Xôn xao clip nghi cô giáo túm cổ áo kéo lê nữ sinh, các cấp quản lý nói gì?

Hình ảnh cắt từ clip.
Hình ảnh cắt từ clip.
(PLVN) - Một cô giáo được cho là có hành vi chưa chuẩn mực, túm cổ áo học sinh, kéo lê trước cửa lớp học tại trường THPT Đ. (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Các cấp chức năng cho biết đang tiến hành làm rõ, xử lý sự việc.

Chiều tối 29/9, trên mạng xã hội lan truyền clip được cho là xảy ra tại hành lang lớp học của Trường THPT Đ. (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Đoạn clip có cảnh một nữ sinh nằm trên hành lang lớp học khóc, còn cô giáo, là chủ nhiệm lớp em này, có hành động túm cổ áo nữ sinh, kéo về phía cửa lớp học.

Theo thông tin ban đầu do "cư dân mạng" chia sẻ, cô giáo chủ nhiệm giao cho nữ sinh nêu trên - là Bí thư lớp, đi mua bánh sinh nhật để tổ chức cho các học sinh sinh nhật trong tháng. Đến ngày tổ chức, 29/9, cô giáo gọi điện cho cửa hàng bánh sinh nhật cô dự định đặt từ trước nhưng được thông báo là không có đơn phía lớp.

Vì một lý do nào đó mà nữ sinh này đã đặt bánh ở cửa hàng khác. Khi mang bánh đến lớp, bị cô giáo mắng và "đe dọa hạ hạnh kiểm", nữ sinh lo sợ khóc ngoài hành lang lớp, xin cô tha. Khóc nhiều, nữ sinh có biểu hiện kiệt sức và xảy ra cảnh như trong đoạn clip.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Duy Hiền, Hiệu trưởng Trường THPT Đ. xác nhận, sự việc clip ghi lại xảy ra tại một lớp 12 của trường. Tuy nhiên, ông Hiền khẳng định, cô giáo trong clip "không đánh mắng hay có mâu thuẫn gì với học sinh".

“Học sinh này là Bí thư lớp xin lỗi cô giáo. Sức khỏe không tốt nên em này nằm xuống đất, cô giáo bảo em đứng dậy nhưng em không đứng, các bạn học sinh kéo dậy cũng không được. Cô giáo khi đó cũng nóng vội, một tay cầm điện thoại, một tay kéo em đứng, không hề đánh mắng gì cả. Ngay khi nhận được thông tin, lãnh đạo trường đã liên hệ với cô giáo, nhắc nhở hành vi cư xử với học trò chưa chuẩn mực. Đồng thời, nhà trường cũng đã liên hệ với phụ huynh học sinh để xin lỗi. Tôi đã điện động viên em học sinh...”, ông Hiền nói.

Ông Nguyễn Duy Hiền thông tin thêm, nhà trường đang yêu cầu giáo viên viết tường trình về sự việc.

Theo bà Trần Thị Thanh Huế - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn, Phòng đã nắm được thông tin sự việc. Phòng đã báo cáo với lãnh đạo UBND huyện, đồng thời lãnh đạo UBND huyện cũng đã báo cáo với Sở GD&ĐT TP Hà Nội. Phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn trao đổi trực tiếp với Hiệu trưởng nhà trường, Ban giám hiệu nhà trường, và Ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm trao đổi với bậc phụ huynh để làm rõ sự việc.

“Hiện UBND huyện đã yêu cầu cơ quan công an vào cuộc điều tra. Sự việc đúng sai đến đâu, sau khi có kết luận của cơ quan công an, địa phương sẽ có thông tin cụ thể”, bà Huế nói và cho biết thêm: “Nếu giáo viên là Đảng viên, Phòng sẽ trao đổi với nhà trường, họp chi bộ kiểm điểm, tùy theo mức độ đến đâu thì kiểm điểm đến đó, sau đó sẽ báo cáo lại Huyện ủy”.

Công an huyện Sóc Sơn, Công an thị trấn Sóc Sơn đang xác minh, làm rõ sự việc.

Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục liên hệ các bên liên quan để cập nhật thông tin.

Đọc thêm

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.