Xoa dịu tinh thần bằng âm nhạc

Âm nhạc giúp kết nối con người với nhau. (nguồn: Pinterest)
Âm nhạc giúp kết nối con người với nhau. (nguồn: Pinterest)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những âm thanh du dương, trầm bổng trong phòng trà, đêm nhạc sôi động, náo nhiệt hay phòng giao hưởng trang nhã, tất cả không chỉ là nguồn cảm hứng, đam mê trong cuộc sống, mà còn là liều thuốc tinh thần cho nhiều người. Âm nhạc ngày nay đã trở thành liệu pháp tâm lý hiệu quả chữa trị cho không ít những căn bệnh về tinh thần của con người.

Nơi ta không còn cô đơn

Có câu chuyện cổ tích mang tên “Tiếng sáo Trương Chi” kể về chàng ngư dân tên Trương Chi, chàng ta tuy dung mạo xấu xí, nhưng lại được ban cho tài thổi sáo không ai bằng. Chẳng ngờ một ngày, tiếng sáo của Trương Chi lọt vào tai Mị Nương xinh đẹp, nàng là con gái của một quan đại thần đang tình cờ đi qua nơi chàng sống. Mị Nương say mê tiếng sáo mà sinh tương tư, cha mẹ nàng đành mời Trương Chi về thổi sáo, nàng lập tức khỏi bệnh. Nhưng khi thấy dung mạo Trương Chi, nàng liền từ chối tình yêu của chàng. Trương Chi sinh bệnh mà mất, di hài của chàng tụ thành khối ngọc, rồi vô tình khối ngọc lại trở thành chén trà cho Mị Nương. Từ lần đầu tiên Mị Nương nhấc chén lên đã thấy hình ảnh Trương Chi, đau lòng vì người xưa, mắt nàng nhỏ lệ rơi vào chén, chiếc chén cũng từ từ tan thành mây khói.

Một câu chuyện của cổ nhân xưa kia đã cho thấy, âm nhạc có thể lay động, kết nối những tâm hồn đồng điệu đến với nhau. Minh chứng cho điều này, vào cuối năm 2021, đầu năm 2022, khi dịch COVID-19 vừa qua đi, người dân bắt đầu hoạt động trở lại bình thường, cũng là lúc một số đêm nhạc chữa lành diễn ra. Các đêm nhạc tổ chức với sự xuất hiện của ca sĩ nổi tiếng, linh mục, dàn hợp xướng, khách mời để chia sẻ về những câu chuyện sau đại dịch, bài học yêu thương được rút ra sau mất mát.

Âm nhạc độc đáo không chỉ nhờ những thanh âm hay, thu hút người nghe, mà hơn cả là sự đồng cảm, khiến con người không còn cô đơn, lạc lõng trong thế giới này. Như “thần đồng” âm nhạc Jacob Collier đã thực hiện những màn hòa tấu trong các buổi biểu diễn của mình. Anh thường dùng âm thanh đến từ chính khán giả ở sân khấu lên đến cả trăm nghìn người, tất cả đều ngẫu nhiên thành ca sĩ, có nhóm hát bè, có nhóm hát chính,… hội trường đông đúc trở thành dàn hợp xướng, còn Collier chính là người chỉ huy dàn nhạc. Jacob Collier đã từng chia sẻ với tờ báo The Gurdian về tiết mục độc đáo thường xuất hiện trong mỗi buổi lưu diễn của mình: “Mọi người đang đưa ra tiếng nói của người nhạc sĩ bên trong họ, giống như tất cả chúng ta đều xuất hiện để cùng nhau sáng tác âm nhạc. Tôi đã làm cho mọi đám đông hòa giọng hát trên khắp thế giới và điều đó chưa bao giờ thất bại”.

Nhà thần kinh học quá cố Oliver Sacks có viết: “Âm nhạc có một sức mạnh độc đáo để thể hiện trạng thái hoặc cảm xúc bên trong. Âm nhạc có thể xuyên thẳng vào trái tim; nó không cần trung gian”. Âm nhạc sinh ra là sự kết hợp của tâm hồn và nhiều cung bậc cảm xúc của con người. Nó có tác động rất lớn đến sự phát triển về các mặt sinh lý con người, về thể chất, cảm xúc và cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc nghe nhạc hoặc tham gia các buổi hòa tấu, trình diễn âm nhạc giúp cho mọi người ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng giảm thiểu được những căng thẳng về tinh thần. Vì họ không còn cô đơn, lạc lõng trong thế giới này nữa, mà được hòa vào nhịp điệu, “sống” trong bầu không khí của cộng đồng, nơi có vô vàn người cùng chung niềm đam mê, cảm hứng.

Nghe nhạc giúp con người vượt lên thực tại, tiếp thêm động lực cuộc sống. (nguồn: Vinpearl.com)
Nghe nhạc giúp con người vượt lên thực tại, tiếp thêm động lực cuộc sống.

(nguồn: Vinpearl.com)

Giống như những bài hát của Trịnh Công Sơn dễ dàng lay động đến trái tim người nghe, bởi khán giả cảm nhận được những thăng trầm, triết lý về cuộc sống thấm đẫm trong lời ca, tiếng hát của ông. Chính vì vậy, không ít người đã nghe nhạc Trịnh để chữa lành cho tâm hồn những khi cảm thấy bơ vơ trong cuộc đời vội vã này.

Hạnh phúc từ những giai điệu

Theo nghiên cứu từ Đại học Goldsmiths (London, Anh), đi concert (sự kiện âm nhạc, buổi hòa tấu) có thể giúp kéo dài tuổi thọ từ chín đến mười năm. Nghiên cứu đã thực hiện trên rất nhiều các hoạt động giải trí khác nhau từ xem phim, chơi game, đi dã ngoại,… Kết quả cho thấy, những người tham dự các sự kiện âm nhạc có thêm 25% hạnh phúc và chỉ số sức khỏe tăng lên mức 75%.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Helsinki và Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Đại học Turku (Phần Lan) đã so sánh hiệu quả của việc nghe nhạc có lời, nhạc không lời và nghe sách nói đối với sự phục hồi cấu trúc, chức năng ngôn ngữ của bệnh nhân bị đột quỵ cấp tính.

Đặc biệt, có những nghiên cứu chỉ ra rằng những nhịp đập trong tiết tấu của âm nhạc kích thích sóng não, gây ra sự cộng hưởng trong đồng bộ nhịp đập thúc đẩy tạo nên trạng thái, cảm xúc của người nghe. Những nhịp đập nhanh mang lại sự tập trung hơn, còn những nhịp đập chậm giúp não trở về trạng thái thiền định, bình tĩnh.

Sở thích âm nhạc của mỗi người là rất khác nhau, vì vậy người nghe có thể quyết định chọn những loại nhạc yêu thích và các bài hát phù hợp với tâm trạng. Có người sẽ chọn nhạc cổ điển để giảm căng thẳng khi học tập làm việc, có người lại thích nghe nhạc Rock, Pop thậm chí nhạc điện tử để giải tỏa năng lượng tiêu cực. Vì vậy, tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người, có thể chọn loại nhạc phù hợp với bản thân để thư giãn tinh thần.

Đặc biệt, nhờ những giai điệu âm nhạc con người không còn cảm thấy cô đơn, họ tìm được “tri âm”, “tri kỷ” qua lời ca, tiếng hát, sống trong không khí tự do, thoải mái, giúp cho con người cởi mở, thư thái khi nhìn cuộc đời này. Như sau khi ca khúc “Nấu ăn cho em” của Đen Vâu ra mắt, nam ca sĩ dành tặng doanh thu từ lượt nghe và xem của bài hát để góp phần xây trường, cung cấp bữa ăn miễn phí cho các em nhỏ vùng cao. Nhạc sĩ Tô Hiếu đã nghe và đánh giá bài hát: “Nghe xong, tôi thấy lòng bình yên hơn, bởi điều đẹp nhất trong đời sống này là khi con người chia sẻ, yêu thương nhau”.

Âm nhạc đưa tâm hồn con người đến với một thế giới cao hơn thực tại, nơi họ không còn mối bận tâm cơm, áo, gạo, tiền thường nhật nữa. Cũng chính vì cảm nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc sống, nên nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng mới giúp cho con người có thêm hy vọng. Khi còn hy vọng, con người sẵn sàng đối diện với khó khăn, thử thách, chứ không cố gắng “bỏ trốn” bằng những cách tiêu cực nữa.

Như chàng trai chăn bò người dân tộc Sô Y Tiết đã “đổi đời” nhờ một khoảnh khắc “phiêu” theo tiếng nhạc, hát về… đếm bò. Bài hát ngẫu hứng bỗng nhiên trở thành một hiện tượng mạng trên toàn thế giới, đến mức anh thu hút thêm cả chục nghìn lượt theo dõi. Thực tế, Sô Y Tiết từng có tuổi thơ cơ cực, anh cũng từng chia sẻ, nhờ âm nhạc anh đã thư giãn tinh thần, trở nên lạc quan, vui vẻ trong chính công việc bình dị mỗi ngày của mình.

Nghe nhạc mỗi ngày sẽ giúp thư giãn tinh thần. (nguồn: Heathy.com)

Nghe nhạc mỗi ngày sẽ giúp thư giãn tinh thần. (nguồn: Heathy.com)

Đôi khi, âm nhạc chính là cách đem con người trở lại với cuộc sống. Theo công bố của Tạp chí Y khoa Anh (BMJ), ca khúc của rapper người Mỹ - Logic mang tên “1-800-273-8255” đã khiến đường dây nóng của tổ chức ngăn chặn tự tử ở Mỹ có thêm 9.915 cuộc gọi tới. Số liệu nghiên cứu cho biết, số lượng tự tử ở thanh, thiếu niên giảm. Tất cả việc này nhờ vào thông điệp của bài hát, đó là nỗ lực giáo dục và ngăn tự tử được khai thác từ các phương tiện truyền thông. Được biết, thông điệp bài hát mà nam rapper này mang đến nhằm giúp khán giả xoa dịu đi nỗi đau, bế tắc trong cuộc sống. Bài hát không dùng đến những giai điệu vui tươi, ngọt ngào mà giống như lời động viên chân thành, mạnh mẽ: “Bạn không cần phải chết. Tôi muốn bạn còn sống. Bạn phải nhìn thấy ánh sáng từ nơi tối tăm nhất. Điều đó có thể rất khó nhưng hãy để mọi thứ trôi đi”.

Chính vì lợi ích của âm nhạc, mỗi người nên thường xuyên nghe nhạc một tiếng mỗi ngày theo như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị. Việc nghe nhạc 60 phút mỗi ngày với âm lượng vừa phải sẽ giúp mỗi người thư giãn, lấy lại cân bằng sau những giờ học tập, làm việc vất vả. Hơn nữa, nếu đang gặp phải những căn bệnh về tinh thần, âm nhạc chính là liệu pháp hỗ trợ chữa trị rất tốt mà người bệnh có thể áp dụng.

Jacob Jolij, một nhà khoa học thần kinh tại Khoa Tâm lý thực nghiệm của Trường Đại học Groningen (Hà Lan), nghiên cứu về những ảnh hưởng của nhịp độ, lời ca tích cực và sự lựa chọn của các khóa nhạc trưởng hay thứ tác động lên người nghe vào năm 2015: 45% người nghe phản hồi là sử dụng âm nhạc để nâng đỡ tâm trạng của mình và khoảng 77% người thì dùng nhạc để làm nền cho những chuyển động của mình.

Hiện nay, không còn phải bàn cãi về tác động của âm nhạc, khoa học đã chứng minh việc nghe nhạc giải phóng endorphin và có thể tác động đến sức khỏe của con người giống như ăn uống, tập luyện thể thao... Âm nhạc thậm chí đã được chứng minh là giúp hình thành các kháng thể, tăng cường hệ thống miễn dịch của con người.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Văn minh khi tập yoga

Yoga nên được thực hành ở những nơi yên tĩnh, kín đáo. (Ảnh minh họa - Nguồn: Yoga năng lượng cuộc sống)
(PLVN) - Hiện nay, yoga là bộ môn được nhiều người Việt Nam lựa chọn luyện tập. Bên cạnh lợi ích về nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần, vẫn còn đó những màn tập yoga “khó đỡ” nhận về nhiều ý kiến trái chiều của cộng đồng.

Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)

Cuốn sách “Hà Nội thời cận đại”.
(PLVN) - Lịch sử Hà Nội thời kỳ cận đại, mở đầu vào các năm 1873, 1882 với hai cuộc tấn công thành Hà Nội của quân đội viễn chinh Pháp và kết thúc vào năm 1945, có thể xem là một giai đoạn bản lề trong việc định hình nên diện mạo của thành phố này. Đó là giai đoạn mà Hà Nội đi qua những năm tháng cả hào hùng lẫn thương đau, bị tàn phá và được kiến thiết, ở đó những biến động lớn lao đã hằn in lên trang sử của Hà Nội một dấu ấn không thể phai mờ đến tận hôm nay.

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Thừa Thiên Huế đón nhận bằng của UNESCO công nhận những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu khu vực

Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam trao bằng công nhận “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế" là Di sản tư liệu thế giới.
(PLVN) - Chiều ngày 23/11, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới và công bố hoàn thành dự án “bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa”.

Nét riêng của áo dài xứ Huế

Áo dài và nón lá Huế tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
(PLVN) - Suốt dọc dài dải đất hình chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có, thế nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài, nón lá đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây.

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống
(PLVN) - Trong quá trình cư trú, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đã kiến tạo nên các giá trị văn hóa đặc sắc được thể hiện trong tín ngưỡng, phong tục tập quán, làng nghề, ẩm thực… Việc khai thác những nét văn hóa vùng cao này không chỉ giúp bảo tồn mà còn thúc đẩy phát triển du lịch miền núi.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

 Hội thảo thu hút hàng trăm nhà khoa học uy tín trong nước và quốc tế
(PLVN) - Từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 11 năm 2024, Trường Cao đẳng Huế phối hợp với Trường Đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức Hội thảo quốc tế về Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số .

Các bộ sưu tập mang hồn “Kinh kỳ” tại “Bước chân di sản”

Các bộ sưu tập lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của mảnh đất Hà Nội hào hoa, thanh lịch, mảnh đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến (ảnh Thiên Hùng).
(PLVN) - Trong “Bước chân di sản”, tại không gian thơ mộng của Vườn âm nhạc, Nhà hát Lớn - một trong những di sản kiến trúc nổi bật của thủ đô, dưới tiết trời se lạnh của mùa thu Hà Nội, giới mộ điệu được chiêm ngưỡng 6 bộ sưu tập lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của mảnh đất Hà Nội hào hoa, thanh lịch, mảnh đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến.

Đội thi Bình Phước đạt giải nhất cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”

Đội thi Bình Phước đạt giải nhất cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”
(PLVN) - Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Chung kết Cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”. Với tinh thần “Y tế cơ sở: gắn bó với dân, tận tâm phụng sự,” các tiết mục tại đêm chung kết đã truyền tải sâu sắc thông điệp về tình yêu thương với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân; hết lòng vì sự nghiệp y tế và cùng chia sẻ về những khó khăn mà y tế cơ sở đang ngày đêm vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ. 

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.

Tái hiện nghề may xưa tại “làng Tây” của Hà Nội

Sản phẩm từ nghề may của người làng Cựu. (Ảnh: Minh Anh)
(PLVN) - Trong chương trình “Làng Cựu - Thời trang, Nghệ thuật và Du lịch”, nghề may vá có từ thời Pháp thuộc của làng Cựu sẽ được tái hiện sinh động qua những bàn may cổ với các nghệ nhân làng nghề khéo léo thêu từng đường kim, mũi chỉ tại ngôi làng có niên đại 5 thế kỷ.