1985, 1992, 1995.

Chọn nữ xông đất sinh năm: 1946, 1956, 1958, 1961, 1968, 1976, 1986, 1991.

Gia chủ tuổi Mùi

Người nam xông đất, nên chọn các tuổi: 1951, 1955, 1962, 1965, 1971, 1972, 1975, 1981, 1992.

Nếu nữ xông đất, nên chọn các tuổi: 1951, 1965, 1971, 1975, 1981, 1991, 1995.

Gia chủ tuổi Thân

Nên chọn nam xông đất sinh năm: 1952, 1956, 1958, 1966, 1972, 1976, 1978, 1982, 1988.

Người nữ xông đất sinh năm các năm sau sẽ rất tốt: 1952, 1956, 1958, 1966, 1972, 1976, 1978, 1982, 1988.

Gia chủ tuổi Dậu

Những người nam sinh năm: 1952, 1955, 1962, 1965, 1982, 1985, 1995, 1945 và những người nữ sinh năm: 1952, 1955, 1962, 1965, 1972, 1982, 1985, 1992, 1995 xông đất sẽ rất tốt cho gia chủ.

Gia chủ tuổi Tuất

Chọn nam xông đất sinh năm: 1962, 1965, 1971, 1972, 1975, 1981, 1992, 1995. Chọn nữ xông đất sinh năm: 1951, 1965, 1971, 1975, 1981, 1995.

Gia chủ tuổi Hợi

Nam xông đất sinh vào các năm sau sẽ rất tốt: 1946, 1948, 1952, 1958, 1960, 1972, 1978, 1982, 1988.

Nên chọn nữ xông đất sinh năm: 1946, 1948, 1952, 1958, 1960, 1972, 1978, 1982, 1988.

Một số lưu ý khi xông đất, xông nhà năm 2024

Những thứ gia chủ cần chuẩn?

- Đặt đôi cây mía ngọt ngoài cửa để người xông đất mang vào.

- Chuẩn bị ít nhất 5 phong bao mừng tuổi đưa cho người xông đất, xông nhà để người này mừng tuổi cho các thành viên trong gia đình, để phong bao, két sắt và trên bàn thờ gia tiên.

- Riêng gia chủ cần chuẩn bị phong bao mừng tuổi để cảm ơn người xông đất, xông nhà.

Người xông đất, xông nhà cần:

- Có ngoại hình chỉn chu, ăn mặc sạch sẽ, sáng sủa.

- Có tên gọi may mắn, tên mang ý nghĩa hay (Phúc, Thọ, Lộc, Lợi, Ngọc, Ngân, Phát, Đạt, Minh, Sinh, Sanh, Sang, Nghĩa, Đức, Nhân, Tín, Hưng, Vinh, Việt, Anh, Linh, Quốc, Hùng, Sơn, Hà, Hoàng, Vương, Quang ...).

- Không có tang chế, thai nghén

- Không có vận khí xấu đang làm ăn thất bát, phá sản…

- Không mang khí đào hoa sát (cơ thể uế tạp do sinh hoạt tình dục bừa bãi, ngoại tình, không đoan chính trong quan hệ hôn nhân).

- Không chọn những người nghiện rượu, bài bạc…

- Nên chọn người có tâm, có đức, sống có tình có nghĩa.

- Người có khuôn mặt tươi cười rạng rỡ.

- Người hay nói lời hay, ý đẹp động viên mọi người (không phải kẻ a dua nịnh hót)...

Người được nhờ cậy cần phải có tinh thần trách nhiệm cao. Chuẩn bị tinh thần vui vẻ, tích cực, hoan hỉ trước khi vào xông đất, xông nhà và chân thành mong điều tốt lành sẽ đến với gia đình.

*Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo*

Tin cùng chuyên mục

Nhà sư với tinh thần vượt khó, dấn thân để giúp đời

longformNhà sư với tinh thần vượt khó, dấn thân để giúp đời

(PLVN) -  Đi lên từ nghèo khó nhưng với quyết tâm lập chí “biến không thành có để giúp đời, giúp người”, Thượng tọa Lý Hùng đã truyền tải, lan tỏa nhiều giá trị “tốt đời, đẹp đạo” đến cộng đồng. Ông có đóng góp trong nhiều lĩnh vực: “Vì sự nghiệp nhân đạo”, “Vì hòa bình hữu nghị”, “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc”… và trên hết là tấm lòng tha thiết “vì Nhân dân”, “vì đồng bào dân tộc”.

Đọc thêm

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

Tượng đài Trần Hưng Đạo ở quảng trường 3-2 Thành phố Nam Định.
(PLVN) - Nhiều địa phương trên cả nước những ngày qua đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 724 năm Ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1300 - 2024) - một vị tướng tài ba, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử dân tộc, được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần.

Trung thu ấm áp trong mưa lũ

Trung thu ấm áp trong mưa lũ
(PLVN) - Tết Trung Thu, ngày hội trăng rằm tháng Tám, luôn mang trong mình vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của ánh trăng vàng, là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau - Tết Đoàn viên.

Ấm lòng ngày lũ

Ấm lòng ngày lũ
(PLVN) - Sáng sớm 12/9, sư thầy Thích Đạo Lạc trụ trì chùa Khai Nguyên (Tây Hồ, Hà Nội) đã nấu cháo mang đến Nhà Văn hóa quận Tây Hồ (Hà Nội) hỗ trợ và động viên bà con phường Yên Phụ đang tránh lũ.

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk
(PLVN) -  Trong 2 ngày 25-26/8/2024, Phúc Gia An Viên phối hợp cùng Giáo hội Phật Giáo huyện Buôn Đôn đã tổ chức đại lễ trai đàn với chủ đề “Vạn Hoa Cầu Phúc - Chữ Hiếu Toả Hương”. Đây là chương trình thường niên được tổ chức vào tháng 7 âm lịch nhằm mục đích trở thành cầu nối giúp người dân Đắk Lắk thể hiện lòng thành kính, biết ơn với những người thân đã khuất của mình.

Khai mạc lễ hội đền Bảo Hà năm 2024

Ông Hoàng Quốc Bảo, Bí thư huyện ủy Bảo Yên đánh trống khai mạc (ảnh: Lê Nam - Huy Hoàng)
(PLVN) -  Sáng 20/8 (tức ngày 17/7 năm Giáp Thìn), huyện Bảo Yên (Lào Cai) tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Bảo Hà năm 2024. Đây là dịp để nhân dân trên địa bàn huyện và du khách thập phương về dâng hương, ngưỡng vọng và tưởng nhớ Đức Thánh Hoàng Bẩy - Người có công dẹp giặc phương Bắc, trấn giữ biên cương.

Điều còn lại trên vạn nẻo đường đời

Đạo hiếu đi suốt cuộc đời mỗi con người. (Ảnh minh họa: K.A)
(PLVN) - Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, lễ Vu lan được du nhập vào Việt Nam từ năm 1072. Đại lễ Vu lan - báo hiếu là một trong những minh chứng rõ ràng của sự gắn bó trong mấy nghìn năm qua giữa đạo và đời, giữa Phật giáo và dân tộc.

Có một nơi để trở về…

Cảnh trong phim Câu chuyện hoa hồng. (Ảnh: Kphim)
(PLVN) - Ai đó từng thốt lên: “Mẹ sinh con là gái/Mỏng manh như tơ trời”… Dù cuộc sống hôm nay, các cô gái đều có cuộc sống hôn nhân theo tình yêu tưởng như đẹp đẽ. Thế nhưng, biến cố là những ẩn số không ai biết trước. Và khi ấy, nếu không may mắn trong cuộc đời, thật ấm lòng khi họ có một nơi để trở về, bên những thương yêu của cha mẹ mình…

Mùa Vu lan trên đất Cố đô Huế

Toàn cảnh lễ cúng dường trai tăng tại Đại lễ Vu lan - phật lịch 2568.
(PLVN) - Mùa Vu lan báo hiếu đã về, tại Thừa Thiên Huế, đông đảo người dân đến các chùa, cơ sở tự viện để cầu an, cầu nguyện tri ân, bày tỏ lòng hiếu kính với những đấng sinh thành.

Rộn ràng không khí Lễ vu lan khắp cả nước

Trang nghiêm Lễ phóng liên đăng trong Pháp hội Vu lan - Báo hiếu tại Việt Nam Quốc Tự (Ảnh: Báo Giác ngộ)
(PLVN) - Trong những ngày Lễ Vu lan báo hiếu năm nay, các ngôi chùa trên khắp cả nước đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thu hút sự quan tâm tham dự của hàng nghìn tăng ni, phật tử và người dân trong niềm Pháp lạc viên mãn, nhằm nêu cao tinh thần tri ân, báo ân, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Vu Lan báo hiếu: Tâm thành hơn hình thức

Vu Lan báo hiếu: Tâm thành hơn hình thức
(PLVN) - Mùa Vu Lan mang theo những giá trị nhân văn sâu sắc về lòng biết ơn và sự tri ân đối với đấng sinh thành, tổ tiên. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động ý nghĩa, vẫn còn nhiều người lầm tưởng về cách thể hiện lòng thành kính, sa đà vào các hủ tục mê tín như đốt vàng mã tràn lan hay "mua" phóng sinh một cách vô tội vạ.

Đừng để 'vu lan' chỉ là một ngày

Đừng để 'vu lan' chỉ là một ngày
(PLVN) -  Nhắc tới Vu Lan, nhiều người biết ngay đến ý nghĩa của ngày lễ này là để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Với người Việt, đạo hiếu luôn đi đầu. Vì vậy vào ngày này, con cái thường thể hiện tấm lòng hiếu thuận với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Thi nhau 'khoe' mâm cỗ Rằm tháng 7

Mâm cỗ mùa Vu lan của chị Biên Thùy (Hà Nội) với những món ăn quen thuộc nhưng được chế biến và bài trí vô cùng bắt mắt.

(PLVN) - Những mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 vừa ngon, vừa đẹp mắt của chị em phụ nữ không chỉ thể hiện sự khéo léo mà còn gửi gắm trong đó những ước nguyện về một mùa Vu lan đoàn tụ, bình an, hạnh phúc.

Đại lễ Vu lan báo hiếu trang nghiêm, không để tiền tỉ bay theo tàn tro

Thắp nến cầu nguyện, hướng đến ân đức sinh nhân ngày hiếu đạo. (ảnh: Hạnh Đăng)
(PLVN) - Thông bạch số 204/TB-HĐTS ngày 15/7/2024 của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) về Đại lễ Vu lan - Báo hiếu Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024 lưu ý trong khâu tổ chức mua sắm lễ, tránh tổ chức thu tiền mua lễ mang hình thức dịch vụ tâm linh và các nghi lễ không phù hợp với chánh pháp và nghi lễ truyền thống; không đốt vàng mã.