Xôn xao đề xuất cấm xe máy ở Hà Nội, các nhà quản lý nói gì?

Ông Nguyễn Hoàng Hải - GĐ Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị TP Hà Nội thông tin tại Hội nghị.
Ông Nguyễn Hoàng Hải - GĐ Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị TP Hà Nội thông tin tại Hội nghị.
(PLVN) - "Chúng tôi cam kết việc thực hiện cấm xe máy, ô tô sẽ đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật; hài hòa, đảm bảo lợi ích chung của nhân dân chứ không có động cơ, mục đích nào", Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Hà Nội khẳng định như vậy tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 19/3.

Mới chỉ là đề xuất

Một trong những nội dung đang được dư luận hết sức quan tâm là Đề án “Phân vùng hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030” (Đề án) của TP Hà Nội. Tại Hội nghị, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho hay, vấn đề hạn chế phương tiện cá nhân, bao gồm cả xe máy và ô tô đã được TP Hà Nội đề cập từ khá lâu.

Cũng theo ông Viện, để dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030, Hà Nội sẽ có giải pháp cụ thể, thực hiện từng bước, có lộ trình: “Đến nay, chúng tôi vẫn đang nghiên cứu kỹ Đề án này. Hà Nội cũng xác định đây là một việc khó, liên quan đến nhiều người dân nên việc thực hiện sẽ có lộ trình, có nghiên cứu, thực hiện từng bước.

Chúng tôi cam kết việc thực hiện cấm xe máy, ô tô sẽ đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật; hài hòa, đảm bảo lợi ích chung của nhân dân chứ không có động cơ, mục đích nào”, ông Viện nhấn mạnh. Ông Viện cũng cho biết, việc cấm xe máy ở các tuyến đường Nguyễn Trãi hay Lê Văn Lương hay thông tin dừng đăng ký xe máy vào năm 2020 tại các quận nội thành mới chỉ là đề xuất để nghiên cứu chứ chưa quyết định.

Thông tin về Đề án tại Hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị TP Hà Nội cho biết, việc xây dựng Đề án là hết sức cần thiết nhằm thực hiện một số nội dung đã được HĐND TP thông qua năm 2017. Đề án được xác định trên nguyên tắc tuyến và khu vực hạn chế hoạt động xe máy phải có hệ thống vận tải hành khách công cộng và các phương tiện giao thông thay thế đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Đề án cũng tính đến yếu tố tổ chức giao thông hợp lý, đáp ứng việc đi lại của người dân trong và ngoài khu vực hạn chế; đồng thời đảm bảo việc kết nối giữa các loại hình phương tiện giao thông… “Hình thức phân vùng và tổ chức hạn chế hoạt động xe máy gồm có phân vùng hạn chế hoạt động theo tuyến đường và phân vùng hạn chế hoạt động theo khu vực. Việc tổ chức hạn chế hoạt động có thể theo thời gian trong ngày và theo ngày trong tuần”, ông Hải thông tin.

Theo lộ trình thực hiện, giai đoạn 2019-2020 sẽ nghiên cứu xây dựng Đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ tổ chức công khai lộ trình thực hiện và triển khai các bước thực hiện theo lộ trình được duyệt. “Đề án chỉ được triển khai thực hiện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt”, ông Hải nhấn mạnh.

Đáp ứng tối đa 60% nhu cầu đi lại?

Thông tin tại Hội nghị, ông Vũ Hồng Trường – Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (2A) có chiều dài 13,05 km với 12 nhà ga trên cao; tổng số đoàn tàu của tuyến là 13 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu gồm 4 toa, mỗi toa chở được 240 hành khách, mỗi chuyến chở được 960 hành khách. Thời gian mở tuyến là 5h00 và đóng tuyến lúc 23h00. Tần suất giờ cao điểm là 5-6 phút/chuyến. Vận tốc khai thác bình quân là 35km/h, thời gian chuyến đi bình quân là 23 phút. 

“Một ngày, chúng tôi sẽ vận chuyển 144 chuyến, tương đương 288 lượt, có thể vận chuyển tối đa 260.000 -270.000 hành khách mỗi ngày. Giờ cao điểm có thể vận chuyển được khoảng 19.000 đến 20.000 hành khách, so với lưu lượng giao thông trên trục hành lang tuyến thì có thể đáp ứng tối đa 55-60% nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến.

Theo dự án, 3 năm đầu, 1 năm có thể vận chuyển được 30-40 triệu hành khách, từ 3-5 năm tiếp theo vận chuyển được 50-60 triệu hành khách, sau năm thứ 7 có thể vận chuyển 90-100 triệu hành khách”, ông Trường cho hay.

Vẫn theo ông Trường, công ty đang thực hiện 6 nhóm công việc chuẩn bị cho việc chuẩn bị vận hành tuyến đường. Trong đó, về chính sách giá vé, ngày 5/3 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã họp thông qua phương án giá vé tuyến Cát Linh – Hà Đông.

Phương án này, theo ông Trường, có 3 điểm mới lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam đó là áp dụng tính giá vé theo cự ly;  áp dụng vé tháng và đề xuất phương án vé ngày là 30.000 đồng/ngày, không hạn chế số lượt đi, được tính từ thời điểm mua đến thời điểm đóng tuyến.  

Đọc thêm

2 người tử vong trên quốc lộ

Hiện trường vụ tai nạn giao thông xảy ra trên Quốc lộ 9, đoạn qua thị trấn Cam Lộ.
(PLVN) - Trong 2 ngày (10 và 11/12), trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9 qua địa bàn tỉnh Quảng Trị xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông khiến 2 người tử vong.

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.