Xóa đói giảm nghèo là thành công quan trọng nhất của đổi mới

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Trong giai đoạn đổi mới, những thành công quan trọng của đất nước có phát triển cơ sở hạ tầng, tăng thu nhập cho người dân, nhưng quan trọng nhất là xóa đói giảm nghèo. 

Sửa đổi quy chế xử lý nợ 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nội dung trên tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 50/2010/QĐ-TTg (Quyết định 50) của Thủ tướng về Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội và dự thảo Nghị định về quy chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam diễn ra ngày 3/3.

Theo báo cáo của một số bộ, ngành và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), về cơ bản, cơ chế xử lý nợ rủi ro được quy định trong Quyết định 50 của Thủ tướng Chính phủ đã giải quyết, xử lý được các rủi ro do nguyên nhân khách quan.

Tuy nhiên, trong 10 năm triển khai Quyết định 50, xuất hiện một số rủi ro do nguyên nhân khách quan khác chưa được quy định trong Quyết định này, do đó cần thiết phải nghiên cứu, bổ sung. Các bộ, ngành có ý kiến thống nhất với đề xuất của Bộ Tài chính về sửa đổi Quyết định 50.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng cho rằng, giảm đói nghèo có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự vươn lên mạnh mẽ của người dân dưới sự hỗ trợ của Nhà nước và trong đó kênh vốn của NHCSXH đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ người dân trong bối cảnh nhiều biến đổi, nhất là thiên tai, khí hậu. Cũng theo Thủ tướng, việc sửa đổi quy chế xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan là cần thiết. Thường trực Chính phủ thống nhất cao sự cần thiết phải sửa đổi quy chế này. 

Theo báo cáo của NHCSXH, từ năm 2002 đến nay, tổng số nợ được xử lý rủi ro là 4.647 tỷ đồng cho 804.000 món vay. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát sinh, Thường trực Chính phủ đồng ý bổ sung một số nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro vay vốn, như khách hàng phải chuyển đổi sản xuất kinh doanh theo cấp có thẩm quyền, biến động chính trị xã hội, dịch bệnh, các thành viên trong gia đình bị rủi ro, khách hàng hoặc thành viên trong gia đình bị bệnh hiểm nghèo, khách hàng mất tích, các khoản nợ theo phán quyết của tòa án nhưng không có điều kiện thi hành…

Theo Thủ tướng, trong giai đoạn đổi mới, những thành công quan trọng của đất nước có phát triển cơ sở hạ tầng, tăng thu nhập cho người dân, nhưng quan trọng nhất là xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo từ hơn 30% đến nay giảm còn 2,7%. Đây là thành công rất lớn của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Nhấn mạnh việc sửa đổi quy chế xử lý nợ bị rủi ro sẽ tạo điều kiện cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và để NHCSXH hoạt động hiệu quả, đúng hướng, Thủ tướng giao cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến, hoàn thiện, sớm trình Thủ tướng xem xét ban hành.

Thủ tướng lưu ý rà soát những đối tượng gặp rủi ro do Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp, người dân hết sức khó khăn. Bộ Tư pháp rà soát về căn cứ pháp lý, đảm bảo đúng quy định pháp luật, tránh tạo kẽ hở lạm dụng chính sách.

Tình hình xử lý dự án kém hiệu quả ngành Công Thương

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương. Thủ tướng đã nghe các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan, đơn vị và tập đoàn, tổng công ty báo cáo, đề xuất, làm rõ các nội dung liên quan đến việc xử lý 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.

Theo báo cáo của các bộ, ngành, đã có 3 dự án (DAP-1 Hải Phòng, Nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Nhiên liệu sinh học Bình Phước) ra khỏi diện theo dõi, chỉ đạo, xử lý của Ban Chỉ đạo.

Một số dự án đã duy trì vận hành sản xuất, có sản phẩm, giải quyết cho người lao động nhưng còn nhiều khó khăn, lỗ lũy kế lớn; một số dự án còn dở dang hoặc dừng hoạt động. Có 5 dự án tranh chấp hợp đồng EPC đã đàm phán nhiều lần nhưng không thành công. Theo ý kiến Bộ Công Thương, chưa quyết toán được hợp đồng EPC nên không đủ cơ sở pháp lý để thoái vốn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của Ban Chỉ đạo, đã tổ chức nhiều phiên họp chuyên đề và có một số cuộc họp cụ thể xử lý công việc cũng như trách nhiệm cộng tác của các ngân hàng vì các dự án có vốn vay lớn. Đến nay, đạt được một số kết quả tốt. Hiện đã đưa 3 dự án trở lại hoạt động bình thường.

Với kết quả mà Ban Chỉ đạo đã họp với các cơ quan liên quan, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương trình phương án xử lý đối với dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam trước ngày 10/3 để Thủ tướng xem xét, có ý kiến chỉ đạo trên cơ sở chặt chẽ, đúng pháp luật.

Đối với những dự án còn lại, là những dự án phức tạp, đã triển khai nhiều năm, điều chỉnh tổng mức đầu tư cao so với ban đầu, thua lỗ kéo dài, đặc biệt là liên quan đến tổng thầu EPC và yếu tố nước ngoài, liên quan đến điều tra, khởi tố khiến việc khắc phục tình trạng thua lỗ, xử lý tồn tại rất khó trong điều kiện Bộ Chính trị, Chính phủ cho ý kiến là không được sử dụng ngân sách để cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.

Cho rằng còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa giải quyết dứt điểm, Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo, trực tiếp là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cần tập trung chỉ đạo, đề xuất cụ thể hơn. Các cơ quan thực hiện nghiêm các kết luận của Thủ tướng, của Trưởng Ban chỉ đạo, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, trong đó có việc giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước xếp loại và chỉ đạo hướng xử lý cụ thể đối với các dự án còn lại, bao gồm 3 dự án của Tập đoàn Hóa chất.

Còn một số dự án thiếu cơ sở pháp lý, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành thảo luận, đề xuất để có biện pháp xử lý cần thiết.

Trong thời gian đến, các tập đoàn, tổng công ty tính toán cơ cấu lại các dự án theo đúng thẩm quyền, quy định của pháp luật, trên tinh thần Thủ tướng nhấn mạnh là hạn chế thấp nhất tiêu cực đối với ngân sách Nhà nước và nền kinh tế cũng như vấn đề quan trọng nữa là bảo đảm quyền lợi cho người lao động, cho an ninh, quốc phòng, cho môi trường và ổn định xã hội.

Những dự án nào không còn khả năng khắc phục thì kiên quyết thanh lý, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, thu hồi tối đa tài sản Nhà nước, Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo đưa ra danh mục dự án không thể khắc phục để xử lý cương quyết.

Về dự thảo Nghị định liên quan đến quy chế tài chính đối với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, doanh nghiệp đóng góp 83.000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước năm 2020, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò, vị thế của ngành dầu khí Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước, không chỉ về kinh tế mà cả quốc phòng, an ninh.

Do đó, tinh thần là tạo điều kiện thuận lợi cho ngành phát triển, nhất là phát triển khâu thượng nguồn (tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí) cùng với giải quyết tốt những vấn đề ở khâu hạ nguồn (sản phẩm phân bón, điện…) để nâng cao hiệu quả của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trước mắt và lâu dài.  

Thủ tướng giao Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến tại cuộc họp, rà soát chỉnh sửa, hoàn thiện quy chế theo đúng pháp luật quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, pháp luật về dầu khí và chế độ kế toán tài chính doanh nghiệp hiện hành, đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn, bền vững của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, sớm trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 3 này, tạo điều kiện thuận lợi để Tập đoàn phát triển tốt hơn.

Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục tháo gỡ các vấn đề bất cập còn tồn tại ở một số dự án của Tập đoàn từ trước đây.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội đàm tại điểm cầu Nhà Quốc hội.

Việt Nam - Trung Quốc đẩy nhanh hợp tác trên mọi lĩnh vực

(PLVN) - Việt Nam - Trung Quốc nhất trí thúc đẩy hợp tác thương mại song phương cân đối, bền vững, kiểm soát ổn thỏa bất đồng trên biển, bảo đảm hòa bình, ổn định của khu vực, tận dụng các cơ chế đối ngoại hiện có để đẩy nhanh hợp tác trên mọi lĩnh vực.

Đọc thêm

Thế hệ trẻ phải kiên trì, dám dấn thân để ấp ủ ước mơ và khơi dậy khát vọng khởi nghiệp

Sinh viên, học sinh chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc ngày hội khởi nghiệp quốc gia
(PLVN) - Trong lễ khai mạc: “Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V” được tổ chức tại Thừa Thiên Huế sáng 25/3, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính mong muốn thế hệ trẻ luôn kiên trì, dám dấn thân, đoàn kết, mạnh dạn, sáng tạo để ấp ủ ước mơ và khơi dậy khát vọng khởi nghiệp.

Tuyên dương gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân

Thượng úy Vũ Trung Kiên là một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2022.
(PLVN) -  2 trong 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2022 vinh dự lọt vào danh sách 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022 và 10 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2022 được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vinh danh tối 23/3.

Đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công: Chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh đầu tư công. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Khẳng định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường phối hợp giữa các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, đơn vị, bảo đảm hiệu quả, làm việc nào dứt điểm việc đó, không để kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính…

Cần có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Quang cảnh Hội thảo góp ý kiến.
(PLVN) -  Đây là ý kiến được các đại biểu nhấn mạnh tại Hội thảo góp ý kiến vào các dự thảo quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức; tinh giản biên chế và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố do Bộ Nội vụ tổ chức ngày 24/3.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao, công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế của tỉnh Quảng Ninh

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 24/3, Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu, đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, công tác hội nhập quốc tế, triển khai công tác đối ngoại địa phương, công tác biên giới-lãnh thổ trên địa bàn tỉnh.

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 5): Đổi mới mạnh mẽ cơ chế hoạt động của Quốc hội

Một phiên họp của Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Quốc hội khóa XV đã và đang tiếp cận vấn đề đổi mới như thế nào nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công cuộc kiến tạo, phát triển đất nước? Quốc hội cần làm gì để các đạo luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống, có “tuổi thọ” lâu dài?... Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có một số chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần những giải pháp hiệu quả để có bước đột phá mới

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần những giải pháp hiệu quả để có bước đột phá mới
(PLVN) -  Ngày 21/3, tại Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng”, các đại biểu đã kiến nghị nhiều giải pháp để công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục là dấu ấn nổi bật và có bước đột phá mới trong những năm còn lại của nhiệm kỳ Đại hội XIII.