Xóa đói, giảm nghèo nhờ giá trị văn hóa dân tộc

Bảo tồn nghề thủ công truyền thống chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer giúp phát triển văn hóa và du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: VNE)
Bảo tồn nghề thủ công truyền thống chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer giúp phát triển văn hóa và du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: VNE)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dự kiến, trong quý IV năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức tập huấn, truyền dạy và nâng cao năng lực bảo tồn nghề thủ công truyền thống chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer tại Trà Vinh và dệt thổ cẩm của dân tộc Chăm tại An Giang.

Đây là hoạt động nhằm triển khai hiệu quả Dự án số 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Nâng cao năng lực bảo tồn nghề thủ công

Trong các loại hình nghệ thuật diễn xướng, múa hát truyền thống của người Khmer ở Nam Bộ, mão và mặt nạ là hai loại phục trang đặc biệt mang đậm màu sắc huyền bí, linh thiêng, thể hiện đậm chất văn hóa dân gian của người Khmer Nam Bộ. Người Khmer Nam Bộ gọi những chiếc mũ mang hình đầu các nhân vật hoặc linh vật trong văn hóa tín ngưỡng dân gian là mão. Trà Vinh có khoảng 330.000 người dân tộc Khmer (chiếm 31% dân số), với 143 chùa Khmer kiến trúc độc đáo. Chùa không những là nơi gìn giữ các giá trị tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa của đồng bào Khmer. Du khách đến đây không chỉ được tìm hiểu về kiến trúc văn hóa tâm linh, mà còn có thể thưởng thức các loại hình nghệ thuật độc đáo từ dàn nhạc ngũ âm đến các điệu múa dân tộc như múa trống Chhay-dăm, múa Rô Băm hay hát Aday, hát Dù Kê... cùng với tham quan tìm hiểu và cùng nghệ nhân chế tác mặt nạ truyền thống...

Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống lâu đời của người Chăm ở Tân Châu, An Giang. Nguyên liệu để dệt là tơ sợi và nhuộm bằng màu tự nhiên từ mủ cây, vỏ cây và trái cây, làm cho màu sắc trên sản phẩm rất đặc biệt và bền. Hoa văn được dệt lên các đồ vật đều có ý tưởng sáng tạo từ truyền thống đến hiện đại càng làm tăng thêm giá trị nghề dệt. Người Chăm ở đây dùng loại thổ cẩm này để may các trang phục truyền thống của mình. Trong số hơn một nửa người dân sống bằng nghề dệt ở Tân Châu, An Giang, có rất nhiều thợ dệt đã trở thành nghệ nhân ở độ tuổi còn khá trẻ, chỉ trên 30 tuổi nhưng đã có đến 20 năm hơn gắn bó với nghề...

Trong quý IV năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức tập huấn, truyền dạy và nâng cao năng lực bảo tồn nghề thủ công truyền thống chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer tại Trà Vinh và nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Chăm tại An Giang. Đó là những nội dung chính của Quyết định số 2896/QĐ-BVHTTDL về tổ chức truyền dạy, bảo tồn nghề thủ công truyền thống các dân tộc thiểu số vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Trà Vinh và An Giang.

Cụ thể, lớp truyền dạy chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer sẽ diễn ra tại huyện Châu Thành, Trà Vinh với sự tham gia của 54 học viên là đồng bào dân tộc Khmer, dưới sự hướng dẫn, đào tạo của 2 Nghệ nhân Ưu tú dân tộc Khmer. Tại An Giang sẽ diễn ra lớp truyền dạy nghề thủ công dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Chăm xã Châu Phong, thị xã Tân Châu với sự tham gia của 63 học viên. Các học viên sẽ được 4 nghệ nhân nắm giữ kỹ thuật dệt thổ cẩm truyền thống truyền dạy quy trình, kỹ năng tạo hình dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Chăm.

Việc tổ chức truyền dạy, bảo tồn nghề thủ công truyền thống các dân tộc thiểu số tại Trà Vinh và An Giang là dịp các nghệ nhân, học viên giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của nghề thủ công truyền thống các dân tộc Khmer và Chăm, từ đó có giải pháp khoa học, đồng bộ trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của người dân, từng bước tạo thành sản phẩm du lịch cộng đồng thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Trà Vinh và An Giang.

Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của người Chăm ở An Giang. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của người Chăm ở An Giang. ­(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Gắn với phát triển du lịch

Đây cũng là hoạt động nhằm triển khai hiệu quả Dự án số 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhận định, với quan điểm nhất quán, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định văn hóa nói chung, văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng là một bộ phận quan trọng, là động lực của sự phát triển.

Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, thời gian qua, Nhà nước đã ban hành các chính sách nhằm phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, tập trung vào một số lĩnh vực cơ bản như: chính sách bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số; chính sách bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; chính sách truyền thống đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách về công tác thông tin, thư viện nhằm lưu trữ các văn bản cổ, về hoạt động nghe nhìn, sáng tác văn học, nghệ thuật về chủ đề dân tộc thiểu số.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà, với chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã khai thác các giá trị văn hóa địa phương, tạo nên những sản phẩm du lịch khá hấp dẫn. Một số mô hình phát triển du lịch đã hình thành và hoạt động khá hiệu quả, như du lịch cộng đồng người Thái ở bản Mển (xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) và bản Áng (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La); du lịch cộng đồng người Dao ở bản Nậm Đăm (xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang), du lịch cộng đồng của người Lự ở bản Thẳm (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu)... Vấn đề liên kết vùng, hợp tác giữa các đơn vị, tổ chức và việc ứng dụng khoa học - công nghệ, truyền thông trong hoạt động du lịch ngày càng được chú trọng trong các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, trong đó phải kể đến tuyến du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”; “Con đường di sản miền Trung”, “Con đường xanh Tây Nguyên”; “Không gian cồng chiêng Tây Nguyên”; “Du lịch cội nguồn”, “Cội nguồn Tây Bắc”, “Sắc màu vùng cao”...

Việc triển khai chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch khá hiệu quả, góp phần vừa phục hồi, bảo tồn, phát huy nhiều giá trị văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của các vùng, miền trên cả nước, vừa tạo thêm việc làm, tăng thu nhập; qua đó, thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà khẳng định.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nâng cao vị thế của người phụ nữ vùng cao Quảng Ngãi

Nâng cao vị thế của người phụ nữ vùng cao Quảng Ngãi
(PLVN) - Công tác bình đẳng giới rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, nhất là với phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tại Quảng Ngãi, vị thế của người phụ nữ miền núi ngày càng được nâng cao khi tham gia các hoạt động chính trị, từng bước tháo gỡ định kiến về giới.

Hội LHPN Nghệ An: Gỡ rào cản văn hóa, mở lối phát triển bền vững cho phụ nữ

Hội LHPN Nghệ An: Gỡ rào cản văn hóa, mở lối phát triển bền vững cho phụ nữ
(PLVN) - Hội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG, với mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nghệ An trao đổi với phóng viên về những nỗ lực và định hướng của Hội LHPN trong việc thực hiện các công việc của dự án này.

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8
(PLVN) - Bình đẳng giới và chăm sóc phụ nữ, trẻ em tại vùng khó khăn không chỉ là một mục tiêu, mà còn là nhiệm vụ cấp bách trong hành trình phát triển bền vững của đất nước. Tại Nghệ An, Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG đã từng bước mang lại những chuyển biến tích cực, giúp xóa bỏ định kiến, thay đổi nếp nghĩ, và nâng cao quyền năng cho phụ nữ dân tộc thiểu số. 

Hiệu quả từ Dự án thực hiện bình đẳng giới và phát triển đời sống phụ nữ - trẻ em tại huyện rẻo cao

Một buổi truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt "đia chỉ tin cậy tại cộng đồng"
(PLVN) -Với địa hình nhiều đồi núi phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.
(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).